By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
    ConsMedia 19/05/2025
    Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
    Báo Xây dựng 19/05/2025
    [Cà phê Net Zero] Sống thân thiện với môi trường và bền vững
    Ashui.com 18/05/2025
    Tham vọng của Neom đối mặt thách thức môi trường
    Tạp chí Xây dựng 18/05/2025
    TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
    KTSG Online 17/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Góc nhìn

Hà Nội: Các tuyến đường dành cho người đi bộ và xe đạp đã cải thiện nhưng còn nhiều vấn đề

Ashui.com 03/06/2024
8 phút đọc
SHARE

Các tuyến đường dành riêng cho người đi bộ đã được đưa vào khai thác từ vài năm qua trên phố Thái Hà và ven sông Tô Lịch, nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông, đồng thời tạo không gian, cảnh quan cho thành phố. Mặc dù đã được chỉnh trang, bổ sung thêm tiện ích nhưng trên thực tế các tuyến đường vẫn chưa thể phát huy được hết mục đích, công năng như kỳ vọng ban đầu, thậm chí một số nơi còn bị lấn chiếm làm nơi tập kết rác, phế liệu xây dựng.


Đường đi bộ trên phố Thái Hà bị lấn chiếm để tập kết phế liệu.

Được thi công và đưa vào khai thác từ năm 2020, tuy nhiên cho tới nay, đoạn đường dành cho người đi bộ dài khoảng 400m từ ngã tư Thái Hà – Yên Lãng đến Trung tâm Chiếu phim Quốc gia vẫn vắng bóng người qua lại, thậm chí trở thành nơi tập kết rác thải, phế liệu xây dựng. Khi được xây dựng, tuyến đường này được kỳ vọng trở thành đường di chuyển an toàn, xanh mát phục vụ người dân trên con phố Thái Hà vốn rất đông đúc.

Theo ghi nhận của phóng viên Báo điện tử Xây dựng, tuyến đường đi bộ này hiện đang khá bừa bộn, nhếch nhác. Tại các lối vào, phế liệu xây dựng và rác thải của người dân bị đổ bừa bãi, bịt kín lối đi lại. Không chỉ vậy, một số lối vào còn bị chặn bởi phương tiện dừng đỗ bừa bãi, khiến cho việc ra vào tuyến đường đi bộ này là điều không thể.

Chị Phan Thùy Trang (24 tuổi, trú tại Thái Hà, Đống Đa, Thành phố Hà Nội) chia sẻ, chị thường xuyên di chuyển bằng xe buýt nên đi qua đoạn đường đi bộ này rất nhiều. Tuy nhiên lối vào thường xuyên bị ô tô đỗ kín, rác cũng bị vứt nhiều nên chị thường phải đi bộ xuống lòng đường để tới điểm chờ xe buýt, vừa bất tiện vừa nguy hiểm.


Ôtô dừng đỗ bừa bãi, chắn lối ra vào đường đi bộ.


Tình trạng tập kết rác thải và phế liệu xây dựng vẫn tiếp diễn tại đây.

Một tuyến đường khác dọc theo ven sông Tô Lịch dành riêng cho người đi bộ và đi xe đạp cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Tuyến đường đi bộ và xe đạp ven sông Tô Lịch do Sở Giao thông vận tải Hà Nội đầu tư xây dựng, có tổng chiều dài khoảng 4km, mặt đường rộng 4m.

Trái với kỳ vọng ban đầu là tạo không gian cho người dân di chuyển, thúc đẩy thói quen đi xe đạp, góp phần giảm ùn tắc giao thông thì một đoạn dài trên tuyến đường này lại đang bị ngó lơ, trở thành điểm tập kết rác thải, cỏ dại mọc um tùm. Không chỉ gây lãng phí, mất mỹ quan đô thị, nhiều địa điểm trên tuyến đường này thậm chí còn tạo điều kiện cho các tệ nạn xã hội.

Theo tìm hiểu của phóng viên, có một số đoạn thuộc đường dành cho người đi bộ và xe đạp này phải dừng hoạt động, nhường không gian cho dự án xử lý nước thải Yên Xá. Cho tới nay, trên đoạn đường từ ngã tư Cầu Giấy – Bưởi – Láng tới cầu 361, vẫn còn khu vực đường đi bộ bị quây kín, nhường chỗ cho công trường. Các phương tiện, thiết bị của đơn vị thi công dự án cũng đỗ kín lối ra vào đoạn đường đi bộ này.


Rác thải được tập kết ngay sát lòng đường, bốc mùi gây khó chịu cho người đi bộ, đi xe đạp trên đoạn đường này.


Cỏ dại mọc um tùm, tràn xuống lòng đường trên tuyến đường dành cho người đi bộ và xe đạp ven sông Tô Lịch.


Phương tiện, thiết bị xây dựng của dự án xử lý nước thải Yên Xã đỗ kín lối vào đường dành cho người đi bộ, đi xe đạp.


