By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    [Cà phê Net Zero] Sống thân thiện với môi trường và bền vững
    Ashui.com 18/05/2025
    Tham vọng của Neom đối mặt thách thức môi trường
    Tạp chí Xây dựng 18/05/2025
    TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
    KTSG Online 17/05/2025
    Cả nước hoàn thành 11 dự án nhà ở xã hội trong quí 1-2025
    KTSG Online 16/05/2025
    Năng lượng xanh trong khu công nghiệp: “Chìa khóa” để Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững
    Ashui.com 16/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Nhìn ra thế giới

“Nấm đá” trong kiến trúc Phou Asa

Ashui.com 11/07/2009
9 phút đọc
SHARE

Trên một đỉnh đồi cao ở làng Kiet Ngong thuộc huyện Phatoumphone tỉnh Champasak, Lào, kiến trúc Phou Asa trở thành một trong những điểm nhấn độc đáo về văn hoá ở vùng Nam Lào bởi lối xây thành trông giống như những cây nấm bằng đá khổng lồ vươn mình lên trời cao.

Từ Pakse, thủ phủ của tỉnh Champasak, nơi hội tụ những vẻ đẹp đặc sắc nhất về văn hoá, tự nhiên của bốn tỉnh Nam Lào, mất khoảng một giờ rong ruổi trên tỉnh lộ 13 là đến vạt rừng phòng hộ quốc gia Xe Pian, nơi có làng săn voi nổi tiếng nhất ở Lào là Kiet Ngong. Cũng là nơi kiến trúc cổ Phou Asa toạ lạc trong rừng già, trên đỉnh một ngọn núi đá cao giữa rừng.


Ngôi đền cổ giờ chỉ còn lại bức tường đá cùng những cửa sổ thông gió

Từ làng Kiet Ngong, với khoảng một giờ đi bộ men theo đường mòn trong rừng, sẽ đến một ngọn núi đá cao nổi bật lên giữa bốn bề rừng xanh. Và ở điểm cao nhất của ngọn núi là những trụ đá lớn, tròn vành vạnh, với kích cỡ từ hai đến ba người ôm, được xếp lại từ vô vàn những phiến đá nhỏ có chiều cao 2 – 3m. Trên đỉnh của những trụ đá tròn ấy là một phiến đá sa thạch lớn hơn vòng tròn của trụ đá, được xếp đè lên trên, nhìn xa xa, từng trụ đá thẳng hàng, với chóp đỉnh bè bè trông như những cây nấm mọc lên từ núi đá.

Kiến trúc Phou Asa  gắn liền với yếu tố lịch sử đậm nét của những người nông dân vùng Champasak.

Ngày xưa, ở làng Kiet Ngong có một nhà sư tên là Sa, được cử sang Siam (Thái Lan bây giờ) để học những kiến thức tân tiến. Sau nhiều năm, nhà sư trở về làng và mang theo một chiếc gương ma thuật. Ông tụ tập dân làng lại và biểu diễn cho người làng xem sự kỳ diệu của chiếc gương. Nhà sư Sa bỏ một ít lá khô, để ánh nắng trời phản chiếu qua gương khiến những lá khô bốc cháy khiến dân làng vô cùng kinh ngạc và thán phục, và tin rằng nhà sư này là một vị Phật sống, ông được mọi người kính trọng và cung tiến nhiều phẩm vật như hoa, trầm hương, đèn cầy…

  • Ảnh bên : Những trụ đá liền kề tạo nên bức thành độc đáo trong kiến trúc Phou Asa.

Vào thời điểm ấy, dân làng thường phải chịu sức ép nặng nề về thuế khoá và bị bóc lột sức lao động từ những chúa đất tàn bạo. Nhà sư Sa quyết định tập hợp dân làng để chống lại những thế lực gian ác đó. Và vào năm 1815, nhà sư Sa quyết định chuẩn bị cho cuộc chiến, ông tập hợp dân làng lên một ngôi đền nhỏ linh thiêng trên đỉnh núi đá, được người dân gọi là Phou Ai Sa nghĩa là “núi ông Sa” – nói gọn là Phou Asa – dạy người dân học đấu kiếm, cưỡi voi, cưỡi ngựa, và những thế võ cận chiến.

Sau thời gian dài bí mật luyện võ nghệ, vị sư Sa quyết định lãnh đạo người dân làm cuộc khởi nghĩa, đánh bại các lãnh chúa vùng Champasak và giành chiến thắng vẻ vang, giải phóng áp bức cho người dân nghèo cả vùng rộng lớn Champasak. Đó là câu chuyện lịch sử liên quan đến khu đền cổ trên đỉnh núi ông Sa. 

  • Ảnh bên : Tồn tại qua hàng thế kỷ, những trụ đá phủ đầy rêu mốc với thời gian

Riêng về góc độ kiến trúc, Phou Asa là một khu đền hoàn chỉnh, được dựng trên nền đá bằng phẳng của đỉnh núi, với những hàng trụ cột khổng lồ được kiến thiết vòng quanh tạo thành tường rào bảo vệ, bên trong thành có một tháp Phật, cạnh đó – ở trung tâm của thành – là ngôi đền lớn được bao quanh bởi những cây hoa Chămpa cổ thụ.

