By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
    ConsMedia 19/05/2025
    Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
    Báo Xây dựng 19/05/2025
    [Cà phê Net Zero] Sống thân thiện với môi trường và bền vững
    Ashui.com 18/05/2025
    Tham vọng của Neom đối mặt thách thức môi trường
    Tạp chí Xây dựng 18/05/2025
    TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
    KTSG Online 17/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Góc nhìn

Trước mặt tiền

Ashui.com 13/05/2012
11 phút đọc
SHARE

Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ) có một điểm lạ, cổng vào ở bên cạnh do cửa chính ở mặt tiền ít khi mở. Chính vì vậy mà khách thập phương phải đi ngược từ sau ra trước nên bao giờ cũng nhìn thấy lưng hai ông thiện ác rồi mới thấy mặt. Thế cũng hay, hoá ra mặt sau của ông thiện ông ác, của thiện ác cũng có vô khối thứ để nhìn, để ngẫm.

Theo cái lý nhất nguyên của nhà Phật thì thiện ác cũng là một, lưng của hai ông này rất giống nhau không thể phân biệt được. Còn mặt thì ông thiện là để khuyến thiện, ông ác để răn người ta không nên làm điều ác, chỉ nên làm điều thiện, khác mà vẫn giống là thế. Thêm một điểm độc đáo nữa, mặt tiền chùa Thầy nhìn ra một cái hồ rộng, ở giữa có một toà thuỷ đình để biểu diễn rối nước. Mùa xuân đi hội chùa Thầy, vào lễ Phật xong ra xem diễn rối nước rất vui. Từ bi trước hỉ xả sau, từ bi mệt quá thì lại hỉ xả.


Chợ trước cổng chùa Mía

Điểm nhấn dễ nhận ra của mặt tiền chùa Mía (xã Đường Lâm, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây cũ) và chùa Đậu (xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, Hà Nội) là kiến trúc cổng, kiểu tam quan này điển hình của thế kỷ 17, dưới là cổng, trên là gác chuông. Liền ngay cửa chùa Mía có một cái chợ, sáng nào cũng họp, chợ làng thôi thế mà vẫn đủ cả, rượu thịt, dao thớt, chặt chém, bán mua, đủ cả tham sân si. Chẳng sao, đạo với đời suy đến cùng là một, là như nhất, mê là người, ngộ là Phật. Trong đời có đạo, trong đạo có đời, bên trong cổng là đạo, ngoài cổng là đời, ngoài cổng là bến mê, trong cổng là bờ giác. Trong và ngoài tam quan, trước hay sau tiếng chuông, mặt tiền hay mặt hậu chỉ là phương tiện. Tuỳ duyên mà đi, tuỳ duyên mà nghe, tuỳ duyên mà nhìn.

Nói chuyện chợ chùa thì phải nói chuyện chợ đình. Làng Nành (ngoại thành Hà Nội) là tên Nôm, mọi người thường gọi là làng Ninh Hiệp chuyên bán buôn các loại vải. Chùa Nành ở cuối chợ còn đình Nành thì ở đầu chợ. Trong đình Nành có bức hoành phi năm chữ “Quốc biến dân bất biến” nghĩa là nước có biến, chiến tranh thiên tai thì lòng dân vẫn thế, vẫn phải chợ búa, làm ăn, mưu sinh để sống. Sống đã! Không sống thì còn yêu làng, yêu nước sao được? Cho nên chợ trước đình đẹp cả chợ, đẹp cả đình.

