By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    AMY Design Awards 2025: L.I.F.E ON khơi nguồn sức sống sáng tạo không gian
    Ashui.com 21/05/2025
    Đề xuất thành lập “Quỹ nhà ở quốc gia”
    VnEconomy 21/05/2025
    Hà Nội tăng cường quản lý, bảo tồn và tu bổ di tích trên địa bàn thành phố
    Báo Xây dựng 21/05/2025
    Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
    ConsMedia 19/05/2025
    Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
    Báo Xây dựng 19/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Quy hoạch đô thị

Thế nào là một dự án được quy hoạch “tốt” trong điều kiện Việt Nam

Ashui.com 04/01/2016
9 phút đọc
SHARE

1- Sự hạn chế của các điều kiện hiện tại với các dự án có quy mô lớn 

Quy hoạch phát triển đô thị, các chức năng và các khu vực dự án phục vụ phát triển kinh tế, xã hội luôn là nhu cầu cấp thiết trong mọi giai đoạn. Quy hoạch phát triển sẽ cụ thể hóa các đường lối, chính sách và chủ trương, định hướng phát triển từ cấp vĩ mô đến vi mô và quan trọng hơn, đó là khâu quyết định rất lớn đến sự phát triển thành công của các dự án nằm trong phạm vi quy hoạch.

 

Trong điều kiện hạn chế về định hướng cũng như các nguồn lực để phát triển của Việt Nam hiện nay, các dự án được quy hoạch chắp vá, cục bộ và chưa thực sự nghiên cứu tính khả thi để thực hiện là thực trạng khá phổ biến hiện nay. Điều này, tạo nên sự tác động nhất định đến sự phát triển của thị trường bất động sản trong tầm nhìn trung và dài hạn. 

Hiểu được điều đó, bài viết này cung cấp một góc nhìn riêng của tác giả, có hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn thiết kế quy hoạch trong và ngoài nước, về những khía cạnh quan trọng của một dự án được quy hoạch tạm gọi là ‘tốt’ tại Việt Nam. 


(ảnh minh họa)  

2- Phải được thực thi trong điều kiện và bối cảnh ‘hạn chế nhất’ 

Bỏ qua những khái niệm và tiêu chí học thuật về sự phát triển của dự án theo các thiết kế quy hoạch hiện nay. Thì xét một cách thực tế, hầu hết các dự án quy hoạch đều gặp khó khăn, nếu không muốn nói là hạn chế rất lớn về mặt triển khai thực tế để đáp ứng nhu cầu thị trường hiện nay. Trong sự biến động của thị trường, hầu như các mục tiêu ngắn hạn là giải pháp cho các doanh nghiệp tư nhân về bất động sản, và với các dự án quy hoạch có quy mô lớn lên đến vài chục hecta thì không phải đơn vị nào cũng đủ năng lực phát triển.

Tiêu chí thực thi quy hoạch trong điều kiện ‘hạn chế nhất’ bao gồm các hạn chế về thị trường, xã hội, chính sách và tài chính dự án, đều phải được cân nhắc để tìm ra lời giải cho các mục tiêu ngắn hạn, cực kỳ ngắn hạn. Sự thực thi quy hoạch này không có nghĩa là hủy hoại môi trường, mà nó mang một ý nghĩa thực tế để đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương và tăng cường các giá trị sản phẩm cho thị trường.

‘Hạn chế nhất’ là một phạm vi các giải pháp để rút ngắn sự phụ thuộc của chủ đầu tư vào các khái niệm ràng buộc của việc thực hiện dự án, như tài chính, năng lực, pháp lý và đôi khi, cũng là những giải pháp đối phó, dùng chính nguồn thu tài chính từ dự án để phát triển dự án đó.

Tác giả đã từng có kinh nghiệm làm việc với một tập đoàn về đầu tư tài chính, khi họ tham gia thực hiện một dự án tại huyện đảo Phú Quốc. Mặc dù là một tập đoàn có năng lực tài chính để đáp ứng phát triển tổng thể dự án, nhưng họ vẫn có những giải pháp tài chính ‘cực kỳ ngắn hạn’ để tạo ra nguồn thu cho dự án để tiếp tục phát triển các thành phần khác của dự án mà không phụ thuộc vào thị trường hay nguồn tài chính từ bên ngoài nào khác.

Họ không đặt nặng các khái niệm hàn lâm mà chú trọng đến tính ‘thực thi’ và tự ‘điều chỉnh’ của nhu cầu trong dự án của họ.

3- Dựa vào ‘nội lực’ là chính

‘Các giải pháp phát triển dự án quy mô lớn với ý tưởng quy hoạch nên dựa vào nội lực là chính’ , đó là thông điệp phổ biến khi cá nhân tác giả có dịp tham dự các hội thảo quốc tế về quy hoạch xây dựng bền vững tại các nước phát triển. Tại Việt Nam, định hướng ấy cũng vẫn còn có tác dụng rất lớn.