Khác hẳn với lối kiến trúc xây dựng Angkor là sử dụng những phiến sa thạch lớn, với những mảng điêu khắc chi tiết đi kèm. Ở Phou Asa, cũng với chất liệu duy nhất là đá, nhưng đá dùng xây dựng Phou Asa có kích cỡ nhỏ, mỗi viên mỏng bằng hai bàn tay chắp lại, mang nhiều độ dài ngắn khác nhau. Điểm đặc biệt là kiến trúc Phou Asa không sử dụng chất kết dính mà chỉ là những viên đá được xếp chồng chéo lên nhau theo những hình thù nhất định.

  • Ảnh bên : Kiến trúc “nấm đá” ở Phou Asa là điểm nhấn độc đáo của toàn khu đền  

Chân tường thành xếp vuông vức, vững chãi làm nền cho những trụ thành hình tròn được xếp lên trên. Khu đền cũng được xếp bằng những phiến đá với tường đền dày đến hơn 0,5m. Dù ngày nay khu đền đã bị sụp đổ khá nhiều, nhưng vẫn nhận ra nét kiến trúc độc đáo của đền, với cửa thông gió, và phân chia thành những gian phòng riêng biệt dùng làm nơi thờ tự của những tín đồ Phật giáo quanh vùng.

Tồn tại sau hàng trăm năm, di tích kiến trúc độc đáo ở Phou Asa dù bị hư hại khá nhiều, có những trụ cột bị biến dạng cong vẹo, sụp đổ theo thời gian, nhưng tổng thể khu kiến trúc vẫn còn khá hoàn chỉnh để hậu thế hôm nay có một cái nhìn bao quát về một khu thành trì vừa là nơi thờ cúng của những người sùng đạo vừa là nơi khởi nguồn cuộc đấu tranh của nông dân chiến thắng những thế lực tàn bạo.

  • Ảnh bên : Qua thời gian, nhiều cây “nấm đá” đã sụp đổ

Phou Asa được Lào công nhận là di sản quốc gia từ ngày 13.10.1993. Lối xây dựng kỳ lạ trong kiến trúc Phou Asa cho đến ngày nay vẫn là câu hỏi lớn với các nhà khảo cổ. Riêng với những người yêu thích sự khám phá, Phou Asa là điểm đến lý tưởng, bởi ngoài những di chỉ mang đậm dấu ấn văn hoá, lịch sử là những trụ đá của thành cổ ngày xưa, còn là những chuyến băng rừng Xe Pian thú vị, hay tìm hiểu đời sống của những chàng trai của làng Kiet Ngong với nghề săn voi rừng truyền thống có từ ba thế kỷ qua. Rong ruổi đường rừng cùng những chú voi đã được thuần hoá cũng góp phần cho chuyến đi đến Phou Asa thêm phần hấp dẫn và đáng nhớ với lữ khách phương xa.  

Bài và ảnh : Nguyễn Đình 

Có thể bạn cũng quan tâm

Saudi Arabia ứng dụng AI điều tiết, xử phạt giao thông

Hệ thống giao thông thông minh ở một số đô thị lớn trên giới

10 Pavilion nổi bật nhất tại Expo 2025 Osaka

Những thành phố lâm nguy

1 triệu USD mua được bao nhiêu m2 bất động sản xa xỉ trên thế giới?

Bài trước Hàng quà ở Hà Nội ngày xưa
Bài tiếp CHLB Đức mua lại điện của dân từ gần 10 năm qua
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững kiến trúc nhà ở các dân tộc thiểu số vùng miền núi phía Bắc
Kiến trúc 19/05/2025
Thành lập hội đồng thẩm định báo cáo tiền khả thi metro Bình Dương – TPHCM
Kinh tế / Pháp luật 19/05/2025
Xem xét bố trí 10.000 tỷ đồng làm Vành đai 4 TP.HCM qua Đồng Nai
Kinh tế / Pháp luật 18/05/2025
[Cà phê Net Zero] Sống thân thiện với môi trường và bền vững
Sự kiện 18/05/2025
Tham vọng của Neom đối mặt thách thức môi trường
Tin thế giới 18/05/2025
Lại nói chuyện “kiến trúc hàng hiệu”
Góc nhìn 17/05/2025
Thiết kế “luồng xanh” cho nhà ở xã hội
Kinh tế / Pháp luật 17/05/2025
TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
Tin trong nước 17/05/2025
Điện Thái Hòa – công trình di sản xanh đầu tiên tại Việt Nam
Điểm đến 16/05/2025
Cả nước hoàn thành 11 dự án nhà ở xã hội trong quí 1-2025
Tin trong nước 16/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Năng lượng - Môi trườngNhìn ra thế giới

Con đường phát triển xanh của quốc gia duy nhất thế giới đảo ngược nạn phá rừng, với 99% năng lượng tái tạo

VnEconomy 12/03/2025
Nhìn ra thế giới

Những quy định nội thất kiến trúc của Nhà Trắng

Ashui.com 04/03/2025
Nhìn ra thế giới

Công nghệ phát triển tòa nhà sử dụng năng lượng bằng 0 (ZEB)

Ashui.com 22/02/2025
Nhìn ra thế giới

Sau 4 năm, Trung Quốc vẫn sa lầy trong cuộc khủng hoảng bất động sản

Ashui.com 16/02/2025
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?