By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
    ConsMedia 19/05/2025
    Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
    Báo Xây dựng 19/05/2025
    [Cà phê Net Zero] Sống thân thiện với môi trường và bền vững
    Ashui.com 18/05/2025
    Tham vọng của Neom đối mặt thách thức môi trường
    Tạp chí Xây dựng 18/05/2025
    TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
    KTSG Online 17/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Phản biện

Hạ tầng chạy theo quy mô dân số

Ashui.com 08/12/2015
12 phút đọc
SHARE

Thời gian qua, ùn tắc giao thông trên nhiều tuyến đường xuyên tâm, hướng tâm đang khiến Hà Nội khá lúng túng. Nhiều chuyên gia cho rằng, nguyên nhân sâu xa không chỉ là tình trạng thi công ồ ạt các công trình giao thông tại một số nút giao lớn, mà thực chất là TP đang rơi vào vòng luẩn quẩn: Hạ tầng chạy theo quy mô dân số.  

Mạng lưới mất cân bằng 


Đường nhánh dẫn các phương tiện đi xuống từ đường Vành đai 3 trên cao gần nút giao thông Phạm Hùng – Đại lộ Thăng Long.
(Ảnh: Phạm Hùng) 

Đường Vành đai 3 trên cao được đưa vào sử dụng từ năm 2012, cùng với nhiều tuyến, trục xuyên tâm, hướng tâm khác, tuyến cao tốc đô thị này đã phát huy tác dụng, giảm tải đáng kể cho các trục đường dưới thấp. Tuy nhiên, nhìn nhận về thiết kế, vị trí của Vành đai 3, đa số người “có nghề” cho rằng, sớm hay muộn nó cũng sẽ là tác nhân gây ùn tắc giao thông (UTGT) bởi những điểm tách nhập dẫn dòng phương tiện trực tiếp xung phá các nút giao cắt lớn trong một đô thị vốn đang quá tải dân cư và phương tiện. 

Thực tế đang cho thấy nhận định này hoàn toàn có cơ sở. Vành đai 3 chạy xuyên tâm Hà Nội, một số điểm lên xuống tiếp xúc quá gần với nút giao lớn như tại khu vực ngã tư Khuất Duy Tiến – Nguyễn Xiển, Phạm Hùng – Đại lộ Thăng Long. Theo lý giải của Ban quản lý dự án Thăng Long, các điểm tiếp xúc này trong điều kiện giao thông bình thường không vướng các công trình xây dựng sẽ đáp ứng lưu thông, không xảy ra UTGT. Tuy nhiên, Vành đai 3 được xây dựng theo mô hình cao tốc đô thị, nguyên tắc cơ bản của loại hình cao tốc là tính Lưu động phải cao hơn tính Truy cập. Hiểu nôm na thì với đường cao tốc, càng ít lối ra vào, tiếp xúc với đường nhánh thì càng cho hiệu quả tốc độ lưu thông và độ an toàn cao. 

Hà Nội cần một Kiến trúc sư trưởng, một Tổng công trình sư đúng nghĩa, có thực tài, tâm huyết và quan trọng là phải có thực quyền để xử lý các vấn đề “lồi lõm”, xây dựng quy hoạch tổng thể khoa học và cân đối, giúp Hà Nội phát triển bền vững. 
– TS Đặng Minh Tân, Giảng viên khoa Đường bộ, Đại học GTVT

Hà Nội chưa kiểm soát, hạn chế nhà cao tầng khu vực nội đô theo đúng chủ trương đã được phê duyệt, quy hoạch chung đã bị phá vỡ do mật độ dân cư quá lớn so với thiết kế ban đầu dẫn đến mất cân bằng về hệ thống hạ tầng cơ sở, khiến gia tăng UTGT.
– TS Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam

Tình trạng xung đột chồng chéo giữa lối lên xuống đường Vành đai 3 với các nút giao lớn gây UTGT như hiện nay hầu như không có cách nào giải quyết. Các biện pháp khả thi như làm đường tránh hay cải tạo lại hướng đi đều rất tốn kém cả về mặt bằng lẫn chi phí. Đó cũng là yếu điểm của đường trên cao, rất khó đấu nối đồng bộ vào hệ thống chung.
– GS Bùi Xuân Cậy, Nguyên Trưởng khoa Công trình, Đại học GTVT

Thế nhưng với quá nhiều điểm mở, giao cắt đường bên dưới như hiện nay, Vành đai 3 đang tự tạo cho mình những nút thắt cổ chai hiểm trở. Việc tách nhập đường cao tốc trên cao, lại ngay sát nút giao lớn đường đô thị dưới thấp vốn có mật độ phương tiện đông đúc hình thành những xung đột chồng chéo mà dù trong điều kiện bình thường cũng dễ dàng dẫn đến UTGT. Một khi xảy ra UTGT, không chỉ các tuyến hướng tâm bên dưới mà ngay chính Vành đai 3 cũng lâm vào cảnh “nghẽn mạng”. 

