By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
    ConsMedia 19/05/2025
    Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
    Báo Xây dựng 19/05/2025
    [Cà phê Net Zero] Sống thân thiện với môi trường và bền vững
    Ashui.com 18/05/2025
    Tham vọng của Neom đối mặt thách thức môi trường
    Tạp chí Xây dựng 18/05/2025
    TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
    KTSG Online 17/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Góc nhìn

Để người bán hàng rong tạo ra thịnh vượng

Ashui.com 21/12/2013
8 phút đọc
SHARE

LTS: Vừa qua, vụ việc lực lượng công quyền đánh người bán hàng rong tại TP. HCM đã gây bức xúc dư luận. Tuy nhiên, từ đây một vấn đề đặt ra là tìm giải pháp hiệu quả để giải quyết sinh kế cho những người bán hàng rong, đồng thời đảm bảo trật tự, mỹ quan chung tại các thành phố.

Tuần Việt Nam giới thiệu một góc nhìn của tác giả Nghi Di.

Cấm, phạt không giải quyết vấn đề

Hàng ngày, khi chúng ta đổ ra đường để đến chỗ làm, những quán hàng nhỏ chen nhau trong từng khoảng trống vỉa hè. Từ mờ sáng, cuộc sống ngoài phố đã nhộn nhịp như một tổ ong, với những chiếc xe máy vun vút trên đường đầy ắp hàng hóa, rau cỏ, thịt thà, từ các chợ đầu mối vào thành phố, xuống các khu chợ bán lẻ và gánh hàng của những người bán hàng rong.

Những người bán hàng rong với đủ mọi thứ sản phẩm phong phú, những gánh nông sản, xe chở hoa… bám lấy từng góc phố đông đúc trong cuộc mưu sinh. Đến chiều tối, phố xá lại được “trang điểm” bằng những cột khói từ vỉa than nướng thịt hay xúc xích.

Những người bán hàng rong là một phần năng động của đời sống ở nhiều thành phố. Nhưng họ cũng thường bị lên án vì lấn chiếm vỉa hè, lối đi chung gây bất tiện cho di chuyển; hay thói quen xả rác thải ảnh hưởng mỹ quan.

Rõ ràng, nỗ lực mưu sinh của người này lại trở thành sự khó chịu đối với người khác. Vỉa hè là tài sản công, nơi dành cho người đi bộ, nhưng vỉa hè cũng là nơi mưu sinh của nhiều triệu người. Ở đây, xảy ra một tình trạng được các nhà kinh tế gọi là “bi kịch của mảnh đất công” [1].

Dường như chính sách tổng thể cũng như chính quyền địa phương các nơi vẫn lúng túng, không biết nên xử lý với vấn đề hàng rong như thế nào.

Đến nay, giải pháp chính được áp dụng là sử dụng lực lượng công quyền như công an, dân phòng, trật tự đô thị, với các biện pháp tịch thu hàng hóa, phạt người bán hàng.

Giải pháp này chưa cho thấy hiệu quả thực sự, mà còn tạo nên những cảnh tượng rượt đuổi, giằng co phản cảm. Nó cũng hàm chứa nguy cơ lộng quyền từ lực lượng làm nhiệm vụ giữ trật tự và tạo ra kiểu quan hệ đối phó từ những người bán hàng rong. Khi lực lượng cưỡng chế vừa đi khỏi, họ lại nhanh chóng quay về chỗ cũ buôn bán.

Tư nhân hóa tài sản chung?

Người bán hàng rong không có quyền sở hữu đối với chỗ đặt gánh/ xe hàng và biết rằng có thể bị đuổi đi hoặc tịch thu hàng hóa bất cứ lúc nào. Kết quả là họ không quan tâm tới việc đầu tư vào hàng quán và hoạt động manh mún, thiếu quy hoạch, gây ảnh hưởng đến không gian, cộng đồng chung.

Như vậy, giải pháp tư nhân hóa bằng cách bảo đảm cho người bán hàng rong quyền “sở hữu” phần vỉa hè, không gian chung mà đằng nào họ cũng tìm cách sử dụng nên được xem xét. Điều này sẽ làm thay đổi nhận thức, hành vi của những người bán hàng rong.

Ví dụ, quan sát một câu chuyện nhỏ như việc vứt rác sẽ thấy hiện tượng này thường xảy ra ở những nơi thuộc tài sản công và sẽ không ai “ngó ngàng”. Tuy nhiên, khi rác bị ném vào những nơi thuộc tài sản riêng nhưng được mở ra cho mọi người cùng sử dụng – như siêu thị, sân thể thao, rạp chiếu phim…, tình hình sẽ khác. Chủ sở hữu sẽ cho người dọn dẹp, bởi nó ảnh hưởng đến cơ sở kinh doanh của họ.