Hầu như những dự án vài trăm hecta ở các khu vực đô thị lớn hiện nay, đều do các tập đoàn đầu tư nước ngoài thực hiện, ví dụ như Khu đô thị Phú Mỹ Hưng ở quận 07, Khu công viên Yên Sở tại Hà Nội, hay các khu vực phát triển dự án của Samsung ở Thái Nguyên và còn nhiều khu vực khác trong tương lai. Chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng những dự án này đòi hỏi tiềm lực tài chính rất lớn và sẽ kéo theo sự hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương trong tương lai. Đây là cách thức đầu tư từ trên xuống. 

Với khả năng của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, các giải pháp phát triển dự án nên dựa vào nội lực của chính địa phương, dựa vào điều kiện kinh tế địa phương và nguồn lực địa phương để phát triển theo từng giai đoạn sẽ là một tiêu chí quan trọng để đảm bảo tính khả thi, tránh dựa vào việc phụ thuộc và kêu gọi đầu tư. 

Cá nhân tác giả cũng từng có cơ hội tham gia nhiều dự án quy hoạch lên đến vài nghìn hecta tại các khu vực được coi là trung tâm tài nguyên của từng tỉnh, từng vùng và hầu hết quan điểm phát triển dự án mà mọi người mong đợi vẫn là ’kêu gọi đầu tư nước ngoài’ để phát triển địa phương. Cho đến nay, hầu như các giải pháp quy hoạch để thích ứng với yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài kéo theo những thỏa thuận, bài toán về tài chính, môi trường vẫn chưa có hồi kết và đem lại kết quả rõ nét thì các nguồn nội lực chính là ‘kinh tế địa phương’ lại chẳng được quan tâm đến.

Có một thực tế mà chúng ta ít để ý đến, hầu hết các nhà đầu tư dự án bất động sản vào Việt nam chủ yếu là khu vực châu á, nơi đang diễn ra tốc độ đô thị hóa và nhiều bài học kinh nghiệm về môi trường và kinh tế địa phương, chúng ta vẫn đang cố gắng ‘rút sợi dây kinh nghiệm‘ từ những nhà đầu tư như thế này trong tương lai. Những nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ ít để ý đến địa phương khi mà nền kinh tế địa phương chưa tạo ra cho bản thân địa phương một nét riêng biệt để cạnh tranh. 

KTS Trương Nam Thuận 

  • Công cụ FIT ứng dụng cho các dự án thiết kế quy hoạch 

Có thể bạn cũng quan tâm

Lấy ý kiến người dân khi lập, điều chỉnh quy hoạch

Luật Quy hoạch đòi hỏi cải cách thể chế

Quy hoạch đô thị theo tư duy cũ – Cách nhanh nhất để… bức tử một thành phố

ĐBSCL sẽ “khai tử” quy hoạch riêng lẻ, tiến đến quy hoạch tích hợp

Đổi mới phương pháp tiếp cận phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

TỪ KHÓA:dự án quy hoạchphương pháp quy hoạchTrương Nam Thuận
Bài trước KTS Hoàng Thúc Hào: Luôn hướng đến kiến trúc xanh, thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng
Bài tiếp Gạch tái chế có thể làm mát các tòa nhà
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

AMY Design Awards 2025: L.I.F.E ON khơi nguồn sức sống sáng tạo không gian
Sự kiện 21/05/2025
Đề xuất thành lập “Quỹ nhà ở quốc gia”
Tin trong nước 21/05/2025
Hà Nội tăng cường quản lý, bảo tồn và tu bổ di tích trên địa bàn thành phố
Tin trong nước 21/05/2025
Bộ Xây dựng nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hơn 200 định mức xây dựng
Kinh tế / Pháp luật 20/05/2025
Nguồn năng lượng xanh trong khu công nghiệp đã được “cởi trói”?
Góc nhìn 20/05/2025
“Đồ nội thất nhanh” cũng nguy hiểm như thời trang nhanh?
Nội - ngoại thất 20/05/2025
Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
Sự kiện 19/05/2025
Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
Tin trong nước 19/05/2025
Hà Nội: Khởi công xây cầu Tứ Liên
Tin trong nước 19/05/2025
Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững kiến trúc nhà ở các dân tộc thiểu số vùng miền núi phía Bắc
Kiến trúc 19/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Góc nhìn

TP.HCM nên ‘Đứng im’ và ‘Tự nuôi dưỡng hoàn thiện mình’

Ashui.com 27/03/2016
Quy hoạch đô thị

Nhân lực – yếu tố then chốt quyết định chất lượng quy hoạch

Ashui.com 19/03/2016
Tư vấn thiết kế

“Dòng chảy 2R” (Phú Quốc) / thiết kế: TNA

Ashui.com 28/12/2015
Quy hoạch đô thị

Đổi mới công tác quy hoạch xây dựng đô thị hướng tới phát triển bền vững

Ashui.com 09/12/2015
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?