By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Hà Nội tăng cường quản lý, bảo tồn và tu bổ di tích trên địa bàn thành phố
    Báo Xây dựng 21/05/2025
    Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
    ConsMedia 19/05/2025
    Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
    Báo Xây dựng 19/05/2025
    Hà Nội: Khởi công xây cầu Tứ Liên
    Kinh tế & Đô thị 19/05/2025
    [Cà phê Net Zero] Sống thân thiện với môi trường và bền vững
    Ashui.com 18/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Bất động sản

Bỏ đống tiền mua nhà ở 49 năm: Ai dám?

Ashui.com 13/09/2013
7 phút đọc
SHARE

Người mua bất động sản ở Việt Nam luôn có tâm lý mong tài sản đó sẽ tăng giá trị trong tương lai. Tuy nhiên, với việc bán căn hộ có thời hạn như đề xuất mới đây thì giá trị lại ngày càng giảm nên họ vẫn thờ ơ.

 
 

Chưa có cầu đã thấy cung 

Trước khi Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đưa ra đề xuất bổ sung hình thức sở hữu nhà có thời hạn đã có nhiều doanh nghiệp triển khai dự án kiểu này. Một số dự án khác đã hoàn thành nhưng chưa bán hết cũng chuyển hướng sang phân khúc cho thuê để tạo dòng tiền, thay vì để nhà trống. 

Trong lúc phần lớn dự án đang miệt mài đi tìm người mua, một số dự án đã chuyển sang thí điểm mô hình căn hộ cho thuê. Họ nhắm vào đối tượng là gia đình trẻ. Chẳng hạn, một dự án tại quận Bình Tân, TP.HCM, cho thuê căn hộ trong vòng 49 năm sau khi đã người thuê trả cho chủ đầu tư 350 triệu đồng. 

Tại một triển lãm về bất động sản tổ chức vào cuối năm 2010 ở TP.HCM, giám đốc một doanh nghiệp địa ốc lớn cho biết, công ty này đang triển khai một dự án ở đường Cộng Hòa (quận Tân Bình, TP.HCM), dự định sẽ chào bán giá cực sốc, 15 triệu đồng/m2, trong khi giá chung ở khu vực này là gần 30 triệu đồng/m2. Đổi lại, thay vì được làm chủ vĩnh viễn, người mua chỉ được sở hữu trong vòng 50 năm.  

Mặc dù vẫn có khách hàng quan tâm đến loại hình căn hộ này, song, không dễ để tạo thành kênh thanh khoản cho thị trường. Nhiều người cho rằng mua căn hộ có thời hạn chỉ là hình thức thuê nhà trả tiền một lần trong khoảng thời gian ở dài hơn, vì thế họ rất đắn đo trong việc xuống tiền. 

Vì thế, hình thức bán nhà có thời hạn vẫn đang trong quá trình thử nghiệm và chờ phản ứng của thị trường. 

Ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc công ty Lê Thành, cho hay: “Tuy đã ra mắt nhưng chúng tôi vẫn đang tính toán mọi điểm rơi chính xác cho dự án. Mà câu trả lời đang chờ kết quả thử nghiệm chứ không thể tung ra ồ ạt. Việc tung ra loại hình căn hộ này cũng là thuốc thử đối với thị trường”.

Còn nhiều ý kiến trái chiều xung quanh phương thức này, song, điều dễ nhận thấy nhất vẫn là rào cản tâm lý. Thậm chí, nhiều người vẫn chưa hiểu rạch ròi về vấn đề mua nhà có thời hạn và thuê nhà khác nhau như thế nào.

Ở một khía cạnh khác, Luật sư Trương Thị Hòa, Phó chủ tịch Trung tâm Trọng tài Thương mại TP.HCM, lại nhìn xa hơn về tính pháp lý sau khi hết thời hạn sở hữu nhà. Giải quyết thế nào về khối tài sản này sau khi hết hạn cho thuê? Quyền sử dụng đất của dự án ra sao? 
 

Rào cản tâm lý 

Trong khi các nhà quản lý cho rằng sẽ có nhiều lợi ích khi áp thời hạn sử dụng cho chung cư thì người dân lại ngần ngại với đề xuất này. Khi bỏ tiền ra mua một căn hộ, ngoài mục đích để ở nhiều người còn mong đó sẽ là tài sản có giá trị để phòng thân. Tuy vậy, nhà ở cho thuê chỉ đáp ứng giá trị về nhu cầu chỗ ở, bởi giá nhà tuy rẻ nhưng giá trị gia tăng lại không nhiều.

Anh Trần Công Nguyện, ngụ ở chung cư Phan Văn Trị, Gò Vấp, cho hay: “Hiện tôi đang thuê nhà chung cư và muốn tìm những căn hộ phù hợp để mua. Nói thật chứ tôi không chấp nhận việc mua một căn hộ có thời hạn, vì khi bỏ số tiền lớn ra mua nhà tôi muốn có sổ hồng trong tay. Đó là điều tối thiểu để tới khi cần tiền mình có thể thế chấp được. Còn với trường hợp nhà có thời hạn thì khó mà thực hiện được điều này.”

Mặc dù các nước trên thế giới đều áp dụng thời hạn khi mua, thuê chung cư (như ở Mỹ là 50 năm), chỉ có nhà đất riêng lẻ mới được sở hữu vô thời hạn, song ở Việt Nam, người dân lâu nay có thói quen mua nhà sở hữu vĩnh viễn rồi làm tài sản thừa kế. Phải “an cư” mới “lạc nghiệp”.

Trên phương diện này, ông Phùng Văn Năng, Tổng giám đốc Công ty bất động sản Nam Việt, phân tích: “Giá nghe thì hấp dẫn, nhưng nhà không thể thế chấp được lại chẳng được làm tài sản kế thừa. Ít người chấp nhận việc bỏ số tiền lớn sở hữu căn nhà mà không để lại được cho con cháu. Ngoài ra, tâm lý chung người dân Việt Nam mong muốn sở hữu nhà thì tài sản phải được tăng lên trong tương lai, nay mua nhà sử dụng có thời hạn thì giá trị ngày một giảm. Đó là điểm trừ khiến người dân không mặn mà với loại hình căn hộ này”. 

Nam Phong 

TỪ KHÓA:căn hộ có thời hạn
Bài trước Tham gia cộng đồng và trách nhiệm của cư dân thành phố The Hague, Hà Lan
Bài tiếp Đánh thuế dự án treo, khả thi đến đâu?
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Hà Nội tăng cường quản lý, bảo tồn và tu bổ di tích trên địa bàn thành phố
Tin trong nước 21/05/2025
Bộ Xây dựng nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hơn 200 định mức xây dựng
Kinh tế / Pháp luật 20/05/2025
Nguồn năng lượng xanh trong khu công nghiệp đã được “cởi trói”?
Góc nhìn 20/05/2025
“Đồ nội thất nhanh” cũng nguy hiểm như thời trang nhanh?
Nội - ngoại thất 20/05/2025
Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
Sự kiện 19/05/2025
Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
Tin trong nước 19/05/2025
Hà Nội: Khởi công xây cầu Tứ Liên
Tin trong nước 19/05/2025
Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững kiến trúc nhà ở các dân tộc thiểu số vùng miền núi phía Bắc
Kiến trúc 19/05/2025
Thành lập hội đồng thẩm định báo cáo tiền khả thi metro Bình Dương – TPHCM
Kinh tế / Pháp luật 19/05/2025
Xem xét bố trí 10.000 tỷ đồng làm Vành đai 4 TP.HCM qua Đồng Nai
Kinh tế / Pháp luật 18/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?