“Béo bụng thì nới thắt lưng”

Về thực trạng chung của mạng lưới giao thông đô thị Hà Nội, TS Đặng Minh Tân – Giảng viên khoa Đường bộ, Đại học GTVT nhận định, Hà Nội mới chỉ đang chú trọng phát triển hạ tầng nội bộ, gồng mình đáp ứng nhu cầu đi lại ngày một tăng cao của cư dân thành thị. Việc xây dựng các tuyến đường xuyên tâm chỉ là giải pháp ngắn hạn, nhất là đường trên cao. Bởi các tuyến đường này về lâu dài sẽ rất khó đấu nối đồng bộ với các tuyến vành đai, đường sắt đô thị khác đang rục rịch thành hình. Nhiều nguyên tắc về tĩnh không, đồng bộ hệ thống lưu thông có nguy cơ bị phá vỡ khi các tuyến này giao cắt qua nhau. Mặt khác việc xây dựng các tuyến đường trên cao ở Việt Nam cũng chưa đảm bảo đủ tiêu chuẩn khi thiếu hệ thống tường chống ồn, thiếu phương án giải quyết ô nhiễm khói bụi. Thời gian sẽ cho chúng ta minh chứng cụ thể về độ ồn khủng khiếp ảnh hưởng mạnh mẽ đến cư dân quanh các tuyến đường sắt đô thị đang được gấp rút hoàn thành.

Nguyên Trưởng khoa Công trình, Đại học GTVT – GS Bùi Xuân Cậy nhận định, tình trạng UTGT hiện nay chủ yếu là do quá tải khả năng đáp ứng của các tuyến đường hướng tâm. “Đường có thể ví như mương nước, khi nước quá nhiều, không thoát kịp sẽ tắc nghẽn, tràn ra khỏi mương” – GS Cậy phân tích. Nhiều chuyên gia cùng chung quan điểm khi cho rằng, nguyên nhân sâu xa của UTGT chính là sự quá tải của một đô thị mà hạ tầng luôn phải miệt mài đuổi bắt quy mô dân số. Ít ai để ý rằng, một TP có hạ tầng nói chung, giao thông nội bộ nói riêng càng phát triển sẽ càng thu hút người dân đổ về, mặt khác cư dân sẽ cố dồn vào bên trong chứ không muốn hướng ra ngoài TP tìm không gian sinh sống. Như thế, Hà Nội sẽ giống như một người béo bụng, bụng cứ phình mãi ra mà chân tay không phát triển kịp. Hạ tầng nội bộ càng mở rộng, càng thu hút người về sẽ như hành động “béo bụng thì nới thắt lưng”, thêm phần dễ thở nhưng vĩnh viễn không giải quyết được gốc rễ vấn đề.

Cần giải pháp chiến lược

Việc phát triển hạ tầng giao thông nội bộ là cần thiết và không thể chậm trễ, thế nhưng song song với đó, Hà Nội cũng cần gấp rút tìm cách hướng cư dân đến những không gian sinh sống rộng mở bên ngoài. Một trong những giải pháp hàng đầu được các chuyên gia quy hoạch, giao thông đô thị nhắc đến là phát triển hệ thống đường sắt cao tốc nối trung tâm TP với vùng ven và địa phương lân cận. Nếu có những tuyến đường sắt đạt vận tốc từ 50 – 100km/giờ nối trung tâm Hà Nội với Sơn Tây, Mỹ Đức, Sóc Sơn…, xa hơn là Thái Nguyên, Bắc Ninh, Ninh Bình…, thời gian di chuyển từ nơi ở của người lao động, cán bộ, học sinh, sinh viên rút ngắn còn 1 – 2 tiếng đồng hồ, chắc chắn sẽ giúp giảm mạnh mật độ, kiềm chế gia tăng dân số cơ học của Hà Nội. Đường sắt có lợi thế là khả năng vận chuyển lớn, người sử dụng không phải hao phí thời gian, sức lực để lái xe, độ an toàn cao hơn đường bộ. Ở nhiều nước phát triển như Nhật Bản, Pháp, Singapore…, đường sắt từ lâu đã được coi là xương sống của hệ thống giao thông đô thị.

