By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Đề xuất thành lập “Quỹ nhà ở quốc gia”
    VnEconomy 21/05/2025
    Hà Nội tăng cường quản lý, bảo tồn và tu bổ di tích trên địa bàn thành phố
    Báo Xây dựng 21/05/2025
    Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
    ConsMedia 19/05/2025
    Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
    Báo Xây dựng 19/05/2025
    Hà Nội: Khởi công xây cầu Tứ Liên
    Kinh tế & Đô thị 19/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Góc nhìn

Tính chuyện căn cơ cho miền Trung

Ashui.com 01/11/2020
6 phút đọc
SHARE

Miền Trung năm nào cũng hứng chịu trên dưới 10 cơn bão lũ, chuyện này diễn ra thường niên từ hàng trăm năm nay, vậy tại sao chúng ta không tính chuyện tạo dựng một cuộc sống bền vững hơn cho bà con?

Người dân chạy đôn chạy đáo, mất nhà cửa, cây trái, vật nuôi, người còn cũng bầm dập, người mất cũng không yên, sau lũ lại lo bệnh dịch, sinh kế…


Mưa lớn tiếp tục trong đêm và rạng sáng 30/10 lại khiến nhiều khu dân cư ở Nghệ An ngập tới nóc
(Ảnh: M.Thanh)

Có nơi nào trên thế giới cũng chịu thiên tai khắc nghiệt như miền Trung mà họ vẫn sống bình thường không? Xin thưa có rất nhiều, hơn 200 quốc gia có biển mà điển hình là Philippines.

Philippines là một đảo quốc nằm chơi vơi giữa biển cho nên hứng trọn tất cả các cơn bão biển lớn nhất, mạnh nhất từ tất cả các hướng. Trong cơn bão số 9 Molave này, báo cáo của Hội đồng quản lý và giảm thiểu rủi ro quốc gia Philippines (NDRRMC) ngày 28/10 cho hay chỉ có hai người mất tích.

Tôi đã ở Philippines 2 năm và nhiều lần cùng sinh viên đến khu vực Luzon là nơi năm nào cũng đối mặt trực diện với bão mới hiểu tại sao người dân giảm thiểu thiệt hại trong bão, bởi mỗi nhà hay liên gia nào cũng có hầm tránh bão và nhà cao cẳng vững chãi tránh lũ, người giàu tự lo còn người nghèo được chính phủ hỗ trợ.

Cùng với nội lực của chính quyền, nhân dân miền Trung, cả nước chung tay lo cho mỗi gia đình, hay liên gia vài ba hộ một căn hầm chống bão và một căn nhà chống lũ được không? Chắc chắn là được. Nếu tính số tiền mỗi năm bỏ ra hỗ trợ cho bà con miền Trung từ tất cả các nguồn (chính phủ, hiệp hội, doanh nghiệp, cá nhân) thì đã lớn hơn số tiền làm những công trình như thế.

Thực tế cho thấy nhiều hộ gia đình ở huyện Minh Hóa, Quảng Bình sống bình an trên nhà phao với giá 30 triệu đồng, những ngôi nhà chống chịu với bão được UNDP (Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc) xây dựng với giá 60-70 triệu đồng đã đứng vững trong cơn bão số 9.

Với niềm tin sắt đá rằng nếu có chủ trương đúng, tổ chức tốt thì việc làm này chắc chắn thành công. Mỗi tỉnh kết nghĩa với một xã; mỗi doanh nghiệp, mỗi hiệp hội, mỗi nghệ sĩ tùy theo khả năng đứng ra bảo trợ cho một số hộ gia đình hay liên gia xây dựng những công trình thiết thân như thế chắc không khó.

Tuy nhiên có một vấn đề kỹ thuật rất quan trọng là làm nhà kiểu nào, vật liệu gì, mấy tầng, diện tích sàn, diện tích xây dựng là bao nhiêu để đủ cho người, lương thực và tài sản của liên gia; tương tự như thế, hầm tránh bão được thiết kế ra sao, cao trình, hướng tránh, lối thoát hiểm liên thông với một trung tâm an toàn lớn hơn, nếu có điều kiện thì có thể làm cả nơi tránh cho gia súc, gia cầm, kể cả làm sao để giữ thông tin liên lạc cũng cần tính đến.

Mà điều này thì người dân không thể tự tính toán được nếu chỉ dựa trên kinh nghiệm. Do vậy rất cần sự trợ giúp của các kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng và các nhà chuyên môn khác.

Bão tan, lũ rút đi, bà con nhặt nhạnh từng hạt thóc ngâm nước để độ nhật. Đau lòng lắm.

Điều mong ước đó có lớn lao gì không? Hàng trăm đập thủy điện, hàng triệu hecta rừng bị phá, hàng trăm con đường xuyên ngang chẻ dọc đã phá vỡ tan nát hệ sinh thái tự nhiên vốn đã ổn định hàng ngàn đời nay.

Chúng ta làm không phải giúp người dân miền Trung mà để chuộc lỗi với họ. Nếu một ngày nào đó không còn ai đủ sức bám trụ ở đây nữa thì điều gì sẽ xảy ra?

Nguyễn Minh Hòa

(Tuổi Trẻ)

Có thể bạn cũng quan tâm

Lũ uy hiếp các khu công nghiệp

Ấn Độ phát triển thiết bị cảnh báo lũ bất ngờ cho châu Á

Lý thuyết thích ứng với lũ lụt: Cơ sở khoa học cho Thiết kế đô thị trong điều kiện thủy văn phức tạp

[English] Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức GIZ tuyển cán bộ dự án Flood Proofing

Lụt lịch sử, Thủ đô Paris ngập trong biển nước

TỪ KHÓA:lũ lụt
Bài trước Mục tiêu năng lượng tái tạo có thể làm suy yếu mục tiêu phát triển bền vững
Bài tiếp Chi càng nhiều thì mối lo càng lớn
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Đề xuất thành lập “Quỹ nhà ở quốc gia”
Tin trong nước 21/05/2025
Hà Nội tăng cường quản lý, bảo tồn và tu bổ di tích trên địa bàn thành phố
Tin trong nước 21/05/2025
Bộ Xây dựng nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hơn 200 định mức xây dựng
Kinh tế / Pháp luật 20/05/2025
Nguồn năng lượng xanh trong khu công nghiệp đã được “cởi trói”?
Góc nhìn 20/05/2025
“Đồ nội thất nhanh” cũng nguy hiểm như thời trang nhanh?
Nội - ngoại thất 20/05/2025
Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
Sự kiện 19/05/2025
Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
Tin trong nước 19/05/2025
Hà Nội: Khởi công xây cầu Tứ Liên
Tin trong nước 19/05/2025
Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững kiến trúc nhà ở các dân tộc thiểu số vùng miền núi phía Bắc
Kiến trúc 19/05/2025
Thành lập hội đồng thẩm định báo cáo tiền khả thi metro Bình Dương – TPHCM
Kinh tế / Pháp luật 19/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Tin thế giới

Nhiều thành phố ở Đức oằn mình chống chịu với nước lũ

Ashui.com 03/06/2016
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?