Thiết lập quyền sở hữu khuyến khích mỗi người cải thiện công việc kinh doanh của chính mình, đầu tư và tối ưu hóa việc sử dụng cơ sở kinh doanh.

Chẳng hạn, một vị trí đặt gánh/ xe hàng có thể được bố trí để nhiều người thay phiên sử dụng vào các buổi trong ngày. Sáng sớm dành cho người bán điểm tâm, đến 9 hay 10 giờ dành cho người bán cơm trưa, sau đó khoảng 4 giờ chiều chuyển cho người bán đồ ăn tối.

Cách thiết lập quyền “sở hữu” còn tạo ra một thị trường chuyển nhượng vị trí. Người dân có thể thu xếp việc sử dụng vị trí phù hợp với giá trị kinh tế của nó.

Nó cũng giúp việc giữ gìn trật tự trong khu vực buôn bán hiệu quả hơn. Những ban quản lí tại chỗ nắm rõ khu vực của mình và có thể giúp giải quyết kịp thời các tranh chấp phát sinh. Bên cạnh đó, chính quyền thành phố có thể thu thuế, tăng ngân sách.

Buôn bán trên đường phố có thể trở thành nơi ươm mầm cho những “doanh nghiệp” có khả năng tăng trưởng và đầy sức sống. Một tầng lớp tiểu thương, doanh nhân nhỏ có thể được hình thành và cống hiến lợi ích cho xã hội.

Chính quyền thành phố tại một số quốc gia đã phải công nhận cấm buôn bán trên hè phố là việc làm vô ích. Ngược lại, nếu nhà nước thay đổi tư duy, và tạo cơ hội cho quyền sở hữu, quy hoạch có trật tự, việc buôn bán trên đường phố có thể sẽ trở thành bước khởi đầu trên con đường dẫn tới thịnh vượng./.

  • Chú thích: [1] The Tragedy of the Commons: Một thuật ngữ kinh tế học chỉ hiện tượng các tài sản chung được phép sử dụng tự do dẫn tới việc khai thác kiệt quệ các tài nguyên này.

Nghi Di

Có thể bạn cũng quan tâm

Một số suy nghĩ về quản lý và sử dụng hè phố tạo thuận lợi hơn cho người đi bộ

Liệu hàng rong đường phố có mang lại sức sống cho kinh tế Trung Quốc

Cách các nước “dẹp loạn” vỉa hè để đòi lại không gian chung thế nào?

Dẹp vỉa hè và chuyển đổi số

Giành lại vỉa hè: Hà Nội đừng đánh trống bỏ dùi!

TỪ KHÓA:hàng rongvỉa hè
Bài trước Hà Nội thu hồi gần 948ha đất sử dụng không hiệu quả
Bài tiếp Hội thảo “Định hướng Quy hoạch phát triển Khu công nghệ cao Đà Nẵng theo hướng tăng trưởng xanh”
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Bộ Xây dựng nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hơn 200 định mức xây dựng
Kinh tế / Pháp luật 20/05/2025
Nguồn năng lượng xanh trong khu công nghiệp đã được “cởi trói”?
Góc nhìn 20/05/2025
“Đồ nội thất nhanh” cũng nguy hiểm như thời trang nhanh?
Nội - ngoại thất 20/05/2025
Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
Sự kiện 19/05/2025
Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
Tin trong nước 19/05/2025
Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững kiến trúc nhà ở các dân tộc thiểu số vùng miền núi phía Bắc
Kiến trúc 19/05/2025
Thành lập hội đồng thẩm định báo cáo tiền khả thi metro Bình Dương – TPHCM
Kinh tế / Pháp luật 19/05/2025
Xem xét bố trí 10.000 tỷ đồng làm Vành đai 4 TP.HCM qua Đồng Nai
Kinh tế / Pháp luật 18/05/2025
[Cà phê Net Zero] Sống thân thiện với môi trường và bền vững
Sự kiện 18/05/2025
Tham vọng của Neom đối mặt thách thức môi trường
Tin thế giới 18/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Quy hoạch đô thị

Annette M. Kim: Vị giáo sư người Mỹ say mê vỉa hè Sài Gòn

Ashui.com 28/07/2022
Góc nhìn

Dung nạp ẩm thực đường phố vào văn hóa đô thị

Ashui.com 20/11/2017
Góc nhìn

Để vỉa hè trật tự, bình yên lâu dài

Ashui.com 10/10/2017
Nhìn ra thế giới

Tầm nhìn hàng rong

Ashui.com 07/09/2017
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?