By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
    Báo Xây dựng 19/05/2025
    [Cà phê Net Zero] Sống thân thiện với môi trường và bền vững
    Ashui.com 18/05/2025
    Tham vọng của Neom đối mặt thách thức môi trường
    Tạp chí Xây dựng 18/05/2025
    TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
    KTSG Online 17/05/2025
    Cả nước hoàn thành 11 dự án nhà ở xã hội trong quí 1-2025
    KTSG Online 16/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Tin trong nước

TPHCM: Cơ hội hoàn thiện hệ thống đường sắt đô thị

Ashui.com 02/08/2023
9 phút đọc
SHARE

Chiều 31/7, Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM (MAUR), Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước Thành phố (HFIC) và Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM (HIDS) phối hợp tổ chức tọa đàm “Kết luận 49 và Nghị quyết số 98 – Cơ hội và thách thức cho đường sắt đô thị TPHCM”.

 


Thi công khung sắt chân cầu Nhơn Trạch tại nhánh Long Trường, TP Thủ Đức, TPHCM
. (Ảnh: Hoàng Hùng)

12 năm phải hoàn thành 200km

Tại buổi tọa đàm, Phó Trưởng ban Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM Nguyễn Quốc Hiển cho biết, Kết luận 49-KL/TW của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Kết luận 49) xác định quyết tâm “Hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị tại TPHCM vào năm 2035”.

Theo đó, trong 12 năm tới, TPHCM phải hoàn thành các tuyến đường sắt còn lại với chiều dài khoảng 200km, chưa kể các tuyến sẽ được bổ sung vào đồ án quy hoạch chung sắp tới để phù hợp với yêu cầu phát triển của thành phố. Thực hiện chỉ đạo của UBND TPHCM, MAUR phối hợp HFIC, HIDS và một số sở, ban ngành của thành phố sẽ thành lập một tổ xây dựng đề án triển khai Kết luận 49 do Chủ tịch UBND TP làm tổ trưởng. Đề án này sẽ được báo cáo Bộ Chính trị và Quốc hội nhằm đưa ra các đề xuất để đẩy nhanh quá trình tìm kiếm nguồn vốn, chuẩn bị đầu tư, phê duyệt dự án, tiến độ thi công… Đây sẽ là cơ sở cho việc hoàn thành nhanh mục tiêu của Kết luận 49 đối với đường sắt đô thị thành phố.

Theo MAUR, nhằm đảm bảo hoàn thành mục tiêu trên, TPHCM khẩn trương đẩy nhanh tiến độ công tác quy hoạch, thu hồi đất và giải phóng mặt bằng cho toàn bộ hệ thống đường sắt đô thị, thu hồi đất dự án song song với đất quy hoạch TOD (mô hình lấy định hướng phát triển hệ thống giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch phát triển đô thị), thực hiện bồi thường, thu hồi đất ngay khi dự án được phê duyệt quy hoạch; xây dựng tiêu chuẩn, giải pháp công nghệ, tổ chức thi công, cung cấp vật tư thiết bị… Đặc biệt, chậm nhất đến năm 2028 phải thu xếp được nguồn vốn khoảng 25 tỷ USD.

Qua thống kê cho thấy, từ lúc triển khai đến nay, mỗi năm chỉ xây dựng được khoảng 1km metro. Do vậy, để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án hệ thống metro, TPHCM cần khẩn trương huy động nguồn vốn, rà soát cập nhật lại quy hoạch, thu hồi đất và giải phóng mặt bằng; rút ngắn thủ tục đầu tư, phê duyệt và triển khai dự án; tiêu chuẩn công nghệ, cung cấp vật tư thiết bị; đẩy nhanh công tác tổ chức thi công.


Nhà ga Bình Thái tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên. (Ảnh: Hoàng Hùng)

Mô hình TOD – vai trò then chốt

Về giải pháp, MAUR đề xuất cơ chế đặc thù rút ngắn thời gian thủ tục, phê duyệt để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án; phân quyền phê duyệt các dự án đường sắt đô thị từ Trung ương về TPHCM; gom toàn bộ các tuyến còn lại thành 1 hoặc 2 dự án, tổ chức thi công theo chiều dọc. Tiếp đó, xây dựng tiêu chuẩn chung về công nghệ áp dụng cho hệ thống; xây dựng giải pháp quản lý dự án, cung cấp, mua sắm vật tư, máy móc, thiết bị, tổ chức thi công phải hoàn toàn mới, khác biệt với cách làm như hiện nay.

Tại buổi tọa đàm, hầu hết ý kiến các đại biểu tập trung thảo luận làm rõ công tác quy hoạch, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng; tạo nguồn lực tài chính từ khai thác quỹ đất theo TOD, vay thương mại, trái phiếu; thủ tục đầu tư, phê duyệt và triển khai dự án; tiêu chuẩn, giải pháp công nghệ, tổ chức thi công, cung cấp vật tư thiết bị; mô hình tổ chức, quản lý, nguồn nhân lực.