Bên cạnh đó, việc hạn chế xây dựng chung cư cao tầng trong nội thành cũng đang được dư luận quan tâm gắt gao. Nếu chỉ di chuyển các cơ quan, cơ sở sản xuất, trường học, bệnh viện ra ngoại thành mà để cao ốc mọc lên chi chít thì cũng giống như đảo ngược chiếc đồng hồ cát, hướng của dòng chảy lưu thông đổi chiều còn các nút giao cắt, các tuyến hướng tâm vẫn khó lòng thoát khỏi UTGT. Đây cũng chính là lý do khiến các chuyên gia lựa chọn giải pháp chiến lược là phát triển đường sắt cao tốc kết nối Hà Nội với các không gian thông thoáng lân cận.

Vẫn biết nền tảng tài chính của đất nước, của Hà Nội còn hạn hẹp, phải tạm thời lựa chọn những giải pháp ngắn hạn. Thế nhưng những hệ lụy của chúng càng về lâu dài càng nặng nề và khó giải quyết hơn. Yếu huyệt thực sự của giao thông đô thị Hà Nội là sự mất cân bằng, chú trọng phát triển giao thông nội bộ trong khi thiếu tính kết nối với các không gian sinh sống lân cận. Dù có tốn thêm bao nhiêu tiền của, làm thêm bao nhiêu con đường, nếu tốc độ gia tăng dân số không có hạn mức, không được kìm chế thì hạ tầng sẽ như chiếc thắt lưng nới rộng trên vòng bụng to, một ngày sẽ hết mức và bung khỏi bộ y phục đô thị của Hà Nội.

Ngọc Hải 
(Kinh tế & Đô thị)  

Có thể bạn cũng quan tâm

Hà Nội: Tăng tốc thực hiện nhiều dự án hạ tầng trọng điểm

Xanh hóa giao thông đô thị: Chìa khóa cho Thủ đô phát triển bền vững

Giải pháp căn cơ hóa giải ùn tắc giao thông

Phát triển giao thông vận tải Thủ đô: Hướng tới mạng lưới đa phương thức

Hà Nội dừng triển khai một loạt dự án hạ tầng của các công ty bất động sản

TỪ KHÓA:giao thông hà nộihạ tầng giao thông Hà Nộihạ tầng Hà Nội
Bài trước Gói 30.000 tỷ đã “tiêu” được gần một nửa
Bài tiếp Tập đoàn Hoa Sen đầu tư 2000 tỷ đồng xây nhà máy thép ở Bình Định
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
Sự kiện 19/05/2025
Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
Tin trong nước 19/05/2025
Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững kiến trúc nhà ở các dân tộc thiểu số vùng miền núi phía Bắc
Kiến trúc 19/05/2025
Thành lập hội đồng thẩm định báo cáo tiền khả thi metro Bình Dương – TPHCM
Kinh tế / Pháp luật 19/05/2025
Xem xét bố trí 10.000 tỷ đồng làm Vành đai 4 TP.HCM qua Đồng Nai
Kinh tế / Pháp luật 18/05/2025
[Cà phê Net Zero] Sống thân thiện với môi trường và bền vững
Sự kiện 18/05/2025
Tham vọng của Neom đối mặt thách thức môi trường
Tin thế giới 18/05/2025
Lại nói chuyện “kiến trúc hàng hiệu”
Góc nhìn 17/05/2025
Thiết kế “luồng xanh” cho nhà ở xã hội
Kinh tế / Pháp luật 17/05/2025
TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
Tin trong nước 17/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Tin trong nước

Gấp rút hoàn thiện các công trình giao thông trọng điểm của Hà Nội

Ashui.com 15/02/2021
Đối thoại

Hà Nội triển khai nhiều tuyến đường sắt đô thị trong nhiệm kỳ tới

Ashui.com 12/10/2020
Tin trong nước

Hà Nội giải quyết điểm nóng về ùn tắc giao thông

Ashui.com 30/09/2020
Kinh tế / Pháp luật

Hà Nội được giữ toàn bộ số thu từ cổ phần hóa, thoái vốn để đầu tư phát triển hạ tầng

Ashui.com 03/07/2020
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?