By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Đề xuất thành lập “Quỹ nhà ở quốc gia”
    VnEconomy 21/05/2025
    Hà Nội tăng cường quản lý, bảo tồn và tu bổ di tích trên địa bàn thành phố
    Báo Xây dựng 21/05/2025
    Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
    ConsMedia 19/05/2025
    Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
    Báo Xây dựng 19/05/2025
    Hà Nội: Khởi công xây cầu Tứ Liên
    Kinh tế & Đô thị 19/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Kiến trúc sư

Luật kiến trúc sư, tại sao và như thế nào?

Ashui.com 22/07/2012
11 phút đọc
SHARE

Bài viết của KTS Nguyễn Trường Lưu (ảnh), Phó chủ tịch thường trực Hội Kiến trúc sư TP.HCM, xung quanh việc cần thiết phải có bộ luật này và cách thức cũng như dự kiến quá trình soạn thảo và thông qua bộ luật.

Hai câu chuyện xung quanh danh xưng kiến trúc sư

Xin bắt đầu bằng một câu chuyện thực tế của một người trong gia đình tôi. Trong gia đình họ, có con trai lớn tốt nghiệp đại học ngành kiến trúc ở Mỹ đã mười năm và hiện chưa đủ điều kiện để có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, nghĩa là chưa được tham gia thiết kế, sáng tác một cách độc lập với tư cách cá nhân. Con trai nhỏ của họ tốt nghiệp đại học Kiến trúc TP.HCM 5 năm và hiện đã là “kiến trúc sư”, hành nghề như rất nhiều đồng nghiệp có tuổi bằng hoặc ít hơn. Ở Việt Nam, cứ tốt nghiệp đại học kiến trúc và sau 5 năm ra trường là có thể hành nghề kiến trúc sư, có đủ tư cách pháp nhân để đứng tên, chủ trì thiết kế các công trình còn nếu làm nhà ở tư nhân các loại thì không cần!?

Điểm khác nhau duy nhất trong trường hợp trên là ở Mỹ, có luật kiến trúc sư còn ở Việt Nam thì chưa có luật. Ở Mỹ, tuỳ từng tiểu bang, tuỳ từng trường đại học, thời gian học kiến trúc có thể là từ 4 – 5 năm. Sau khi học xong, thi tốt nghiệp đạt yêu cầu, người tốt nghiệp sẽ có bằng cử nhân kiến trúc. Cử nhân kiến trúc phải có quá trình thiết kế từ 3.800 – 4.500 giờ trong văn phòng của một kiến trúc sư nào đó, sau đó phải vượt qua kỳ thi sát hạch mới được cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư. Đến lúc đó mới được công nhận là kiến trúc sư. Việc giành được chứng chỉ hành nghề này không đơn giản. Và người được hành nghề kiến trúc sư, cũng như bác sĩ, luật sư thường giành được sự trọng vọng của xã hội.

Viết đến đây tôi lại nhớ, có lần đi thăm Nhật. Người phiên dịch cho tôi vốn đã tốt nghiệp đại học Kiến trúc TP.HCM và lúc đó đã có bằng tiến sĩ kiến trúc ở Nhật. Buổi gặp có đông đảo các tiến sĩ, thạc sĩ nhiều ngành nghề. Khi người phiên dịch giới thiệu tôi là kiến trúc sư, tôi thấy đối tác bày tỏ, thể hiện sự trọng vọng cá nhân tôi, mà tôi cho là có phần hơn cả các tiến sĩ. Hẳn nhiên là tôi thắc mắc về điều này và trao đổi với người phiên dịch. Người phiên dịch giải thích rằng học vị tiến sĩ tuy là học vị cao nhưng đối với một số người, đó vẫn là công việc học tập, nghiên cứu. Còn kiến trúc sư, đó là kết quả của một quá trình học và hành. Mà việc có công trình được xã hội thừa nhận để trở thành kiến trúc sư không hề dễ dàng. Chính vì lẽ đó, nhiều người rất coi trọng các kiến trúc sư.

