By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Ra mắt ấn phẩm dự báo xu hướng nội thất, kiến trúc thế giới và Việt Nam TREND 26+
    Báo Xây dựng 23/05/2025
    Cả nước có 588 công trình đạt chứng nhận xanh
    Báo Xây dựng 22/05/2025
    AMY Design Awards 2025: L.I.F.E ON khơi nguồn sức sống sáng tạo không gian
    Ashui.com 21/05/2025
    Đề xuất thành lập “Quỹ nhà ở quốc gia”
    VnEconomy 21/05/2025
    Hà Nội tăng cường quản lý, bảo tồn và tu bổ di tích trên địa bàn thành phố
    Báo Xây dựng 21/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Kinh tế / Pháp luật

Nhà đầu tư: Nhiều rủi ro khi tham gia PPP

Ashui.com 25/04/2013
6 phút đọc
SHARE

Các nhà đầu tư cho rằng Việt Nam là nơi có nhiều rủi ro đầu tư cho hình thức hợp tác công – tư (PPP) hơn một số nước trong khu vực, theo ông Bill Magennis, luật sư tại công ty Allens Pte Ltd. 

Tại hội thảo về hợp tác theo hình thức công tư (PPP) tại TPHCM hôm nay (25/4), ông Magennis nói, nhà đầu tư cho rằng Việt Nam là nơi có nhiều rủi ro cho đầu tư theo hình thức PPP hơn một số nước xung quanh, như Thái Lan. Ông Magennis nói, điều này có thể không đúng trong thực tế, nhưng quan trọng là nhà đầu tư lại nghĩ như thế. Do đó, Việt Nam cần kiểm soát chặt các rủi ro cho nhà đầu tư thông qua việc sửa đổi luật để họ yên tâm hơn.

 

Vị luật sư có 25 năm làm việc tại Việt Nam và tham gia nhiều dự án BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao) tại Việt Nam này đã nêu ra một số yếu tố được xem là gây rủi ro cho nhà đầu tư theo hình thức PPP tại Việt Nam. 

Cụ thể, đất đai là một rủi ro nếu nhà đầu tư ký hợp đồng PPP mà không đảm bảo khu đất đó là “đất sạch”, tức đã được giải toả và bồi thường, và có thể thực hiện dự án ngay lập tức. Tuy nhiên, ở Việt Nam lại có nhiều khu đất không sạch, nên có không ít dự án đã bị tắc lại. Trong khi ở nhiều nước, như Úc, Chính phủ cung cấp nguồn “đất sạch” cho nhà đầu tư. 

  • Ảnh bên: Việt Nam đang kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài tham gia các dự án hạ tầng giao thông theo hình thức PPP (Ảnh minh hoạ: Lê Toàn) 

Ngoài ra, việc thực hiện một dự án tại Việt Nam lại có sự tham gia của liên bộ, như Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước,… Việc này khiến có nhiều thảo luận rộng rãi, có thể bị rối vì nhiều bộ tham gia. Trong khi đó các nhà đầu tư quốc tế chỉ muốn có một cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm.

Cũng theo ông Magennis, để có một dự án PPP thành công, Chính phủ cần quan tâm đến tiến độ thực hiện dự án, vì trên thực tế có nhiều dự án ở Việt Nam đã bị chậm tiến độ, khiến phát sinh chi phí và gây rủi ro. Việc thu xếp tài chính trước khi ký kết hợp đồng PPP cũng quan trọng, vì có những hợp đồng đầu tư tại Việt Nam được ký kết trước với hy vọng thu hút được nguồn tiền sau đó. 

Còn ông Jonathan Pincus, chuyên gia kinh tế thuộc Chương trình về Việt Nam của trường Harvard Kennedy (Mỹ) tại TPHCM, kể rằng một đồng nghiệp của ông đã xem xét chi phí xây dựng hạ tầng tại Việt Nam. Kết quả cho thấy, chi phí để xây dựng một đường cao tốc tại Việt Nam, như đường cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, tăng lên theo cấp số nhân so với chi phí xây dựng cao tốc ở Trung Quốc và Mỹ (cao gấp 5 lần so với Mỹ). 

