By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Cần hơn 21.000 tỉ đồng để cứu 4 dòng sông ô nhiễm tại Hà Nội
    KTSG Online 27/07/2025
    Điều chỉnh chỉ tiêu nhà ở xã hội sát thực tế, giữ nguyên mục tiêu về quy mô
    Chinhphu.VN 26/07/2025
    Tọa đàm: “Sống cùng” – Từ “Nhà rừng” tới La Biennale Venice
    Ashui.com 25/07/2025
    Cả nước có 633 công trình xanh với 16,7 triệu m2 sàn được chứng nhận
    Báo Xây dựng 24/07/2025
    Việt Nam đăng cai RILEM-ICONS 2025 – Diễn đàn học thuật quốc tế lớn về vật liệu, kết cấu
    Báo Xây dựng 23/07/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Tin trong nước

Kiểm soát xe máy hết hạn để giảm ô nhiễm

Ashui.com 18/10/2019
8 phút đọc
SHARE

Sở Giao thông vận tải Tp.HCM cho biết, đang xây dựng kế hoạch thí điểm kiểm soát khí thải đối với mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông trên địa bàn thành phố. Tốc độ gia tăng phương tiện cá nhân trên địa bàn thành phố ngày càng cao đây là một trong những nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến tình trạng ô nhiễm không khí.

Theo thống kê sơ bộ, tính đến cuối tháng 8/2019, toàn Tp.HCM có gần 8 triệu phương tiện xe cơ giới, trong đó có khoảng 735.000 ôtô và gần 7,2 triệu xe máy. Việc gia tăng các loại phương tiện giao thông cơ giới có chất lượng khí thải kém đang ảnh hưởng đô thị.

Xe máy quá hạn, một “thủ phạm” gây ô nhiễm

Báo cáo mới đây của Sở Tài nguyên và môi trường Tp.HCM cho biết, các hoạt động giao thông là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất. Theo đó, khu vực nào lượng xe cộ càng cao và kẹt xe thường xuyên thì ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí càng nghiêm trọng.

Vì thế Sở Giao thông vận tải Tp.HCM đang nghiên cứu đề xuất UBND thành phố xem xét, báo cáo các cấp có thẩm quyền về việc cần thiết phải kiểm soát khí thải đối với mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông trên địa bàn thành phố nhằm từng bước tiến tới quản lý, giảm thiểu ô nhiễm không khí do khí thải gây ra.

Sở Giao thông vận tải cũng đề nghị Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam và Công ty Honda Việt Nam – đơn vị sản xuất xe máy có sản lượng cao nhất trong số các nhà sản xuất xe máy tại Việt Nam – xem xét, phối hợp và hỗ trợ trong việc xây dựng kế hoạch khảo sát thực trạng sử dụng mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông tại một số điểm trong nội thành và ngoại thành.

Các đơn vị này thống nhất các nội dung chi tiết, thời gian, biểu mẫu, hình thức khảo sát khi tiến hành kiểm tra để phục vụ đề xuất những giải pháp chính sách kiểm soát khí thải đối với loại phương tiện này. Sau đó, đề xuất nguồn kinh phí để thực hiện khảo sát.

Trước đó, tháng 10/2018, Sở Giao thông vận tải thành phố đã phối hợp với Sở Tài nguyên và môi trường đề xuất UBND Tp.HCM xây dựng đề án kiểm soát khí thải đối với môtô, xe gắn máy.

Cụ thể, sẽ xây dựng, ban hành bộ tiêu chuẩn địa phương về khí thải mô tô, xe máy trên địa bàn; xây dựng cơ chế chính sách và lộ trình thực hiện các giải pháp kiểm soát khí thải do mô tô, xe máy gây ra trên địa bàn (thu hồi xe cũ gây ô nhiễm; hỗ trợ chuyển đổi sang xe máy điện; phân vùng hạn chế giao thông…).

Với tốc độ tăng xe máy trên địa bàn Tp.HCM từ 10 – 15%/năm và vẫn áp dụng với chuẩn EURO 2 – mức gây ô nhiễm môi trường nặng nề – đã kéo theo tình trạng ô nhiễm môi trường không khí ngày càng nghiêm trọng. Lượng xe máy chiếm 95% phương tiện giao thông, chỉ tiêu thụ 56% lượng xăng nhưng lại thải ra 94% khí HC, 87% CO và 57% NOx trong tổng lượng phát thải của các loại xe cơ giới.

Công bố 3 nguyên nhân gây ô nhiễm

Hoạt động tham gia giao thông, sản xuất công nghiệp và hoạt động xây dựng liên tục trong suốt thời gian qua, là ba “thủ phạm” trực tiếp gây ra tình trạng ô nhiễm nặng không khí và hiện tượng mù quang hóa tại Tp.HCM.

Tại buổi họp báo về về tình hình ô nhiễm môi trường vào trung tuần tháng 10 vừa qua, ông Cao Tung Sơn, Giám đốc Trung tâm Quan trắc môi trường, Sở Tài nguyên và môi trường Tp.HCM đã cho biết như trên.

