By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
    Báo Xây dựng 19/05/2025
    [Cà phê Net Zero] Sống thân thiện với môi trường và bền vững
    Ashui.com 18/05/2025
    Tham vọng của Neom đối mặt thách thức môi trường
    Tạp chí Xây dựng 18/05/2025
    TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
    KTSG Online 17/05/2025
    Cả nước hoàn thành 11 dự án nhà ở xã hội trong quí 1-2025
    KTSG Online 16/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Góc nhìn

Giờ giới nghiêm của đất

Ashui.com 03/02/2019
8 phút đọc
SHARE

Cùng với nước, đất là một trong hai thành tố quan trọng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và xã hội nông nghiệp. Theo quan niệm ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, đất thuộc hành thổ, một trong năm vật chất cấu thành thế giới.

Ở tiếng Việt, đất và nước kết hợp với nhau nhằm chỉ quốc gia, bờ cõi, lãnh thổ… Từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, đất gắn liền hàng loạt phong tục, tập quán trong xã hội, trong văn hóa truyền thống, như tục cúng Thần Đất, Thần Nông; thờ Thổ công, Thổ địa… Dân gian vẫn lưu truyền nhiều nghi lễ liên quan đến đất như lễ tịch điền, lễ động thổ, tục xông nhà…


(ảnh minh hoạ: Ashui.com)

Theo quan niệm Nho giáo, Thiên – Địa – Nhân (tam tài) là ba mối quan hệ rường cột, trong đó đất đóng ở vị trí trung tâm. Đất là địa bàn cư trú, sinh sống, hoạt động của muôn loài.

Xưa kia, Thần Đất cũng được gọi là Địa Mẫu (Mẹ Đất) tượng trưng cho phái nữ bởi có khả năng sản sinh ra của cải vật chất. Đến chế độ phụ quyền, hình tượng Mẹ Đất bị Ông Địa dần soán ngôi, nhưng bộ dạng của Ông Địa vẫn bảo lưu cái bụng bự tượng trưng cho khả năng sinh sản.

Rồi Ông Địa cùng với Thần Tài như một cặp bè trùng cùng quản lý một vùng đất hay một ngôi nhà. Thần Tài là sản phẩm của xã hội thương nghiệp khi nhiều người cần tới một vị thần cai quản hoạt động tài chính. Còn nói theo quan niệm ngũ hành tương sinh thì “thổ sinh kim”, nên Thần Tài phái sinh từ Thần Đất.

Suốt một năm làm việc vất vả, đất giúp cây cối sinh trưởng, mùa màng bội thu, nên đất cũng mệt mỏi, cần được nghỉ ngơi. Từ mùa cũ sang mùa mới, từ năm cũ sang năm mới chính là khoảng thời gian đất nghỉ. Đối với các dân tộc du canh du cư, việc chuyển từ vùng đất này sang vùng đất khác canh tác hay cư trú cũng nhằm đảm bảo cho đất nghỉ ngơi và màu mỡ trở lại.

Cuối năm, trong khoảng thời gian đất nghỉ ngơi để “tái tạo sức lao động”, người xưa tránh mọi hoạt động làm đất thức giấc, từ đốn cây, chặt củi, phá rừng cho đến động thổ… Những tục kiêng cữ được thực thi nghiêm ngặt từ ngày 23 tháng Chạp đến ngày đầu năm mới. Đến nỗi vào đêm trừ tịch, coi như khoảng thời gian tuyệt mật, nhất cử nhất động đều gắn liền với sự kiêng khem. Nhà nào có người không hợp tuổi với năm mới thì người đó không được phép ra ngoài quá giờ giao thừa, vì sợ khi trở về nhà vào đầu năm mới sẽ làm kinh động đến Thần Đất và mở màn cho một năm xui xẻo!

Kiêng cữ, lo sợ là vậy nhưng số vụ lúa cứ tăng lên. Cùng với đó là chất lượng nông sản giảm và đất đai thì không được nghỉ, thậm chí còn phải lãnh nhận quá nhiều phân hóa học và suy kiệt. Tình trạng khai thác triệt để tài nguyên đất trong bao nhiêu năm qua đã dạy cho chúng ta bài học về lòng biết ơn đối với đất: nếu để cho đất bị biến đổi chất, thậm chí sa mạc hóa thì sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và cuộc sống nói chung.

Gần đây có xu hướng chạy theo nông nghiệp công nghệ cao thay vì nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Nền nông nghiệp Việt Nam cần tạo ra sản phẩm chất lượng cao chứ không chỉ nhằm thể hiện phương thức sản xuất cao.