Mặt trước của đình Mông Phụ (xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây cũ) ngay bên trái tam quan có một ngôi nhà nhỏ kiểu ba gian hai chái, tiền kẻ hậu bẩy. Không còn đình nào có ngôi nhà như vậy ở trước mặt tiền. Đây là nhà xích hậu, tuy liền với cổng đình, là một bộ phận của đình nhưng vẫn ở ngoài đình. Nhà này có hai chức năng, một là nơi “tạm giam” phạm nhân trước khi bị giải vào đình để các cụ xét xử, hai là nơi để thay phục trang và “make up” của các đào kép chuẩn bị cho đêm diễn chèo trong sân đình. Đình là chốn tôn nghiêm cho nên ngay từ khi thiết kế đã vẽ ra kiểu nhà này. Làm được việc tưởng nhỏ như vậy nhưng chính ra lại là làm được việc lớn, làm được lễ, giữ được lễ. Người xưa quan trọng chuyện lễ chứ đâu như bây giờ. Mất lễ từ trên xuống dưới nên mới sinh ra nhem nhuốc, nhếch nhác, xô bồ từ ăn mặc, nói năng đến đi lại rồi nhà cửa nữa… Đi cả buổi từ hồ Gươm vào Hà Đông rồi quay ra mà chẳng thể tìm được một cái mặt tiền nào ra hồn, càng mới càng xấu, càng nhà to, nhà giàu càng thê thảm.


Đầm sen trước làng Cựu

Nói chuyện mặt tiền chùa và đình rồi, giờ nói đến làng. Mặt tiền làng là cổng làng nhưng phía trước của cổng làng là gì? Đẹp nhất và hay gặp nhất ở các làng cổ vùng đồng bằng sông Hồng là đầm sen phía trước làng, ví dụ như ở làng Cựu (Phú Xuyên, Hà Tây cũ) bên cạnh cổng làng là đình, phía trước là đầm sen, chùa ở sau làng, có thể là để tịnh và tĩnh hơn. Thêm một lý do nữa, đình thờ Thánh và thờ Thành hoàng làng (người có công lập làng) nên để phía trước. Tiền Thánh hậu Phật. Còn trong tất cả các chùa Việt thì bao giờ cũng có bàn thờ Thánh (nhưng để phía sau), tức là ngược lại tiền Phật hậu Thánh.

Hoạ hoằn có trường hợp đặc biệt, đình không quay mặt ra ngoài mà quay về làng, cho nên làng trở thành trang trí mặt tiền cho đình. Đó là đình Phù Lão (xã Đào Mỹ, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang).

Làng nào mà chẳng có đình, có chùa. Phía trước đình nào, chùa nào cũng có một cái hồ, phần lớn là hồ bán nguyệt, viền quanh bờ hồ xây gạch, gọi theo lối cũ là xây kiểu bát vần. Nhưng lạ thế này, có ai quy định không mà phần lớn các hồ đó đều hình bán nguyệt.

Đình chùa bao giờ cũng được dựng ở vị trí đắc địa trong cuộc đất của làng. Người ta tin rằng sinh mệnh của làng phụ thuộc vào điều này. Cũng theo phong thuỷ, hồ hoặc giếng phía trước đình (chùa) là minh đường thuỷ tụ mang lại phúc lành cho dân làng. Ấy thế nhưng ở đời luôn có hai phần lành dữ, may rủi, xấu tốt, âm dương. Vậy thì cái hồ bán nguyệt trước cửa đình (chùa) biểu tượng cho sự mong cầu điều lành nhưng chỉ một nửa thôi, nửa lành còn lại dành cho người làng khác cùng hưởng. Đó là vẻ đẹp nhân văn của hồ bán nguyệt chăng?


Giếng Ngọc, làng Diềm

Làng nào cũng có đình chùa, làng nào cũng có giếng, giếng làng, giếng đình, giếng chùa. Nhưng giếng như giếng ở làng Diềm (Bắc Ninh) thì độc nhất. Giếng ở phía trước làng, cách cổng làng một đoạn. Giếng hình chữ nhật, ba cạnh là thành giếng, một cạnh còn lại xây bậc thang. Cách đây năm năm trong một lần Bắc du, bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng đi thăm làng Diềm, ông đứng soi mình xuống giếng Ngọc, nhìn bầu trời xanh lung linh trong đáy nước và thốt lên rằng: Hỡi ôi! Chả thể tìm được hình ảnh nào hay bằng cái giếng để nói về y đức. Giếng chỉ cho mà không bao giờ nhận, cho mà không bao giờ hết, cho đi rồi lại đầy… Lần đó bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng và tôi nói nhiều về chuyện giếng, nói lan sang quẻ Tỉnh, quẻ Thuỷ Phong Tỉnh trong kinh Dịch (Tỉnh là giếng). Giếng làng là huyệt đất tốt, hoặc để trấn yểm đất dữ cho làng nên giếng luôn có bệ thờ thần giếng.

