By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
    ConsMedia 19/05/2025
    Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
    Báo Xây dựng 19/05/2025
    [Cà phê Net Zero] Sống thân thiện với môi trường và bền vững
    Ashui.com 18/05/2025
    Tham vọng của Neom đối mặt thách thức môi trường
    Tạp chí Xây dựng 18/05/2025
    TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
    KTSG Online 17/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Góc nhìn

TPHCM sẽ giảm ngập hay hết ngập?

Ashui.com 19/07/2024
11 phút đọc
SHARE

Bao giờ TPHCM hết ngập nước? Câu hỏi này năm nào cũng vang lên, sau đó các cuộc hội thảo, tọa đàm rôm rả nhằm tìm ra giải pháp dứt điểm ngập nước, nhưng rồi năm nào cũng vậy. Cần khẳng định rằng, hầu hết các TP ven sông lớn, ven biển trên thế giới đều phải chịu cảnh ngập nước ở mức độ này hay mức độ khác. Sài Gòn – TPHCM cũng trong hoàn cảnh như thế.

 

TPHCM có địa hình cao ở Đông Bắc và Tây Bắc, rồi thấp dần xuống Nam và Đông Nam, nơi cao nhất khoảng 12m và thấp dần xuống nơi thấp nhất là 0,8m. TPHCM cách biển 40km, chịu tác động trực tiếp của thủy triều dâng.

Mức triều cường cao trung bình 1,3m, như vậy có hơn 20% diện tích đất của TPHCM thấp dưới 1m, tức dưới mực nước triều cường trung bình. Nếu năm 1990, đỉnh triều là 1,32m thì năm 2023 đỉnh triều là 1,78m, và dự báo đỉnh triều sẽ tiếp tục tăng nhanh trong những năm tới.

Do vậy TPHCM muốn hết ngập chỉ có một trong hai cách: nâng cốt nền toàn TP lên cao ít nhất là 2m, đây là điều không tưởng; xây một con đê bằng bê tông cao 5-7m, đế rộng hơn 15m bao quanh TPHCM để chắn nước, điều này cũng không tưởng luôn vì vùng đất TPHCM là nền đất yếu, làm đê tốn kém và sẽ bị vỡ như đê bao Thanh Đa-Bình Quới do không có chân.

Người Pháp đến Sài Gòn năm 1858, năm 1862 họ quy hoạch một cách bài bản theo TP trung bình của châu Âu, nhưng chỉ cho 500.000 dân, còn hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện đại chỉ gói gọn trong 6km2, gồm quận 1, quận 3 phục vụ cho bộ máy cai trị và hành chính. Năm 1870, người Pháp cho xây dựng hệ thống cống thoát nước ngầm được gọi là cống vòm bằng gạch, có tiết diện 0,8-1,2m, dài 113km.

Còn TPHCM hiện nay không phải xây mới, mà là cải tạo, nâng cấp và mở rộng từ một trung tâm đã có. Chính vì thế sau này khi gia tăng dân số thường trực hơn 13 triệu người và diện tích mở rộng ra hơn 2.100km2, hệ thống thoát nước mới được đấu nối vào hệ thống cũ và kéo dài ra đến các kênh rạch, sông.  

Do là đấu nối vào hệ thống cũ, nên ngay khi lắp đặt nó đã bị lạc hậu, chỉ thoát được nước mưa có vũ lượng 850-900mm. Từ năm 2005 trở lại đây, TPHCM xuất hiện rất nhiều cơn mưa có vũ lượng mưa trên 100-140mm, các cơn mưa nhiều hơn, lâu hơn, khi mưa to cộng với triều dâng cao nên chuyện ngập là đương nhiên. Năm 1992 đỉnh triều khoảng 1,2m, còn hiện nay gần 1,8m.

Thêm vào nữa là sau 1990, TPHCM tiến hành đô thị hóa với quy mô lớn và tốc độ nhanh, nên dẫn đến hệ quả là mức độ bê tông hóa bề mặt quá cao, nhiều quận nội thành có thể trên đến hơn 90%, làm triệt tiêu khả năng thấm nước mưa và nước triều từ bề mặt xuống lòng đất.