Đoạn đường đi bộ bị quây kín, nhường chỗ cho công trường dự án xử lý nước thải Yên Xá.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên Báo điện tử Xây dựng ngày 30/5/2024, dù còn nhiều vấn đề tồn đọng, đoạn đường đi bộ từ cầu 361 tới ngã tư Nguyễn Chí Thanh – Trần Duy Hưng đã được chỉnh trang, từng bước được đưa vào sử dụng đúng công năng, mục đích.

Từ đầu tháng 2/2024, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã tổ chức thí điểm làn đường cho xe đạp tuyến ven sông Tô Lịch đoạn từ cầu Mọc đến cầu Yên Hòa, chạy dọc đường Láng (Hà Nội). Tuyến đường dài khoảng 2,7km đã được bổ sung 6 trạm xe đạp công cộng gần các điểm dừng chờ xe buýt. Mặt đường, cây cối trên giải phân cách cũng được dọn dẹp, cắt tỉa tương đối gọn gàng.

Được biết, mục tiêu của tuyến đường đi bộ ven sông Tô Lịch là từng bước đồng bộ hạ tầng kết nối giữa tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông đang vận hành và tuyến Nhổn – ga Hà Nội dự kiến khai thác thương mại đoạn trên cao vào tháng 6 tới đây.

Chia sẻ với phóng viên, anh Ngô Quang Xô (24 tuổi, trú tại phố Nguyễn Ngọc Vũ, quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: Khoảng 2 tháng gần đây, tôi thường xuyên dắt thú cưng đi dạo tại cung đường này, thoáng mát và rộng rãi cho chó chạy nhảy, nhưng trẻ nhỏ thì tôi thấy chưa nên. Bởi đường cũng chưa gọn gàng lắm, bụi rậm còn nhiều, có thể có rác thải sắc nhọn bên dưới.


Một đoạn phố đã được chỉnh trang, người dân có thể sử dụng để đi dạo hoặc tập luyện thể dục thể thao.


Băng rôn khuyến khích người dân trải nghiệm tuyến đường dành riêng cho người đi bộ và xe đạp.

Mong rằng các tuyến đường được đầu tư với kỳ vọng rất lớn này sẽ sớm được chỉnh trang toàn bộ, đưa vào hoạt động trở lại để góp phần giảm tải cho hệ thống giao thông, tạo không gian thoáng mát, sạch sẽ cho người dân và tạo dựng mỹ quan đô thị, trở thành một điểm nhấn nổi bật của Thủ đô Hà Nội.

Phạm Nguyên

(Báo Xây dựng)

Có thể bạn cũng quan tâm

Tuần lễ Ta đi xe đạp 2024 (lần thứ 6): “Ta đi xe đạp tới Net Zero”

[HueTV] Xây dựng Huế – thành phố xe đạp

Ngày Xe đạp Thế giới 3/6: Lan tỏa “văn hóa đạp xe” trên toàn cầu

Phát triển hạ tầng dành cho xe đạp trong đô thị: Yếu tố cơ bản để thành phố an toàn và bền vững

Xe đạp điện: Xu hướng đã cũ hay phương tiện của tương lai?

TỪ KHÓA:đường xe đạplàn xe đạpta đi xe đạp
Bài trước Talkshow “Kiến trúc & Chữa lành” – diễn giả: KTS Võ Trọng Nghĩa
Bài tiếp Thị trường bất động sản bước vào giai đoạn sàng lọc (kỳ 1): Gỡ khó ngắn hạn
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
Sự kiện 19/05/2025
Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
Tin trong nước 19/05/2025
Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững kiến trúc nhà ở các dân tộc thiểu số vùng miền núi phía Bắc
Kiến trúc 19/05/2025
Thành lập hội đồng thẩm định báo cáo tiền khả thi metro Bình Dương – TPHCM
Kinh tế / Pháp luật 19/05/2025
Xem xét bố trí 10.000 tỷ đồng làm Vành đai 4 TP.HCM qua Đồng Nai
Kinh tế / Pháp luật 18/05/2025
[Cà phê Net Zero] Sống thân thiện với môi trường và bền vững
Sự kiện 18/05/2025
Tham vọng của Neom đối mặt thách thức môi trường
Tin thế giới 18/05/2025
Lại nói chuyện “kiến trúc hàng hiệu”
Góc nhìn 17/05/2025
Thiết kế “luồng xanh” cho nhà ở xã hội
Kinh tế / Pháp luật 17/05/2025
TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
Tin trong nước 17/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Tin trong nước

Hà Nội: Thí điểm làn đường dành riêng cho xe đạp

Ashui.com 05/09/2022
Nhìn ra thế giới

Hà Lan – “Vương quốc xe đạp” và những bài học thực tiễn đáng để tham khảo

Ashui.com 30/03/2022
Góc nhìn

Xe đạp, không chỉ là xe đạp!

Ashui.com 11/12/2021
Góc nhìn

Nghĩ về chuyện đi xe đạp

Ashui.com 04/11/2021
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?