Tuần trước tôi đi làng Diềm, không phải để nghe các liền chị ngoài tám mươi hát quan họ, tôi vào đình Diềm đàm đạo với ông từ. Ông thủng thẳng: Cậu đến muộn rồi, mùng ba tháng ba hàng năm là hội, mọi người trong làng cùng ra giếng Ngọc, làm lễ thau giếng, tát nước, dọn dẹp lòng giếng… Tôi chợt nghĩ: giếng là nơi sâu nhất của làng, theo cách nghĩ của Lão Tử thì cũng là nơi cao nhất. Sâu nhất, thấp nhất cũng có nghĩa là nơi chứa đựng được nhiều nhất. Cho nên lòng giếng cũng là lòng làng, lòng người. Bất luận thế nào nếu nặng lòng quá với những gì đã qua, nếu cứ chứa chất mãi cho dù hay dở làm nó đầy thêm thì sống tiếp sao được? Lòng ai mà chả bừa bộn ngổn ngang chuyện này, chuyện khác, mỗi người mỗi phận, mỗi gia mỗi cảnh. Thỉnh thoảng người ta cũng nên nghỉ ngơi, nên dừng lại để dọn mình, dọn dẹp lòng mình là vậy.

Lê Thiết Cương

Có thể bạn cũng quan tâm

Nguồn năng lượng xanh trong khu công nghiệp đã được “cởi trói”?

Lại nói chuyện “kiến trúc hàng hiệu”

Từ đại lộ đến metro: Dấu ấn hạ tầng giao thông TP.HCM sau 50 năm thống nhất đất nước

Phường Hồng Hà – Khởi đầu mới của phân khu đô thị sông Hồng

Đông Nam Bộ từ vùng trũng đến đô thị năng động

Bài trước Global feel for local developments
Bài tiếp Hà Nội yêu cầu “đổi” nhà thầu dự án Đường 5 kéo dài
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Bộ Xây dựng nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hơn 200 định mức xây dựng
Kinh tế / Pháp luật 20/05/2025
“Đồ nội thất nhanh” cũng nguy hiểm như thời trang nhanh?
Nội - ngoại thất 20/05/2025
Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
Sự kiện 19/05/2025
Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
Tin trong nước 19/05/2025
Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững kiến trúc nhà ở các dân tộc thiểu số vùng miền núi phía Bắc
Kiến trúc 19/05/2025
Thành lập hội đồng thẩm định báo cáo tiền khả thi metro Bình Dương – TPHCM
Kinh tế / Pháp luật 19/05/2025
Xem xét bố trí 10.000 tỷ đồng làm Vành đai 4 TP.HCM qua Đồng Nai
Kinh tế / Pháp luật 18/05/2025
[Cà phê Net Zero] Sống thân thiện với môi trường và bền vững
Sự kiện 18/05/2025
Tham vọng của Neom đối mặt thách thức môi trường
Tin thế giới 18/05/2025
Thiết kế “luồng xanh” cho nhà ở xã hội
Kinh tế / Pháp luật 17/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Góc nhìnQuy hoạch đô thị

Phát triển hai bên sông Đáy, tạo không gian mới cho đô thị Hà Nội

Báo Xây dựng 04/05/2025
Góc nhìn

Đưa Thành phố Hồ Chí Minh vào Kỷ nguyên mới

VnEconomy 02/05/2025
Góc nhìn

Tìm lối đi cho giao thông xanh

KTSG Online 30/04/2025
Góc nhìnKiến trúc

Dấu ấn kiến trúc Việt Nam sau nửa thế kỷ đất nước hòa bình, thống nhất

Ashui.com 27/04/2025
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?