By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    AMY Design Awards 2025: L.I.F.E ON khơi nguồn sức sống sáng tạo không gian
    Ashui.com 21/05/2025
    Đề xuất thành lập “Quỹ nhà ở quốc gia”
    VnEconomy 21/05/2025
    Hà Nội tăng cường quản lý, bảo tồn và tu bổ di tích trên địa bàn thành phố
    Báo Xây dựng 21/05/2025
    Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
    ConsMedia 19/05/2025
    Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
    Báo Xây dựng 19/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Góc nhìn

“Nhà ta ta cứ xây…”

Ashui.com 05/10/2012
6 phút đọc
SHARE

“Đường ta ta cứ đi. Nhà ta ta cứ xây…”. Lời bài thơ cũ là định mệnh mới. Cứ mỗi tháng qua đi, chúng ta lại tiến hành một “cuộc chiến tranh Irắc” trên các nẻo đường đất nước. Hàng ngàn người chết và bị thương chỉ vì: Người xe thì đông đúc, còn ý thức chấp hành Luật Giao thông thì trống vắng ở trên đường. “Đường ta ta cứ đi”! 

So với chuyện “đường ta ta cứ đi”, chuyện “nhà ta ta cứ xây” cũng khốc liệt không kém. Chỉ có điều, chết và bị thương ở đây là mỹ quan đô thị và bản sắc văn hoá dân tộc. 

Cứ nhìn vào các dãy nhà, dãy phố mọc lên từ thời dân chủ cộng hoà trở lại đây, ít ai có thể tin rằng mọi cái sự xây dựng và sửa chữa tại Hà Nội đều phải xin phép và đều phải được phê duyệt. Các dãy nhà, dãy phố nói trên gần như đa số đều hình ống, đều lép kẹp; tất cả đều “tân cổ giao duyên”, tây ta lẫn lộn… Không biết chúng ta cần cấp phép và cần phê duyệt cái sự bát nháo này để làm gì? 

Cái cần làm hơn là bảo tồn phố cổ, thì phố cổ lại đang bị xâm hại nặng nề. Hằng ngày hằng giờ, phố cổ đang bị biến dạng áp lực dân số và sự cơi nới, sửa chữa do áp lực này gây ra. Phố cổ rất có thể trở thành phố “thiên cổ” trong một ngày không xa. Lý do là: Có phép hay không có phép, phê duyệt hay không phê duyệt, phố cổ đã bị “nhà ta ta cứ xây” không khéo gần hết mất rồi. Các khu phố do người Pháp xây dựng cũng là những di sản quý cần bảo vệ. Tuy nhiên, không ít ngôi biệt thự cũng đã bị phá dỡ, bị xù xì hoá bởi cái sự “nhà ta ta cứ xây”. 

“Nhà ta ta cứ xây” xảy ra do nhiều nguyên nhân. 

Nguyên nhân đầu tiên là ý thức chấp hành pháp luật của người dân không cao. Thái độ ác cảm đối với pháp luật có nguồn gốc sâu xa từ lịch sử hàng chục thế kỷ bị đô hộ. Trong những thời kỳ này, pháp luật đồng nghĩa với ý chí thống trị của kẻ thù. Và phản ứng tự nhiên của người dân là bất tuân thủ pháp luật. Thời thế đã thay đổi, nhưng sự phản kháng nằm trong bản năng sinh tồn vẫn còn đọng lại. Thiếu một chiến lược truyền thông và giáo dục pháp luật hữu hiệu, thái độ ác cảm đối với pháp luật vẫn sẽ còn tồn tại dài dài như một nét tâm lý của người Việt. (Ngoài ra, về lâu về dài điều này chỉ có thể đạt được khi tính chất của pháp luật cũng phải thay đổi. Nếu pháp luật chỉ là ý chí của những người cầm quyền, thì sự phản cảm của người dân vẫn rất khó được khắc phục).

Hai là, thủ tục cấp phép xây dựng là hết sức nhiêu khê và bất khả thi. Có những thời kỳ, đã từng có đến trên 80% các nhà xây dựng trên địa bàn nhiều thành phố không có giấy phép.

Ba là, khả năng áp đặt việc tuân thủ các quy định nêu trong giấy phép là không cao. Các thủ tục cấp phép khó khăn đã trở nên ít có ý nghĩa. Bởi vì cứ có giấy phép là có thể “vận dụng sáng tạo” để xây thêm, để nới rộng.

Bốn là, việc cấp phép có vẻ như không phải bao giờ cũng gắn với một ý đồ kiến trúc tổng thể và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội. Cấp phép vì vậy nhiều khi rất giống với một quyền quản lý chỉ mang ý nghĩa tự thân.

Cuối cùng, công bằng mà nói, một vài khu đô thị mới đã được quy hoạch khá tốt. Tuy nhiên, hiện tượng “nhà ta ta cứ xây” vẫn đang là xu thế không thể xem thường. Để khắc phục được xu thế này, phải làm được nhiều việc hơn là chỉ nâng cao chất lượng công tác quy hoạch.

TS. Nguyễn Sĩ Dũng 

Có thể bạn cũng quan tâm

Bài toán nào cho thẩm mỹ đô thị

Hiệu quả từ quản lý kiến trúc – cảnh quan đô thị TPHCM

Khu vực hồ Hoàn Kiếm thuộc khu vực cấm quảng cáo ngoài trời

Ngầm hóa lưới điện và dây thông tin: Mỹ quan đô thị từ bài học xã hội hóa

Mỹ quan đô thị TPHCM – Thực trạng cũ, thách thức mới

TỪ KHÓA:kiến trúc đô thịmỹ quan đô thị
Bài trước Phát triển hệ thống cảng biển: Cần tầm nhìn dài hạn
Bài tiếp Lao động ngành xây dựng giảm 28,6% trong vòng 3 năm qua
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

AMY Design Awards 2025: L.I.F.E ON khơi nguồn sức sống sáng tạo không gian
Sự kiện 21/05/2025
Đề xuất thành lập “Quỹ nhà ở quốc gia”
Tin trong nước 21/05/2025
Hà Nội tăng cường quản lý, bảo tồn và tu bổ di tích trên địa bàn thành phố
Tin trong nước 21/05/2025
Bộ Xây dựng nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hơn 200 định mức xây dựng
Kinh tế / Pháp luật 20/05/2025
Nguồn năng lượng xanh trong khu công nghiệp đã được “cởi trói”?
Góc nhìn 20/05/2025
“Đồ nội thất nhanh” cũng nguy hiểm như thời trang nhanh?
Nội - ngoại thất 20/05/2025
Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
Sự kiện 19/05/2025
Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
Tin trong nước 19/05/2025
Hà Nội: Khởi công xây cầu Tứ Liên
Tin trong nước 19/05/2025
Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững kiến trúc nhà ở các dân tộc thiểu số vùng miền núi phía Bắc
Kiến trúc 19/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Quy hoạch đô thị

Ưu đãi sử dụng đất cho tòa nhà thân thiện môi trường

Ashui.com 03/07/2013
Đối thoại

Bảo tồn kiến trúc đô thị: Bản sắc mới chưa có, di sản đã mất đi

Ashui.com 07/01/2013
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?