Theo ông Sơn, quan trắc chất lượng không khí tại 30 vị trí với tần suất 10 ngày mỗi tháng vào hai thời điểm 7h30′ – 8h30′ và 15h – 16h hàng ngày. Kết quả cho thấy, có sự gia tăng đột biến các chất ô nhiễm (NO2, SO2, CO, bụi lơ lửng, PM10, PM2.5,…) trong các ngày 18 – 20/9. Đặc biệt, ngày 20/9 bụi lơ lửng tăng gấp 2,19 lần; NO2 tăng 1,41 lần; CO tăng 1,4 lần.

Trung tâm Quan trắc môi trường cũng ghi nhận sự gia tăng bụi mịn PM10; PM 2.5 từ 1,9 lên 2,2 lần – vượt chuẩn lần lượt là 50%, 25%. Số liệu quan trắc tại 19 vị trí giao thông cho thấy hơn 50% là bụi lơ lửng, gần 94% là mức ồn vượt quy chuẩn cho phép.

Trong 3 nguyên nhân gây ô nhiễm, theo ông Sơn, ô nhiễm từ hoạt động giao thông là lớn nhất bởi Tp.HCM hiện có khoảng gần 10 triệu phương tiện giao thông (bao gồm xe của người dân ở tỉnh thành khác mang vào); 37 điểm thường xuyên kẹt xe… nên lượng khí thải độc hại ra môi trường là rất lớn.

“Để giảm thiểu ô nhiễm, cơ quan chức năng phải kiểm soát được nguồn ô nhiễm. Sở Tài nguyên và môi trường sẽ hoàn tất đề án phát triển mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường trình UBND Tp.HCM, để đầu năm 2020 triển khai thực hiện”, ông Cao Tung Sơn cho hay.

Một số giải pháp được đề ra nhằm kiểm soát ô nhiễm, gồm: đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường không khí và ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường không khí. Tăng cường mật độ đường, tỷ lệ đất dành cho giao thông.

Tăng cường vận tải hành khách công cộng, nâng số lượng xe buýt. Tăng cường kiểm tra, giám sát các nguồn thải mà đặc biệt là các nguồn thải lớn phải lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục và truyền số liệu quan trắc về Sở Tài nguyên và môi trường để giám sát.

Xuân Nghi

(VnEconomy)

Có thể bạn cũng quan tâm

Ô nhiễm không khí trong nhà cao hơn ngoài trời đặt ra yêu cầu mới cho công trình xanh

Điện khí hóa giao thông và lời giải bài toán ô nhiễm không khí

“Cuộc chiến” chống ô nhiễm không khí

Hà Nội và TP.HCM cần hành động quyết liệt để đưa chất lượng không khí về mức an toàn cho sức khoẻ

Hội nghị “Thúc đẩy thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn tại Việt Nam”

TỪ KHÓA:kiểm soát khí thảiô nhiễm không khí
Bài trước Võ Trọng Nghĩa: Thiết kế cho sự thanh thản, với thiên nhiên trong tâm trí
Bài tiếp Giao thông “nghẹt thở” tại những ngã tư sắp xây dựng hầm, cầu vượt ở Hà Nội
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Liên kết “ba nhà” trong xử lý chất thải rắn xây dựng hướng tới mục tiêu Net Zero
Năng lượng - Môi trường 27/07/2025
Cần hơn 21.000 tỉ đồng để cứu 4 dòng sông ô nhiễm tại Hà Nội
Tin trong nước 27/07/2025
Thị trường xi măng toàn cầu được dự đoán tăng trưởng mạnh từ 2026
Thị trường 26/07/2025
Cả nước đang triển khai 692 dự án nhà ở xã hội, hơn 633.000 căn hộ
Kinh tế / Pháp luật 26/07/2025
Điều chỉnh chỉ tiêu nhà ở xã hội sát thực tế, giữ nguyên mục tiêu về quy mô
Tin trong nước 26/07/2025
TDX Ice Factory: Tái sử dụng vật liệu – Gắn kết quá khứ và hiện tại
Tư vấn thiết kế 25/07/2025
Tọa đàm: “Sống cùng” – Từ “Nhà rừng” tới La Biennale Venice
Sự kiện 25/07/2025
Tháo gỡ điểm nghẽn, tạo “đột phá” cho đầu tư phát triển đường sắt
Phản biện 25/07/2025
Quy hoạch mới đưa Chân Mây – Lăng Cô thành trung tâm kinh tế phía Nam thành phố Huế
Kinh tế / Pháp luật 24/07/2025
Phương án triển khai công tác quy hoạch gắn với sắp xếp đơn vị hành chính
Kinh tế / Pháp luật 24/07/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Năng lượng - Môi trường

Bụi mịn Thủ đô và tầm nhìn năm 2050 cho nhiều đô thị

Ashui.com 19/04/2024
Năng lượng - Môi trường

Những quốc gia ô nhiễm không khí nhất thế giới

Ashui.com 16/04/2024
Tin thế giới

Indonesia: Bố trí hệ thống làm việc kết hợp để giảm ô nhiễm không khí

Ashui.com 15/08/2023
Tin thế giới

Những nơi ô nhiễm không khí nhất thế giới: Ấn Độ và Trung Quốc trong top đầu

Ashui.com 23/03/2023
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?