By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Đề xuất thành lập “Quỹ nhà ở quốc gia”
    VnEconomy 21/05/2025
    Hà Nội tăng cường quản lý, bảo tồn và tu bổ di tích trên địa bàn thành phố
    Báo Xây dựng 21/05/2025
    Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
    ConsMedia 19/05/2025
    Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
    Báo Xây dựng 19/05/2025
    Hà Nội: Khởi công xây cầu Tứ Liên
    Kinh tế & Đô thị 19/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Góc nhìn

Cứu gạo hay cứu đất?

Ashui.com 06/05/2013
9 phút đọc
SHARE

Tranh cãi xoay quanh vấn đề Nhà nước nên hay không nên cứu các doanh nghiệp bất động sản vẫn chưa có hồi nghỉ và Nhà nước vẫn chưa có động thái quyết liệt cho một giải pháp nào thì ở một lĩnh vực khác – nông nghiệp – vẫn đang mỏi mòn chờ đợi “bàn tay” của Chính phủ.

 

Có ý kiến cho rằng nên cứu vì lo ngại các doanh nghiệp bất động sản với lượng tồn kho khủng cùng các ngân hàng thương mại đang điêu đứng với lượng “nợ xấu bất khả… đòi” sẽ đẩy kinh tế Việt Nam vào tình trạng khủng hoảng trong dài hạn. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng nên để thị trường bất động sản “rơi tự do” nhằm thanh trừ các doanh nghiệp yếu, tạo điều kiện cho người dân có cơ hội “mua nhà giá thấp” và hệ thống ngân hàng có điều kiện phục vốn. 

Trong khi cuộc bàn cãi này vẫn chưa có hồi nghỉ và Nhà nước vẫn chưa có động thái quyết liệt cho một giải pháp nào thì ở một lĩnh vực khác – nông nghiệp – vẫn đang mỏi mòn chờ đợi “bàn tay” của Chính phủ. Bài toán đặt ra là Nhà nước phải can thiệp vào bên nào trước để đảm bảo lợi ích lâu dài của quốc gia? 
 

Bất cân bằng qua ba phép toán

Nếu như đặt bất động sản và nông nghiệp lên bàn cân trong bối cảnh kinh tế suy thoái và gặp nhiều khó khăn như hiện nay thì phần nặng hơn vẫn nghiêng về phía nông nghiệp. Nói nặng hơn cũng có nhiều nghĩa trên cơ sở so sánh các yếu tố: i) đóng góp cho nền kinh tế quốc gia; ii) đảm bảo đời sống của lực lượng tham gia lao động và iii) tính công bằng trong phát triển kinh tế quốc gia. 

Thứ nhất, năm 2012, khi kinh tế Việt Nam phải gồng gánh sức ép của nợ xấu và lượng hàng tồn kho “khủng”, trong đó phần lớn là di sản của ngành bất động sản, thì nông nghiệp chính là điểm tựa giúp giảm gánh nặng ngân sách, tăng cường thặng dư cán cân thương mại. Xuất siêu năm 2013 ngoài dấu ấn của các doanh nghiệp khu vực vốn đầu tư FDI thì nông sản đóng góp phần không nhỏ khi cả gạo, càphê đều vươn lên vị trí số hai thế giới. Đó là chưa kể nguồn lợi từ thuỷ sản với chất lượng và uy tín ngày càng được cải thiện trên thị trường toàn cầu. 

Tuy nhiên, chính sức ép từ các ngân hàng thương mại lên đồng vốn, cùng với sự gia tăng về giá của các mặt hàng vật tư nông nghiệp, khiến đầu vào của ngành nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Cùng với những hạn chế về đầu tư công cho ngành nông nghiệp, hạt lúa, hạt càphê… Việt Nam càng gặp khó khăn ở khâu đầu ra – giá trị thặng dư nông nghiệp rất thấp. Điển hình như mặt hàng lúa gạo, giá xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn chạm sàn – thấp nhất thế giới. Rõ ràng Việt Nam đang tự “giết chết” thế mạnh tự nhiên của mình. Như vậy, khi giải pháp cho bất động sản vẫn còn đang loay hoay, cộng thêm bài học thấm thía từ bong bóng bất động sản ở Hoa Kỳ vỡ tan trong cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 thì thiết nghĩ, việc giải cứu nông nghiệp – ngành kinh tế hàng hoá (khác với kinh tế không tạo ra hàng hoá như bất động sản) – là hoàn toàn cần thiết và cấp bách. 

Thứ hai, khi nói về mức độ ảnh hưởng đến nguồn lao động thì nông nghiệp hiện vẫn đang chiếm thế thượng phong khi hơn 70% dân số Việt Nam làm nghề nông. Trong khi đó, bất động sản chỉ đảm bảo cho một lực lượng rất nhỏ các doanh nghiệp và lực lượng lao động liên quan. Nếu đứng trước hai lựa chọn mang tính quyết định lợi ích quốc gia, nhất thiết lợi ích của phần đông người dân phải được cân nhắc, chưa kể đó còn là lực lượng tạo ra “cơm gạo” nuôi sống khoảng 90 triệu dân và mang về nguồn thu quan trọng cho quốc gia.