Cùng lúc một loạt các ao hồ, kênh rạch bị san lấp lấy mặt bằng xây dựng, các kênh trục bị lấn chiếm, nên hệ thống thoát tự nhiên và các khoảng rỗng chứa nước bị mất. Nên nhớ, trước năm 1975, Sài Gòn chỉ có 2,3 triệu dân, hệ thống cống thoát nước còn đủ khả năng và kênh rạch còn hoạt động, đặc biệt vùng đất phía Nam không bị xâm phạm và là nơi chứa nước mưa và nước triều.

Công bằng mà nói, công tác chống ngập của TPHCM đạt được được nhiều thành tích, vùng ngập có giảm, nhưng rõ ràng mới chỉ là đối phó thụ động, ngập chỗ nào nâng chỗ đó, nước chảy theo hướng nào chặn hướng đó, nên mới đưa đến thực trạng là nâng đường trục, nước tràn vào hẻm, nâng đường nhánh, nước vào nhà dân, nâng nền nhà dân nước quay lại đường.

Đó là cuộc rượt đuổi không có hồi kết. Việc làm các trục đường giao thông và đường nhánh cao vượt lên, vô hình trung tạo ra các khoang chứa nước bên trong không có đường thoát.

Để đối phó với ngập, tất cả các nước đều sử dụng một trong hai hoặc cả hai giai pháp: thứ nhất là giải pháp tự nhiên, tức triệt để lợi dụng tự nhiên như địa hình, địa mạo, cấu trúc mặt nền tự nhiên để giảm ngập; thứ hai là giải pháp kỹ thuật, hay còn gọi là giải pháp cứng, hay giải pháp cưỡng bức, tức là sử dụng đê, đập, cống, máy bơm, vách ngăn để bắt nước chảy theo ý mình. Tokyo là một trong số ít các TP thành công trong giải pháp này.

Trước 1990, Tokyo cũng bị ngập nặng, năm 1993 chính quyền cho xây dựng một hệ thống hầm chứa nước vĩ đại mất 13 năm thi công, chi phí gần 3 tỷ USD, hệ thống này bao gồm 5 hầm ngầm sâu dưới lòng đất 22m, mỗi bể chứa rộng hơn 2 sân bóng đá, cao như một tòa lâu đài trong lòng đất, có thể biểu diễn cả một dàn nhạc giao hưởng. Hệ thống 5 hầm, cộng với hệ thống cống ngầm đã thu gom toàn bộ nước mưa, nước thải của TP, giải quyết gần như triệt để tình trạng ngập của Tokyo.

TPHCM hoàn toàn có thể làm được như Tokyo trước 1990, nhưng cơ hội đã trôi qua, mặc dù số tiền đổ vào chống ngập manh mún suốt hơn 20 năm. Do vậy cần chấp nhận thực tế là một phần của TPHCM sẽ không bao giờ hết ngập, do chịu tác động của biến đổi khí hậu cực đoan, thất thường, mưa sẽ nhiều hơn, lâu hơn, dài hơn, triều sẽ cao hơn, vì thế người dân TPHCM phải thích nghi với nó.

Còn giải pháp giảm ngập, ngập nông và thoát nhanh, thời gian bị ngập ngắn, và đặc biệt là hậu quả ngập giảm thiểu tối đa… thì có lẽ nên tập trung cho các chống ngập thiên về giải pháp thoát nước tự nhiên.

Hiện nay TPHCM có hệ thống kênh rạch hơn 500km còn có thể sử dụng được, trong đó phải kể đến các con kênh lớn như Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Tân Hóa-Lò Gốm, Tàu Hủ-Bến Nghé, kênh Đôi-kênh Tẻ, Tham Lương-Bến Cát, rạch Xuyên Tâm, rạch Văn Thánh, rạch Nước Lên, kênh Hy Vọng, kênh A41. Nếu nạo vét khơi thông những con kênh rạch này, sẽ là các khoang chứa được hàng triệu m3 nước và tạo ra những lối thoát nước nhanh rất hiệu quả. Đây là giải thoát tối ưu hướng tới đa mục tiêu. Nhiêu Lộc-Thị Nghè là một thí dụ điển hình, sau khi cải tạo 9km kênh đã làm giảm ngập cho một vùng 33km2 qua các quận 1, quận 3, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Tân Bình.