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giao thông vận tải Trường Đại học Việt Đức Vũ Anh Tuấn cho rằng, phát triển mô hình TOD với mục tiêu lấy định hướng phát triển hệ thống đường sắt đô thị đóng vai trò chủ lực làm cơ sở phát triển đô thị, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, công trình công cộng, giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường. Nghĩa là tận dụng tối đa đất và không gian tại các nhà ga metro đầu mối để phát triển đô thị nhằm phát huy giá trị của quỹ đất xung quanh các khu vực nhà ga. Mô hình TOD thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia vào quá trình phát triển đô thị ở những khu vực xung quanh các nhà ga đường sắt đô thị, phù hợp bối cảnh hiện tại của thành phố. Việc triển khai xây dựng các tuyến đường sắt đô thị theo mô hình TOD là giải pháp căn cơ để tạo ra nguồn lực tài chính vô cùng lớn thông qua việc khai thác quỹ đất để đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt đô thị, đồng thời chỉnh trang toàn bộ cấu trúc đô thị theo hướng hiện đại. Đặc biệt, Nghị quyết 98 đã mở ra cơ hội thành công cho TPHCM khi triển khai cách làm này.

TS TRẦN DU LỊCH, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ Quốc gia: Đa dạng nguồn vốn đầu tư

Thực hiện Kết luận 49, đến năm 2035 hoàn thành hệ thống metro là quyết tâm chính trị rất cao. Với hàng loạt vấn đề nêu ra, MAUR cần khẩn trương phối hợp hoặc đặt hàng các đơn vị nghiên cứu xây dựng từng đề án chi tiết cụ thể. Đặc biệt, rà soát, cập nhật lại quy hoạch mạng lưới từng tuyến metro nhưng phải gắn với tiến độ thực hiện. Về công nghệ phải đồng bộ nhằm tránh được xung đột giữa các tuyến. Việc sử dụng vốn ODA lệ thuộc về công nghệ cũng như tiến độ xây dựng hiện nay là không ổn. Vì vậy, thành phố cần đa dạng các nguồn vốn nhằm chủ động việc xây dựng, mua công nghệ…

Quốc Hùng

(Sài Gòn Giải Phóng)

Có thể bạn cũng quan tâm

Thành lập hội đồng thẩm định báo cáo tiền khả thi metro Bình Dương – TPHCM

Ban Quản lý Đường sắt Đô thị TPHCM làm chủ đầu tư 7 tuyến metro

Đề xuất lập Ban Chỉ đạo phát triển hệ thống mạng lưới metro tại TPHCM

TP.HCM trình đề án TOD và triển khai các dự án giao thông trọng điểm năm 2025

Metro định hình lại giao thông công cộng

TỪ KHÓA:metro tphcm
Bài trước Đà Nẵng: Ứng phó ngập úng đô thị – Vấn đề và giải pháp
Bài tiếp Gilder Center (New York) / thiết kế: Studio Gang
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
Tin trong nước 19/05/2025
Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững kiến trúc nhà ở các dân tộc thiểu số vùng miền núi phía Bắc
Kiến trúc 19/05/2025
Xem xét bố trí 10.000 tỷ đồng làm Vành đai 4 TP.HCM qua Đồng Nai
Kinh tế / Pháp luật 18/05/2025
[Cà phê Net Zero] Sống thân thiện với môi trường và bền vững
Sự kiện 18/05/2025
Tham vọng của Neom đối mặt thách thức môi trường
Tin thế giới 18/05/2025
Lại nói chuyện “kiến trúc hàng hiệu”
Góc nhìn 17/05/2025
Thiết kế “luồng xanh” cho nhà ở xã hội
Kinh tế / Pháp luật 17/05/2025
TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
Tin trong nước 17/05/2025
Điện Thái Hòa – công trình di sản xanh đầu tiên tại Việt Nam
Điểm đến 16/05/2025
Cả nước hoàn thành 11 dự án nhà ở xã hội trong quí 1-2025
Tin trong nước 16/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Tin trong nước

TPHCM và Hà Nội đề xuất 36 chính sách để phát triển metro

Ashui.com 21/01/2025
Đối thoại

Doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm các dự án đô thị theo mô hình TOD ở những địa phương gần TPHCM

Ashui.com 22/12/2024
Kinh tế / Pháp luật

TPHCM cần 40 tỉ đô la Mỹ để làm metro trong 10 năm tới

Ashui.com 11/12/2024
Kinh tế / Pháp luật

Thiếu cơ chế vượt trội, TPHCM sẽ mất hàng thế kỷ mới làm xong 500km metro

Ashui.com 11/08/2024
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?