By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Triển khai dự án khai thác quỹ đất tại các ga đường sắt theo mô hình TOD
    Tạp chí Xây dựng 14/05/2025
    Quy hoạch chung TP.HCM theo mô hình đa trung tâm với 6 phân vùng
    Tạp chí Xây dựng 13/05/2025
    Điều chỉnh cục bộ quy hoạch sân bay Long Thành
    Báo Xây dựng 12/05/2025
    Chính phủ chính thức thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025
    TTXVN 11/05/2025
    [Cà phê Net Zero] Thiết kế bền vững trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng
    Ashui.com 11/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Góc nhìn

Tranh chấp đất nông, lâm trường: Bao giờ đi đến hồi kết?

Ashui.com 21/07/2015
9 phút đọc
SHARE

Phản ánh với Đoàn Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai tại các nông trường, lâm trường quốc doanh giai đoạn 2004 – 2014, lãnh đạo nhiều địa phương phía Bắc bày tỏ lo ngại về một cuộc tranh chấp khó có hồi kết.

Tại hội thảo “Tình hình quản lý, sử dụng đất đai tại các lâm trường quốc doanh, thực trạng và những vấn đề đặt ra” do Chủ tịch Hội đồng Dân tộc K’sor Phước chủ trì, đại diện các địa phương khu vực phía Bắc nêu thực trạng hiện nay chưa có hướng dẫn để giải quyết phần diện tích đất đang có tranh chấp tại các lâm trường cũng như việc thanh lý tài sản trên đất rừng sau khi chuyển giao và cơ chế tích tụ đất rừng sản xuất…

 

Lấn chiếm tràn lan

Kết quả của thực trạng trên là nhiều địa phương không dám nhận phần đất được giao lại, dẫn đến khó thu hút các cá nhân, doanh nghiệp có tiềm lực đầu tư vào những diện tích đất này. 

Trong khi đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa nắm chính xác con số diện tích các loại đất rừng do từng lâm trường quốc doanh quản lý. 


(ảnh minh họa) 

Thực tế cho thấy, nếu những vướng mắc cũ trong sắp xếp, đổi mới lâm trường quốc doanh không được tháo gỡ, sẽ rất khó tạo được diện mạo mới cho lĩnh vực này. 

Như tại Hà Nội, theo báo cáo của Tp.Hà Nội, tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp của Hà Nội là 28.851 ha, trong đó, diện tích đất có rừng là 24.301 ha, rừng trồng mới là 227 ha. 

Qua kiểm tra, các nông, lâm trường thì thấy, nhiều đơn vị chưa thực hiện thủ tục thuê đất, giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chưa nộp tiền thuê đất, tiền sử dụng đất theo quy định, chưa rà soát diện tích đất đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng và cả diện tích không quản lý, sử dụng để bàn giao lại địa phương, dẫn đến hàng nghìn héc-ta đất trong thời gian dài không ai quản lý.

Nhiều diện tích đất bị lấn chiếm, tranh chấp, chuyển mục đích thành đất ở. Các hộ được giao khoán đất để sản xuất tự xây dựng nhà ở, chuyển nhượng trái phép. Có tới 6,9 triệu m2 đất bị sử dụng sai mục đích. Tình trạng lấn chiếm, mua bán trái phép diễn ra tràn lan tại hầu khắp các nông, lâm trường…

Hay như theo báo cáo của tỉnh Tây Ninh, việc tỉnh giao đất cho các nông, lâm trường quốc doanh trước đây chủ yếu theo quy hoạch trên bản đồ, chưa được đo đạc làm rõ ranh giới trên thực địa, đồng thời, một số nông, lâm trường do buông lỏng việc quản lý nên đã diễn ra tình trạng bao chiếm đất sản xuất trái phép, dẫn đến tranh chấp kéo dài, làm tình hình quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh ngày càng phức tạp.

Các địa phương đề nghị, sau đợt giám sát, cần có tiêu chí xác định rõ hiệu quả hoạt động, diện tích đất giao khoán thuộc quyền quản lý của lâm trường cũng như các căn cứ xác định quy mô của mỗi đơn vị. 

Đồng thời, chỉ đạo sát sao việc thay đổi phương thức quản trị… Có như vậy, hiệu quả và chất lượng sắp xếp, đổi mới lâm trường quốc doanh mới đạt mục tiêu và mong muốn đề ra. 

Chủ yếu trên sổ sách

Theo tổng hợp của Đoàn giám sát cho thấy, sau hơn 10 năm thực hiện sắp xếp lại các lâm trường quốc doanh theo Nghị quyết số 28/NQ/TƯ ngày 16/6/2003 về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh của Bộ Chính trị và các nghị định của Chính phủ, hiện nay, cả nước có 148 công ty lâm nghiệp và 91 ban quản lý rừng phòng hộ.

Tổng diện tích rừng do các ban quản lý rừng phòng hộ và các công ty lâm nghiệp đang quản lý, sử dụng là hơn 3 triệu 500 nghìn héc-ta.