Tình trạng ngập nước ở chợ Thủ Đức sau vài trận mưa năm 2024 nổi lên như một hiện tượng nóng, tức sau khi hệ thống thoát nước mới khánh thành đã bị thất thủ. Nếu TP Thủ Đức cho làm hồ chứa nước bên dưới chợ và sau đó dựng lại chợ theo mô phỏng chợ cũ, chắc chắn bài toán ngập nước sẽ giải quyết triệt để và an toàn hơn.

Có ý kiến cho rằng, tiền đâu làm hết các tuyến kênh. Thật ra cải tạo kênh không đơn giản chỉ là thoát nước, mà nó hướng đến đa mục tiêu: đó là chứa và thoát nước, tái định cư người dân lấn chiếm kênh, sắp xếp các hoạt động kinh tế dịch vụ dọc theo kênh, cải tạo vệ sinh môi trường, tạo ra vi khí hậu, thiết kế cảnh quan công viên cây xanh, tổ chức giao thông bộ theo dọc tuyến kênh, sử dụng kênh cho giao thông thủy và phục vụ du lịch. Nếu hiểu được như thế sẽ thấy đầu tư cho các dự án cải tạo các kênh, rạch sẽ mang lợi lớn.

TPHCM cần một định hướng đúng cho giảm ngập, nếu không cứ loay hoay đối phó thụ động, nhiều công trình chưa làm xong đã thúc thủ trước biến đổi khí hậu bất thường.

Hiện tại, Amsterdam của Hà Lan thấp hơn 2m so với mực nước biển, nhưng họ tạo ra rất nhiều khoang rỗng chứa nước khi có triều và mưa. Các khoang rỗng chứa nước này ở trong thân đập, dưới lòng đất, ở trong các công viên… TPHCM có thể tham khảo.

TS Nguyễn Minh Hòa

(SGGP)

Có thể bạn cũng quan tâm

TP.HCM báo cáo và kiến nghị Chính phủ giải pháp tháo gỡ “siêu” dự án chống ngập

Dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng có kịp tháng 10/2020 sau nhiều lần lỗi hẹn?

Giải pháp dùng LU chống ngập là khoa học, hiệu quả, nhân văn và sinh thái

Nhìn lại bài toán ngập lụt Thành phố Hồ Chí Minh

Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng bị đình trệ: Lý giải của chủ đầu tư

TỪ KHÓA:chống ngập TPHCMđô thị ngập lụt
Bài trước Khẩn trương rà soát, sửa đổi chính sách về phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng
Bài tiếp Ninh Bình sắp có thành phố Hoa Lư
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Bộ Xây dựng nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hơn 200 định mức xây dựng
Kinh tế / Pháp luật 20/05/2025
Nguồn năng lượng xanh trong khu công nghiệp đã được “cởi trói”?
Góc nhìn 20/05/2025
“Đồ nội thất nhanh” cũng nguy hiểm như thời trang nhanh?
Nội - ngoại thất 20/05/2025
Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
Sự kiện 19/05/2025
Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
Tin trong nước 19/05/2025
Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững kiến trúc nhà ở các dân tộc thiểu số vùng miền núi phía Bắc
Kiến trúc 19/05/2025
Thành lập hội đồng thẩm định báo cáo tiền khả thi metro Bình Dương – TPHCM
Kinh tế / Pháp luật 19/05/2025
Xem xét bố trí 10.000 tỷ đồng làm Vành đai 4 TP.HCM qua Đồng Nai
Kinh tế / Pháp luật 18/05/2025
[Cà phê Net Zero] Sống thân thiện với môi trường và bền vững
Sự kiện 18/05/2025
Tham vọng của Neom đối mặt thách thức môi trường
Tin thế giới 18/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Tin trong nước

TP.HCM ứng dụng hệ thống thông tin địa lý để chống ngập

Ashui.com 12/01/2017
Tin trong nước

Năm 2018, TPHCM sẽ hết ngập trên diện rộng

Ashui.com 26/06/2016
Kinh tế / Pháp luật

TPHCM tìm đất đổi công trình chống ngập

Ashui.com 16/12/2015
Tin trong nước

TP Hồ Chí Minh đề xuất đầu tư gần 10.000 tỷ đồng chống ngập

Ashui.com 12/11/2015
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?