Nguyên nhân nằm ở chi phí đền bù giải toả, chi phí xây dựng cầu, và một số chi phí khác không thể giải thích được. Việc này gây khó khăn cho hợp tác PPP, vì như thế vốn để xây dựng đường cao tốc rất cao, khiến nhà đầu tư khó có được lợi nhuận từ các dự án như vậy, ông Pincus nói. 

Theo hai diễn giả tại hội thảo trên, để có một dự án PPP thành công thì những rủi ro trên, cùng nhiều rủi ro khác, như liên quan đến tỷ giá, doanh thu tương lai (chẳng hạn như khả năng không có doanh thu từ dự án cầu đường do người dân đi vòng để né phí), cần được các bên tham gia đoán trước. Sau đó, các rủi ro này phải được nhà đầu tư và Chính phủ đưa lên bàn đàm phán, và được cụ thể hoá trong hợp đồng. 

Hội thảo diễn ra bên lề cuộc họp Nhóm công tác hạ nguồn Mekong – Mỹ lần thứ 4 (vào ngày 25 và 26/4, với sự tham gia của đại diện của Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, và Mỹ). Cơ chế hợp tác hạ nguồn Mekong – Mỹ (LMI) được hình thành từ năm 2009 theo sáng kiến của Mỹ. Hình thức PPP được các nước xem là hướng đi triển vọng để phát triển hạ tầng cũng như tăng cường gắn kết giữa 6 quốc gia này. 

Thu Nguyệt – Văn Nam 

Có thể bạn cũng quan tâm

Công trình công – quản trị tư

PPP liệu có khởi sắc hơn?

Nhà đầu tư ngoại lại muốn đảm bảo doanh thu tối thiểu cho các dự án PPP

Khơi thông vốn tư nhân cho cơ sở hạ tầng

Tháo “nút thắt” vốn tư nhân vào cơ sở hạ tầng

TỪ KHÓA:hợp tác công tưPPP
Bài trước Phát động Tuần lễ Nước sạch và Vệ sinh môi trường
Bài tiếp Căn hộ penthouse ở tòa tháp Odeon – Monaco sẽ là bất động sản đắt nhất thế giới
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Ra mắt ấn phẩm dự báo xu hướng nội thất, kiến trúc thế giới và Việt Nam TREND 26+
Sự kiện 23/05/2025
KTS Võ Trọng Nghĩa nhận Giải thưởng Fukuoka 2025
Kiến trúc sư 22/05/2025
Uzbekistan Pavilion – “Khu vườn tri thức” tại Expo 2025 Osaka
Kiến trúc 22/05/2025
Cả nước có 588 công trình đạt chứng nhận xanh
Tin trong nước 22/05/2025
Doanh nghiệp VLXD ứng xử thế nào với cơ chế điều chỉnh biên giới carbon?
Vật liệu xây dựng 22/05/2025
AMY Design Awards 2025: L.I.F.E ON khơi nguồn sức sống sáng tạo không gian
Sự kiện 21/05/2025
Đề xuất thành lập “Quỹ nhà ở quốc gia”
Tin trong nước 21/05/2025
Hà Nội tăng cường quản lý, bảo tồn và tu bổ di tích trên địa bàn thành phố
Tin trong nước 21/05/2025
Bộ Xây dựng nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hơn 200 định mức xây dựng
Kinh tế / Pháp luật 20/05/2025
Nguồn năng lượng xanh trong khu công nghiệp đã được “cởi trói”?
Góc nhìn 20/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Kinh tế / Pháp luật

Trao chìa khóa ODA cho tư nhân mở cánh cửa PPP

Ashui.com 05/06/2018
Phản biện

Xây dựng luật về PPP có ý nghĩa gì?

Ashui.com 12/04/2018
Phản biện

Nên sớm có luật về PPP

Ashui.com 04/11/2017
Kinh tế / Pháp luật

TPHCM: Nhiều cơ hội cho hợp tác công-tư

Ashui.com 17/12/2016
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?