Có luật kiến trúc sư, ai hưởng lợi đầu tiên?

Qua hai thí dụ trên, ta thấy rằng luật kiến trúc sư ra đời chính là để đặt ra quy trình kiểm soát, chuẩn hoá quá trình hành nghề sau khi học. Thông thường, trên thế giới, các ngành có luật để hành nghề là bác sĩ, luật sư và kiến trúc sư. Theo tôi, đây là những ngành nghề có ảnh hưởng rất lớn đến con người và xã hội nên phải có luật. Với kiến trúc sư chẳng hạn, khi tham gia thiết kế, sáng tác một công trình cho chủ đầu tư, anh ta đã sử dụng cả khối tài sản lớn, có khi là của cải cả đời người và việc xây dựng một công trình do mình chủ trì. Nếu không thành công, công trình đó không chỉ làm mất của cải của nhà đầu tư mà còn ảnh hưởng đến xã hội. Ví dụ như kiến trúc sư thiết kế công trình cấp 2 có thời hạn sử dụng 75 năm, song nếu mới 20 năm đã hư hỏng, lạc hậu hoặc bất hợp lý dẫn tới không sử dụng được, phải sửa chữa hoặc bỏ đi thì ai sẽ chịu trách nhiệm?

Ở Việt Nam ta, tại miền bắc, khoảng trước những năm 1960 có đoàn kiến trúc sư hoạt động theo luật. Sau đó, đoàn luật sư phát triển theo mô hình hội đoàn thể nghề nghiệp và trở thành hội kiến trúc sư ngày nay. Ở miền Nam, trước năm 1975 cũng có đoàn kiến trúc sư hoạt động theo luật. Sau đó cũng phát triển theo mô hình hội nghề nghiệp như hiện nay.

Hiện nay, kiến trúc sư, sau khi ra trường 5 năm cũng được cấp chứng chỉ hành nghề nhưng do bộ Xây dựng uỷ quyền cho các sở Xây dựng cấp, nhưng đó chỉ là tờ khai thủ tục còn thực tế các công trình thực hiện có đủ tư cách cho kiến trúc sư hành nghề không (???) thì chưa được kiểm soát chặt chẽ. Hội ngành nghề chưa thực chất có đủ cơ sở để thẩm định chất lượng. Việc cập nhật kiến thức để bổ sung cho giấy chứng chỉ hành nghề hàng năm cũng chưa có. Ở một số nước có luật kiến trúc sư, quy trình này được thực hiện rất chặt chẽ. Ví dụ, kiến trúc sư của nước A có luật kiến trúc sư, khi sang Việt Nam hành nghề, hàng năm phải về nước sở tại bổ sung chứng chỉ, cập nhật kiến thức mới. Một kiến trúc sư của nước có luật kiến trúc sư, khi sang Việt Nam cũng phải có một thời gian sống tại Việt Nam, ví dụ tối thiểu là trên sáu tháng, mới được tham gia thiết kế nhà ở dân dụng. Còn nếu chủ trì thiết kế công trình lớn như bệnh viện, trường học thì điều kiện còn khắc nghiệt hơn. Tóm lại, nếu không có luật kiến trúc sư thì sẽ có một khoảng trống trong việc kiểm soát chất lượng hành nghề của các kiến trúc sư.

Chính điều này tạo nên sự khác nhau về số lượng. Chẳng hạn như toàn nước Malaysia chỉ có khoảng 1.000 kiến trúc sư trong khi ở Việt Nam, con số này hiện là khoảng 30.000 người. Với sự chênh lệch về số lượng như vậy, có lẽ không cần giải thích thêm vì sao có sự khác nhau về chất lượng.