Trong quản lý và sử dụng đất đai, 25% nông, lâm trường đã chuyển sang giao đất có thu tiền hoặc thuê đất theo quy định của Luật Đất đai; 56% nông, lâm trường với 57% tổng diện tích đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; các nông, lâm trường đã bàn giao gần 532.000 héc-ta đất cho chính quyền địa phương quản lý để giao cho dân và đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng.

Việc rà soát hiện trạng sử dụng đất của các lâm trường mới chủ yếu thực hiện trên sổ sách mà không được rà soát trên thực địa.

Nhiều lâm trường sau khi được sắp xếp đã không thực hiện việc lập hoặc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất chi tiết để phù hợp yêu cầu nhiệm vụ mới sau khi sắp xếp; không rà soát xác định, cắm mốc và đo đạc ranh giới đất. Nhiều lâm trường chuyển đổi thành doanh nghiệp đã không làm thủ tục chuyển sang giao đất có thu tiền hoặc thuê đất theo quy định của Luật Đất đai.

Tại một số đơn vị sau khi cổ phần hóa, công tác quản lý đất đai vẫn tiếp tục lỏng lẻo, không được tăng cường. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các nông, lâm trường ở các địa phương còn chậm, đến nay còn 54,2% diện tích chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Tình trạng tranh chấp, vi phạm Luật Đất đai trong các lâm trường vẫn còn phổ biến dưới nhiều hình thức. Việc bàn giao đất cho địa phương quản lý còn chậm, hiệu quả chưa cao. 10 năm qua, các nông, lâm trường đã chuyển giao một phần đất về cho chính quyền địa phương quản lý 883.012 héc-ta, thấp so với yêu cầu…

Tất nhiên, so với tình trạng cách đây 10 năm, cả nước có 39 tỉnh, thành có nông trường bị lấn chiếm đất; 24 tỉnh, thành có tranh chấp đất nông trường; 39 tỉnh, thành có lâm trường bị lấn chiếm đất và 24 tỉnh, thành có tranh chấp đất ở các lâm trường. 

Khi quá trình sắp xếp, đổi mới chưa được triển khai, tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất của các nông, lâm trường trên toàn quốc diễn ra khá phổ biến, nhiều trường hợp kéo dài và phức tạp. Thì đến nay, tình trạng trên đã giảm đi nhiều nhưng bao giờ mới đi đến hồi kết của cuộc tranh chấp này vẫn đang là vấn đề còn bỏ ngỏ. 

Đoàn Trần 
(VnEconomy)  

Có thể bạn cũng quan tâm

Giờ giới nghiêm của đất

Phân lô đất nông nghiệp trái phép sẽ được chấn chỉnh

Thị trường “ngầm” quyền sử dụng đất nông nghiệp đang “nổi”

TPHCM: chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp giảm, đất đô thị tăng

Giữ lại vòng tròn đất trồng vùng ven

TỪ KHÓA:đất lâm trườngđất nông lâm trườngđất nông nghiệpđất nông trường
Bài trước Gỡ vướng mắc trong quá trình thi hành Luật Đất đai ở TP.HCM
Bài tiếp Người nước ngoài đã mua hàng trăm căn hộ ở TP.HCM
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Saudi Arabia ứng dụng AI điều tiết, xử phạt giao thông
Nhìn ra thế giới 14/05/2025
Triển khai dự án khai thác quỹ đất tại các ga đường sắt theo mô hình TOD
Tin trong nước 14/05/2025
Vốn FDI vào bất động sản đạt gần 2,4 tỉ đô la Mỹ trong quí 1-2025
Bất động sản 14/05/2025
KTS Trần Thị Ngụ Ngôn nhận giải thưởng DIVIA AWARD 2025 tôn vinh những thành tựu của nữ kiến trúc sư
Kiến trúc sư 13/05/2025
An Cường ra mắt 21 màu Acrylic vân gỗ mới nhất năm 2025
Trang trí nội thất 13/05/2025
Quy hoạch chung TP.HCM theo mô hình đa trung tâm với 6 phân vùng
Tin trong nước 13/05/2025
TPHCM trước ngưỡng cửa trở thành đô thị dịch vụ hàng đầu
Đối thoại 13/05/2025
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch sân bay Long Thành
Tin trong nước 12/05/2025
TS. Lê Đạt Chí: Thời cơ hiếm có của Trung tâm tài chính quốc tế TPHCM
Đối thoại 12/05/2025
Phân cấp lại thẩm quyền Thủ tướng, bộ trưởng, chủ tịch tỉnh về quy hoạch khi sáp nhập
Kinh tế / Pháp luật 11/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Phản biện

Đô thị có cần đất nông nghiệp?

Ashui.com 16/10/2017
Kinh tế / Pháp luật

Chính phủ yêu cầu hạn chế thu hồi đất nông nghiệp

Ashui.com 08/04/2015
Kinh tế / Pháp luật

Chạy đua xây dựng khu công nghiệp ở ĐBSCL: Lãng phí đất đai trầm trọng

Ashui.com 13/08/2013
Kinh tế / Pháp luật

Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) vẫn khó hạn chế khiếu kiện

Ashui.com 23/03/2013
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?