By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    [Cà phê Net Zero] Sống thân thiện với môi trường và bền vững
    Ashui.com 18/05/2025
    Tham vọng của Neom đối mặt thách thức môi trường
    Tạp chí Xây dựng 18/05/2025
    TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
    KTSG Online 17/05/2025
    Cả nước hoàn thành 11 dự án nhà ở xã hội trong quí 1-2025
    KTSG Online 16/05/2025
    Năng lượng xanh trong khu công nghiệp: “Chìa khóa” để Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững
    Ashui.com 16/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Giải pháp

Thấm – bệnh nhiệt đới trong xây dựng

Ashui.com 14/04/2009
9 phút đọc
SHARE

Việt Nam có khí hậu thuộc loại hình nhiệt đới gió mùa nên nóng ẩm. Và các yếu tố khí hậu như độ ẩm, nhiệt độ không khí, gió, bức xạ mặt trời, lượng mưa… tác động trực tiếp lên công trình, gây ra những loại hư hỏng khác nhau như nứt kết cấu, thấm nước, rêu mốc mặt ngoài… gọi chung đó là “bệnh nhiệt đới”.

Việc bị tác động và phá huỷ này đã xuất hiện từ lâu nhưng thị trường xây dựng chỉ mới được coi trọng trong vòng chục năm trở lại đây. Ông Cao Thành Thái, phó giám đốc điều hành công ty kỹ thuật Đông Dương cho biết, đã 16 năm làm công việc chống thấm nhận thấy “hầu hết các công trình xây dựng giai đoạn 10 năm cuối thế kỷ trước đều đã bị thấm”, đòi hỏi phải được sửa chữa. Do vậy, trên cả nước các công trình xây dựng hạ tầng, giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện, quốc phòng, nhà ở dân dụng có kết cấu là bê tông cốt thép đều đã phải được tăng vốn đầu tư để thực hiện việc chống thấm.

  • Ảnh bên : Dán tấm trải lên bê tông

Công trình lớn nhỏ đều có nguy cơ… thấm

Với công trình dân dụng, nhà cao tầng, chung cư… cũng không thoát khỏi vòng “oan nghiệt” của khí hậu nhiệt đới đó là bị thấm. Ông Đỗ Thành Tích, giám đốc công ty Tân Tín Thành – cũng 16 năm trong nghề cho biết: “Đừng tiếc, phải có khoản chi phí cho chống thấm vì khi đã bị thấm sẽ để lại hậu quả với tổn phí cao gấp nhiều lần chống thấm ban đầu”. Và chi phí ban đầu này chỉ chiếm 1 – 2% trên tổng trị giá công trình.

Không chỉ là phí tổn, sự rắc rối, khó chịu và bực dọc do thấm gây ra còn nặng nề hơn nhiều. Nhà ông Minh Tâm ở khu biệt thự đường B… phường 18, quận Tân Bình đã bốn lần chống thấm sàn nhà vệ sinh nhưng vẫn bị… tái diễn. “Cứ đục lên làm lại mất cả chục cây vàng”, ông Tâm than. Nhà ông Hùng – nhân viên một công ty tàu biển ở Âu Dương Lân, quận 8 phải chống thấm đến năm lần. Ông nói: “Vợ chồng tôi đang định bán nhà vì thấm kiểu này, cứ loang ra bẩn không chịu được”.

Cần dùng đúng thuốc trị bệnh… thấm

Thị trường có hàng trăm thương hiệu sản phẩm chống thấm khác nhau với nhiều xuất xứ: Anh, Pháp, Mỹ… và các nước trong khu vực. Điều này góp phần làm “bội thực” người tiêu dùng, nhưng họ vẫn “đói” thông tin – do dùng rồi mà vẫn bị thấm!

Bởi hệ thống công nghệ và vật liệu có khả năng ứng dụng thành công thực sự việc chống thấm phù hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm tại Việt Nam không nhiều lắm. Hầu hết các nhà chuyên môn lâu năm trong lĩnh vực chống thấm đều xác nhận rằng, “có đến 90% nguyên do bị thấm là do chọn lựa công nghệ và sản phẩm không phù hợp, dù đã chống thấm ngay từ ban đầu”. Chỉ có 10% là tỷ lệ do giải pháp và chất lượng thi công không thích hợp và yếu kém. Ông Huỳnh Công Bằng, giám đốc công ty chuyên chống thấm Miwa nói, “mỗi hạng mục công trình có những vật liệu và cách thi công khác nhau, nếu ứng dụng đúng, chuẩn mực thì việc chống thấm sẽ bền vững theo tuổi thọ của công trình”.

Thực chất, “thuốc” nào đã tham gia thị trường đều có thể chống thấm được. Nhưng chống được ở mức độ nào, đã phù hợp chưa là vấn đề “tế nhị” của các nhà sản xuất, nhà buôn, chủ đầu tư, tư vấn thiết kế… Đơn cử, không thể công nghệ và sản phẩm chống thấm chỉ bảo hành vài ba năm cho những công trình bền vững bê tông cốt thép! Chí ít cũng phải bảo hành 10 – 20 năm. Thậm chí, có sản phẩm bảo hành “bền vững mãi với công trình” – xem như vĩnh viễn. Đó cũng là một trong những tiêu chí để có thể chọn “thuốc” nào cho hạng mục chống thấm.

  • Ảnh bên : Khó thi công nóng tấm trải

Nguyên nhân gây thấm

Vì bản chất của bê tông có tính đàn hồi, co giãn nên phải được thi công, đầm dùi đúng kỹ thuật để trong kết cấu bê tông đặc chắc không có mao mạch, những khoảng rỗng. Cốt liệu cấu thành bê tông phải đúng quy chuẩn, số lượng; không thể “rút bớt”. Nếu thực hiện không đúng hai yếu tố vừa nêu thì đó sẽ là một trong những nguyên nhân có thể gây thấm. Khi đó, kết cấu bê tông có thể sẽ bị nứt và lưu ý rằng, hạng mục chống thấm chỉ bảo vệ kết cấu hay chỉ trám bít chỗ nứt nhỏ từ 1 li trở lại chứ không hàn gắn đường nứt lớn hơn cũng như tham gia vào kết cấu công trình. Nhất là công trình bị lún sụt, kết cấu nền móng yếu, sai quy chuẩn sẽ gây nứt và thấm. Đặc biệt, nền và tường tầng hầm rất dễ bị thấm do tiếp xúc trực tiếp với đất; khi bị thấm, nước sẽ làm mục thép, bê tông và dẫn đến huỷ hoại.

Thông thường bị thấm ở các mạch ngừng như giữa sàn với sàn – đúc sàn ở hai thời điểm khác nhau. Tại đó, độ liên kết có phần “lỏng lẻo”; hoặc mạch ngừng giữa sàn với chân tường; hoặc thấm ở các khe lún – các khoảng hở giữa hai công trình như nhà liên kế. Và, tại những điểm tiếp giáp giữa ống kỹ thuật đi xuyên đà, xuyên sàn – cần có những cách thức thi công riêng biệt để bít kín giữa bê tông với ống nhựa. Việc thay đổi thiết kế, sửa chữa – phải đập, đục cũng là nguyên do dễ gây thấm, nếu không xử lý đúng cách.

Có hai dạng cấu trúc công trình có thể sẽ bị thấm là cấu trúc ngầm và cấu trúc nổi. Ngầm như tầng hầm; cấu trúc nổi như tường ngoài, nhà vệ sinh, phòng tắm, ban công, bồn hoa, sênô (máng xối), hồ nước, hồ bơi, hệ thống mái… Tựu trung, những nơi tiếp xúc trực tiếp môi trường tự nhiên, thường phải đối mặt với nắng mưa thì dễ gây thấm, nhất là xứ nhiệt đới.
    

Đường ống xuyên sàn, nơi dễ bị thấm, cần thực hiện đúng phương pháp / Những ngóc ngách cần chống thấm kỹ và đúng cách
    

Trộn admix vào bê tông / Thực hiện chống thấm ngay chân tường

Bài và ảnh: Nguyễn Tâm

Có thể bạn cũng quan tâm

Công nghệ Terra Pave mang đến lợi ích thế nào trong xây dựng đường giao thông?

Giải pháp chống thấm ngược do hiện tượng mao dẫn trong tường xây mới bằng gạch đá

Từ tấm pin mặt trời, Nhật tạo ra nhà di động đặc biệt ứng phó thảm họa thiên tai

Thanh toán thông minh: động lực thúc đẩy giao thông xanh và bền vững

Vattenfall giới thiệu ngôi nhà nhỏ được làm từ tua-bin gió cũ

Bài trước Một người Việt được trao giải thành tựu trọn đời tại Mỹ
Bài tiếp Bauhaus: 90 năm vẫn tươi mới
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Xem xét bố trí 10.000 tỷ đồng làm Vành đai 4 TP.HCM qua Đồng Nai
Kinh tế / Pháp luật 18/05/2025
[Cà phê Net Zero] Sống thân thiện với môi trường và bền vững
Sự kiện 18/05/2025
Tham vọng của Neom đối mặt thách thức môi trường
Tin thế giới 18/05/2025
Lại nói chuyện “kiến trúc hàng hiệu”
Góc nhìn 17/05/2025
Thiết kế “luồng xanh” cho nhà ở xã hội
Kinh tế / Pháp luật 17/05/2025
TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
Tin trong nước 17/05/2025
Điện Thái Hòa – công trình di sản xanh đầu tiên tại Việt Nam
Điểm đến 16/05/2025
Cả nước hoàn thành 11 dự án nhà ở xã hội trong quí 1-2025
Tin trong nước 16/05/2025
Năng lượng xanh trong khu công nghiệp: “Chìa khóa” để Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững
Năng lượng - Môi trường 16/05/2025
Tháp Senna – tòa nhà dân cư cao nhất thế giới
Tin thế giới 15/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Giải pháp

Hoàn thiện hạ tầng thanh toán bán lẻ cho thành phố thông minh

Ashui.com 04/10/2024
Giải pháp

Ồ ạt lắp điện mặt trời ở ban công căn hộ, điều gì xảy ra?

Ashui.com 05/09/2024
Giải pháp

Bãi đỗ xe tự động: Giải pháp cho đô thị tương lai

Ashui.com 27/08/2024
Giải pháp

Tiến đến Net Zero, Việt Nam sẽ có thêm nhiều nhà máy trung hoà carbon

Ashui.com 24/07/2024
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?