Lấy ví dụ hạt gạo Việt Nam đã cho năng suất rất cao suốt nhiều năm qua. Nhưng nếu số lượng mà đi đôi với chất lượng thì đây chính là niềm tự hào của đất nước. Tuy nhiên, chất lượng gạo Việt trượt dài xuống tận tốp dưới của những loại gạo kém chất lượng.

Trong quá khứ, Việt Nam đã từng có những giống gạo, loại gạo vang bóng một thời như Tám thơm miền Bắc, Nàng thơm miền Nam, gạo dé miền Trung. Nhưng theo thời gian, những loại gạo này chỉ còn lại cái tên để nhắc nhớ về dĩ vãng. Như vậy, công nghệ cao hay thấp chưa quá quan trọng trong lúc này mà quan trọng là chúng ta sản xuất ra loại gạo có chất lượng như thế nào. Không nên nhầm lẫn giữa chất lượng sản phẩm nông nghiệp và phương thức sản xuất.

Nước ta vốn là một nước nông nghiệp, đi kèm với phương thức sản xuất là văn hóa nông nghiệp. Tục thờ cúng Thần Đất rất phổ biến trong cộng đồng. Thế nhưng một mặt, con người thường xuyên dâng cúng nhiều lễ vật, bày tỏ sự kính trọng Thần Đất, mặt khác lại đối xử thô bạo, bất hiếu với đất. Trong thực tế chưa thấy có dấu hiệu suy giảm hay hành động thiết thực nhằm bảo vệ, gìn giữ đất. Tình trạng đất nông nghiệp bạc màu, đất ven biển nhiễm mặn, đất đồi núi xói lở, đất đô thị lún sâu… là những dấu hiệu cho thấy sự nguy kịch đã gần kề.

Tết đánh dấu chu kỳ mới của một năm. Theo tâm lý, người Việt thích nói những điều tốt đẹp vào dịp năm mới. Có lẽ một trong những “điều tốt đẹp” cần được đặc biệt quan tâm kể từ đầu năm nay là chúng ta cần từ bỏ những hành động vô tri đối với đất, cần xây dựng lộ trình cho đất nghỉ ngơi thông qua các quy tắc ứng xử của con người đối với đất.

Lê Hải Đăng

(TBKTSG)

Có thể bạn cũng quan tâm

Phân lô đất nông nghiệp trái phép sẽ được chấn chỉnh

Thị trường “ngầm” quyền sử dụng đất nông nghiệp đang “nổi”

TPHCM: chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp giảm, đất đô thị tăng

Giữ lại vòng tròn đất trồng vùng ven

Quảng Nam: Nhiều bất cập liên quan đến quản lý quy hoạch sử dụng đất

TỪ KHÓA:đất đaiđất nông nghiệp
Bài trước Kinh tế đất đai: Những bất cập trong giá đất và hệ lụy
Bài tiếp Đón chờ 11 sự kiện kiến trúc nổi bật thế giới năm 2019
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
Tin trong nước 19/05/2025
Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững kiến trúc nhà ở các dân tộc thiểu số vùng miền núi phía Bắc
Kiến trúc 19/05/2025
Thành lập hội đồng thẩm định báo cáo tiền khả thi metro Bình Dương – TPHCM
Kinh tế / Pháp luật 19/05/2025
Xem xét bố trí 10.000 tỷ đồng làm Vành đai 4 TP.HCM qua Đồng Nai
Kinh tế / Pháp luật 18/05/2025
[Cà phê Net Zero] Sống thân thiện với môi trường và bền vững
Sự kiện 18/05/2025
Tham vọng của Neom đối mặt thách thức môi trường
Tin thế giới 18/05/2025
Lại nói chuyện “kiến trúc hàng hiệu”
Góc nhìn 17/05/2025
Thiết kế “luồng xanh” cho nhà ở xã hội
Kinh tế / Pháp luật 17/05/2025
TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
Tin trong nước 17/05/2025
Điện Thái Hòa – công trình di sản xanh đầu tiên tại Việt Nam
Điểm đến 16/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Phản biện

Mối tương quan con người và đất đai

Ashui.com 20/07/2018
Góc nhìn

Bộ trưởng Tài nguyên và 3 “câu hỏi lớn” về đất đai

Ashui.com 09/01/2018
Phản biện

Đô thị có cần đất nông nghiệp?

Ashui.com 16/10/2017
Góc nhìn

Tranh chấp đất nông, lâm trường: Bao giờ đi đến hồi kết?

Ashui.com 21/07/2015
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?