By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Triển khai dự án khai thác quỹ đất tại các ga đường sắt theo mô hình TOD
    Tạp chí Xây dựng 14/05/2025
    Quy hoạch chung TP.HCM theo mô hình đa trung tâm với 6 phân vùng
    Tạp chí Xây dựng 13/05/2025
    Điều chỉnh cục bộ quy hoạch sân bay Long Thành
    Báo Xây dựng 12/05/2025
    Chính phủ chính thức thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025
    TTXVN 11/05/2025
    [Cà phê Net Zero] Thiết kế bền vững trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng
    Ashui.com 11/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Góc nhìn

Quan trọng là quản lý thống nhất dữ liệu đất đai

Ashui.com 18/08/2024
6 phút đọc
SHARE

Trước thông tin nhiều tỉnh thành lo lắng dữ liệu đất đai bị ngắt gián đoạn, ảnh hưởng việc giải quyết thủ tục hành chính về đất đai cho người dân khi nhận được thông báo từ Tập đoàn Viettel rằng sẽ không thể cho sử dụng miễn phí mãi dịch vụ, nhiều người không hiểu vì sao lại nảy sinh một câu chuyện như thế.

Hóa ra để ghi nhận thông tin về đất đai, nhất là những thông tin về giao dịch, biến động của các thửa đất phục vụ việc quản lý, cấp giấy chứng nhận cho người dân, các tỉnh thành trên cả nước đã sử dụng nhiều loại phần mềm, trong đó nổi bật là phần mềm hệ thống thông tin đất đai (VBDLIS) của Tổng công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel (Viettel Solution). Hiện có đến 36 tỉnh thành sử dụng phần mềm VBDLIS và tất cả đều được miễn phí trong khi chờ quyết định sau cùng của Bộ Tài nguyên và Môi trường.


Rất nhiều chính sách cần phải dựa vào cơ sở dữ liệu đất đai toàn quốc, được cập nhật liên tục, kịp thời, có độ chính xác cao.
(Ảnh minh họa: H.P)

Tháng 6/2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo đã dừng đề xuất cơ chế đầu tư xây dựng hệ thống thông tin đất đai theo hình thức xây dựng – sở hữu – kinh doanh đối với phần mềm VBDLIS; điều đó có nghĩa các địa phương không còn được sử dụng VBDLIS miễn phí nữa mà phải thuê phần mềm này. Do nhiều địa phương lúng túng trong việc ký hợp đồng thuê phần mềm, có thể vì chưa có tiền lệ thuê phần mềm, quy trình thẩm định, quy trình tư vấn… nên cho đến nay đa số vẫn chưa ký với Viettel Solution, dẫn tới thông báo của Tập đoàn Viettel nói ở trên. Trước mắt để giảm bớt khó khăn cho các địa phương, