By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    [Cà phê Net Zero] Sống thân thiện với môi trường và bền vững
    Ashui.com 18/05/2025
    Tham vọng của Neom đối mặt thách thức môi trường
    Tạp chí Xây dựng 18/05/2025
    TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
    KTSG Online 17/05/2025
    Cả nước hoàn thành 11 dự án nhà ở xã hội trong quí 1-2025
    KTSG Online 16/05/2025
    Năng lượng xanh trong khu công nghiệp: “Chìa khóa” để Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững
    Ashui.com 16/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Nhìn ra thế giới

Xếp hạng các thành phố lớn của Úc về khả năng tiếp cận giao thông công cộng

Ashui.com 08/07/2024
11 phút đọc
SHARE

Một phúc trình mới kêu gọi tăng cường giao thông công cộng để giúp người dân Úc tránh xa xe hơi.

Theo một phúc trình mới kêu gọi một tiêu chuẩn quốc gia ‘xuất hiện và đi thôi’ về dịch vụ xe buýt và tàu điện, giao thông công cộng đang trong tình trạng chấp vá hoặc không tồn tại ở nhiều nơi khiến hàng triệu người không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải tự lái xe đi khắp nơi.


(Ảnh: Getty / Peter Pesta Photography)

Những điểm chính: 

  • Một phúc trình mới nhận thấy giao thông công cộng của Úc đang trong tình trạng chấp vá hoặc không tồn tại ở nhiều nơi; 
  • Phúc trình của Hội đồng Khí hậu nhấn mạnh tầm quan trọng của các lợi ích chung khi kêu gọi một tiêu chuẩn quốc gia cho dịch vụ xe buýt và tàu điện;
  • Phúc trình cho thấy khả năng tiếp cận giao thông công cộng của Brisbane là tệ nhất trong các thành phố lớn. 

Theo phúc trình Climate Council (Hội đồng Khí hậu), chỉ một nửa trong số 15 triệu người sống tại năm thành phố lớn nhất trên nước Úc có thể sử dụng dịch vụ giao thông công cộng thường xuyên, hoạt động cả ngày. Phúc trình này cũng đồng thời cảnh báo rằng sự gia tăng lưu lượng xe cơ giới sẽ làm tăng lượng khí thải từ giao thông và làm tắc nghẽn đường phố.


(Nguồn: climatecouncil.org.au)

Bà Jennifer Rayner, người đứng đầu bộ phận chính sách và vận động của nhóm nghiên cứu, cho biết chính phủ các tiểu bang và vùng lãnh thổ nên cam kết đạt tiêu chuẩn tối thiểu về dịch vụ giao thông công cộng thường xuyên, hoạt động cả ngày tại các thủ phủ, tương tự như cam kết của Gonski nhằm cung cấp nền giáo dục chất lượng cao cho mọi trẻ em.

“Để chúng ta thoát khỏi những chiếc xe hơi đắt tiền và gây ô nhiễm, chính phủ cần tập trung vào giao thông chia sẻ và giao thông chủ động trong mọi quy hoạch về giao thông và sử dụng đất,” bà Rayner nói.

“Điều này bao gồm các khoản đầu tư mới cho phép sử dụng phương tiện giao thông chia sẻ và chủ động, như đường đi bộ và lối đi bộ được kết nối tốt hơn, đồng thời cải thiện chất lượng và tần suất của các dịch vụ giao thông công cộng.”

Bà nhấn mạnh tầm quan trọng của các lợi ích chung, với việc sử dụng nhiều phương tiện giao thông công cộng hơn giúp giảm lượng khí thải liên quan đến giao thông nhưng cũng mang lại không khí trong lành hơn và đường phố an toàn hơn, ít tắc nghẽn hơn.

Mặc dù xe điện rất quan trọng để cắt giảm lượng khí thải từ giao thông — nguồn phát thải lớn thứ hai của quốc gia, sau năng lượng — nhưng việc chỉ thay thế xe chạy bằng xăng với các phương tiện thay thế [dùng loại năng lượng] sạch hơn không giúp giảm bớt tình trạng tắc nghẽn [đường phố].

Báo cáo của Hội đồng Khí hậu hôm thứ Hai cho thấy khả năng tiếp cận giao thông công cộng của Brisbane là tệ nhất trong số bất kỳ đô thị lớn nào của Úc — khoảng hai phần ba thành phố không có phương tiện giao thông công cộng thường xuyên, cả ngày.

Thành phố nào của Úc có giao thông công cộng tốt nhất?

1. Sydney


(Ảnh: AAP / David Moir)

Sydney đứng đầu, với 67% người dân có dịch vụ giao thông công cộng thường xuyên cả ngày gần nhà — mà hội đồng định nghĩa là xe buýt và tàu điện chạy cứ 15 phút một chuyến từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối và cách nhà tối đa 800 mét.

Giao thông công cộng có sẵn nhiều nhất ở Sydney CBD, Botany và các vùng phía Đông thành phố, trong khi Blue Mountains, Penrith và Campbelltown có khả năng tiếp cận giao thông công cộng kém nhất.

Theo phúc trình, hầu hết mọi người đều không thể tiếp cận được phương tiện giao thông công cộng tốt khi cách xa CBD – quận trung tâm thành phố từ 25 km trở lên.

2. Melbourne


(Ảnh: AAP / Joel Carrett)

Tại Melbourne, 52,5% người dân có thể tiếp cận các dịch vụ giao thông công cộng cả ngày, tốt nhất tại Melbourne CBD, Albert Park và South Yarra.

Cardinia, Mornington Peninsula và Fawkner có dịch vụ kém nhất và khả năng tiếp cận các dịch vụ giao thông công cộng tốt khi chỉ cách CBD 15km đối với hầu hết mọi người.

Khả năng tiếp cận giao thông công cộng tốt cũng kém hơn 27% ở các quận (suburbs) có thu nhập thấp hơn.

Trong số những người đi làm ở Melbourne, 71% sử dụng xe riêng và 18% sử dụng phương tiện công cộng.

3. Adelaide


(Ảnh: AAP / Ben Macmahon)

Tại Adelaide, 47,6% người dân có thể tiếp cận các dịch vụ cả ngày.

Khả năng tiếp cận cao nhất ở Adelaide CBD, Prospect, Walkerville và Unley, và thấp nhất ở Onkaparinga, Playford và Port Adelaide.

Khả năng tiếp cận các dịch vụ giao thông công cộng tốt cách CBD 8km đối với hầu hết mọi người, và 80% mọi người sử dụng xe riêng để đi làm.

4. Perth


(Ảnh: Getty / Robbie Goodall)

Tại Perth, 40,5% người dân có thể tiếp cận các dịch vụ cả ngày, với dịch vụ tốt nhất tại Perth CBD, Belmont, Victoria Park và Fremantle.

Đối với hầu hết mọi người, việc tiếp cận phương tiện giao thông công cộng tốt dừng trong khoảng cách 12km với CBD.

Trong số những người đi làm, 12% sử dụng giao thông công cộng và 78% dùng xe riêng.

5. Brisbane


(Ảnh: AAP / Regi Varghese)

Brisbane xếp hạng cuối cùng trong số các thành phố lớn nhất của Úc, với 33,7% người dân có thể tiếp cận các dịch vụ cả ngày.

Khả năng tiếp cận tốt nhất là ở các quận nội thành như Annerley, Yeronga và Indooroopilly.

Khả năng tiếp cận tệ nhất là ở Hills District, Browns Plains và Beenleigh và khả năng tiếp cận phương tiện giao thông công cộng tốt chỉ cách CBD 8 km đối với hầu hết mọi người.

Khả năng tiếp cận phương tiện giao thông công cộng cũng ít hơn 27% ở các quận có thu nhập thấp hơn.

Làm thế nào để cải thiện giao thông công cộng?

Ông Riley Flanigan, phó giám đốc tại công ty tư vấn quy hoạch đô thị Urbis, cho biết các thành phố của Úc sẽ có hạ tầng cơ sở giao thông công cộng tốt hơn nếu được quy hoạch và khai triển trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển đô thị.

“Bắt đầu với các tuyến tàu điện và hạ tầng cơ sở quan trọng khác sẽ rẻ hơn so với việc mua đất để cải tạo giao thông công cộng vào các khu dân cư hiện có và ít phải đối mặt với sự phản đối của cộng đồng hơn,” ông Flanigan nói với hãng thông tấn Australian Associated Press.

“Ở những nơi sáng suốt hơn như Châu Âu, họ thực sự sử dụng hạ tầng cơ sở để thúc đẩy quá trình đổi mới, về căn bản là lựa chọn nơi tăng trưởng, thay vì chỉ thực hiện một cách tự nhiên.”

Phần lớn cách tiếp cận “từng phần” của Úc đối với việc cung cấp hạ tầng cơ sở bắt nguồn từ chính trị và “thứ ám ảnh này với các đề án kinh doanh và sự khả thi,” Flanigan cho biết.

Ví dụ, nếu không có cư dân hiện tại tạo ra doanh thu để tài trợ cho việc bảo trì và vận hành tuyến tàu mới, thì rất khó để đưa ra một đề án kinh doanh, ông nói, điều này trở thành “một cây gậy mà bạn có thể dùng để đánh bại một chính trị gia nếu bạn muốn”.

Bà Rayner cho biết việc cải tạo hạ tầng cơ sở ở các quận đang hiện hữu là rất khó khăn và tốn kém, đặc biệt là đường sắt hạng nặng, và đó là lý do tại sao bà ủng hộ các dịch vụ xe buýt đáng tin cậy và tần suất cao.

Bà cho biết việc chuyển sang xe buýt điện là cơ hội để thu hút mọi người đến với dịch vụ yên tĩnh hơn, thoải mái hơn khi so sánh với đội xe chạy bằng động cơ đốt trong cũ kỹ.

Trinh Nguyễn (Theo AAP, SBS)

Có thể bạn cũng quan tâm

TP.HCM triển khai vé điện tử và thanh toán liên thông cho giao thông công cộng

Thanh toán thông minh: động lực thúc đẩy giao thông xanh và bền vững

TOD và văn hóa đô thị: hướng đi khả thi

Giải pháp căn cơ hóa giải ùn tắc giao thông

Metro định hình lại giao thông công cộng

TỪ KHÓA:Australiagiao thông công cộnggiao thông Úc
Bài trước Hai “nút thắt” cần tháo gỡ để giải ngân vốn đầu tư công
Bài tiếp Lào Cai “chốt” triển khai 5 dự án, tổng vốn hơn 20.000 tỷ
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Xem xét bố trí 10.000 tỷ đồng làm Vành đai 4 TP.HCM qua Đồng Nai
Kinh tế / Pháp luật 18/05/2025
[Cà phê Net Zero] Sống thân thiện với môi trường và bền vững
Sự kiện 18/05/2025
Tham vọng của Neom đối mặt thách thức môi trường
Tin thế giới 18/05/2025
Lại nói chuyện “kiến trúc hàng hiệu”
Góc nhìn 17/05/2025
Thiết kế “luồng xanh” cho nhà ở xã hội
Kinh tế / Pháp luật 17/05/2025
TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
Tin trong nước 17/05/2025
Điện Thái Hòa – công trình di sản xanh đầu tiên tại Việt Nam
Điểm đến 16/05/2025
Cả nước hoàn thành 11 dự án nhà ở xã hội trong quí 1-2025
Tin trong nước 16/05/2025
Năng lượng xanh trong khu công nghiệp: “Chìa khóa” để Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững
Năng lượng - Môi trường 16/05/2025
Tháp Senna – tòa nhà dân cư cao nhất thế giới
Tin thế giới 15/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Góc nhìn

“Cú huých” cho đô thị Hà Nội

Ashui.com 16/11/2024
Tin trong nước

Bộ GTVT ban hành 10 giải pháp giảm phát thải trong giao thông đến năm 2030

Ashui.com 01/11/2024
Tin trong nước

Ưu tiên phát triển đô thị gắn với chuyển đổi giao thông công cộng

Ashui.com 24/10/2024
Bất động sản

Bất động sản Australia hấp dẫn các nhà đầu tư châu Á, trong đó có Việt Nam

Ashui.com 16/10/2024
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?