Thứ ba, yếu tố “công bằng xã hội” khi đưa ra quyết định “cứu ai?” là rất quan trọng khi Việt Nam vẫn đang theo đuổi mô hình phát triển kinh tế đi đôi với công bằng xã hội. Ngoài việc mang về thu nhập quốc gia cũng như nuôi sống người dân Việt Nam thì người nông dân phải chấp nhận cuộc chơi “ăn hoặc thua” khắc nghiệt khi ngành nông nghiệp là ngành dễ bị tổn thương do yếu tố mùa vụ, thời tiết, thiên tai, dịch bệnh… mà không có bảo hiểm. Nghĩa là dù mất mùa thì nông dân vẫn phải đảm bảo nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước và trả nợ đầy đủ cho ngân hàng.

Nói về điều này, khá lâu trước đây GS Ikemoto (đại học Tokyo, Nhật Bản), trong lần đến Buôn Ma Thuột để nghiên cứu cây càphê Việt Nam, đã phát biểu: “Tôi kính phục nông dân các bạn” khi nghe ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn báo cáo “nông dân đã trả 517 tỉ đồng dù đời sống lao động và sản xuất của họ gặp rất nhiều khó khăn”.

Trong khi đó, một thập kỷ trở lại đây, bất động sản đã làm giàu cho không ít chủ doanh nghiệp khiến lĩnh vực này nhanh chóng hình thành “bong bóng”. Khi cái lợi được doanh nghiệp “bỏ túi”, đến khi “tự chuốc vạ vào thân” lại trông chờ Nhà nước “kề vai gánh vác” thì rõ ràng không ổn! 
 

Chọn lối nào? 

Có bốn kịch bản cho hành động của Chính phủ trong thời gian tới.

Một là cứu cả hai (nông nghiệp lẫn bất động sản). Đây sẽ là việc rất khó cho Nhà nước khi ngân sách eo hẹp và nguồn lực thiếu thốn.

Hai là để cả hai tự bơi. Kịch bản này khó có thể diễn ra khi hơn lúc nào hết Chính phủ phải đảm bảo vai trò của mình trong việc giải cứu nền kinh tế đang lâm vào suy thoái trầm trọng. Việc để “bàn tay vô hình” theo cơ chế thị trường điều chỉnh, theo lý thuyết kinh tế, chỉ có thể đưa nền kinh tế trở lại cân bằng trong dài hạn, nghĩa là cả hai sẽ chết trước khi được cứu.

Hai kịch bản còn lại là tập trung “cứu một trong hai”. Như đã phân tích ở trên, bàn cân đang nghiêng về nông dân – nông nghiệp – nông sản nhưng trong thực tế, đáng buồn thay lời kêu cứu từ phía họ vẫn chưa được chú ý thật sự. Ông bà xưa có câu “nước xa không cứu được lửa gần”. Nếu tiếp tục chần chừ, ngành nông nghiệp sẽ càng khó thoát khỏi giá rẻ và hao hụt thặng dư sản phẩm!

Trương Minh – Đỗ Thiện (SGTT) 

Có thể bạn cũng quan tâm

HoREA đồng tình không “giải cứu” bất động sản

Giải quyết khủng hoảng bất động sản bắt đầu từ đâu?

“Không cứu bất động sản bằng tiền thuế của dân”

Tắc gói 30.000 tỷ: Nỗi sợ “Tên tôi là…”

Khơi thông ách tắc

TỪ KHÓA:giải cứu bất động sản
Bài trước Những văn phòng độc đáo nhất thế giới
Bài tiếp Cải tạo chung cư cũ: Dân được góp vốn bằng quyền sở hữu
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Đề xuất thành lập “Quỹ nhà ở quốc gia”
Tin trong nước 21/05/2025
Hà Nội tăng cường quản lý, bảo tồn và tu bổ di tích trên địa bàn thành phố
Tin trong nước 21/05/2025
Bộ Xây dựng nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hơn 200 định mức xây dựng
Kinh tế / Pháp luật 20/05/2025
Nguồn năng lượng xanh trong khu công nghiệp đã được “cởi trói”?
Góc nhìn 20/05/2025
“Đồ nội thất nhanh” cũng nguy hiểm như thời trang nhanh?
Nội - ngoại thất 20/05/2025
Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
Sự kiện 19/05/2025
Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
Tin trong nước 19/05/2025
Hà Nội: Khởi công xây cầu Tứ Liên
Tin trong nước 19/05/2025
Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững kiến trúc nhà ở các dân tộc thiểu số vùng miền núi phía Bắc
Kiến trúc 19/05/2025
Thành lập hội đồng thẩm định báo cáo tiền khả thi metro Bình Dương – TPHCM
Kinh tế / Pháp luật 19/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Đối thoại

Cần giải pháp phá băng nhà ở trung, cao cấp

Ashui.com 24/06/2013
Bất động sản

Mua nhà lãi 0% và chuyện thị trường tự cứu

Ashui.com 18/06/2013
Kinh tế / Pháp luật

TP.HCM: 14.000 căn hộ xã hội chờ vốn ưu đãi

Ashui.com 17/05/2013
Bất động sản

Công bố lãi suất vay gói 30.000 tỷ “gỡ” bất động sản

Ashui.com 15/05/2013
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?