Từ những phân tích trên, dễ thấy, nếu có luật kiến trúc sư, người hưởng lợi đầu tiên là toàn xã hội. Còn bản thân kiến trúc sư, nhất là các kiến trúc sư trẻ, phải có quá trình hành nghề, học tập phấn đấu thì mới có chứng chỉ hành nghề và mới được gọi là kiến trúc sư.

Luật kiến trúc sư sẽ ra đời như thế nào?

Có thể nói, Hội Kiến trúc sư Việt Nam đã có quá trình 17 năm theo đuổi việc làm luật này. Nhiệm kỳ này của Quốc hội đã đồng ý đưa Luật kiến trúc sư vào kế hoạch. Hiện nay, Bộ chủ quản của Hội, ở đây là Bộ xây dựng đang chuẩn bị soạn thảo để dự kiến tháng 6/2013 trình chính phủ. Đến tháng 10/2013, chính phủ trình quốc hội xem xét và đến tháng 6/2014 thì trình quốc hội phê chuẩn.

Bộ luật này đang được các cấp hội ngành và các cơ quan liên quan bàn thảo, xây dựng. Buổi thảo luận vừa qua tổ chức ở TP.HCM là một bước như vậy. Ở đây, trên diễn đàn là tạp chí của Hội, tôi muốn nhấn mạnh một điều: Luật ra đời không chỉ chi phối giới kiến trúc sư và những người hành nghề kiến trúc mà còn cả của cải của các chủ đầu tư nữa. Nghề kiến trúc có đặc thù là muốn rung động, sáng tác thì trước hết phải có hợp đồng. Lâu nay vẫn tồn tại tình trạng chủ đầu tư tham gia bóp méo công trình. Nếu có luật, chủ đầu tư sẽ bị ràng buộc giới hạn can thiệp. Còn cụ thể như thế nào phải chờ quá trình xây dựng luật.

Chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, bàn thảo của các anh chị em trong hội, của đông đảo các nhà đầu tư và bạn đọc xung quanh vấn đề này./.

KTS Nguyễn Trường Lưu

Có thể bạn cũng quan tâm

Đề nghị xây dựng Luật Kiến trúc

Phản biện xã hội và trách nhiệm của kiến trúc sư

Luật Kiến trúc sư: mong mỏi điều gì?

Đừng để tư vấn thiết kế chịu thiệt thòi trên sân nhà

Vài suy nghĩ về Luật Kiến trúc sư

TỪ KHÓA:luật kiến trúc sư
Bài trước Cà Mau triển khai hai dự án lớn về biến đổi khí hậu
Bài tiếp Cuộc thi thiết kế “TOA Color Design Awards 2012”: “What color is green (Sắc nào xanh)?”
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Đề xuất thành lập “Quỹ nhà ở quốc gia”
Tin trong nước 21/05/2025
Hà Nội tăng cường quản lý, bảo tồn và tu bổ di tích trên địa bàn thành phố
Tin trong nước 21/05/2025
Bộ Xây dựng nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hơn 200 định mức xây dựng
Kinh tế / Pháp luật 20/05/2025
Nguồn năng lượng xanh trong khu công nghiệp đã được “cởi trói”?
Góc nhìn 20/05/2025
“Đồ nội thất nhanh” cũng nguy hiểm như thời trang nhanh?
Nội - ngoại thất 20/05/2025
Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
Sự kiện 19/05/2025
Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
Tin trong nước 19/05/2025
Hà Nội: Khởi công xây cầu Tứ Liên
Tin trong nước 19/05/2025
Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững kiến trúc nhà ở các dân tộc thiểu số vùng miền núi phía Bắc
Kiến trúc 19/05/2025
Thành lập hội đồng thẩm định báo cáo tiền khả thi metro Bình Dương – TPHCM
Kinh tế / Pháp luật 19/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Kiến trúc sư

Tôi tìm hiểu về Luật Kiến trúc sư

Ashui.com 07/06/2012
Kiến trúc sư

Kiến trúc sư và Luật Kiến trúc sư

Ashui.com 20/04/2012
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?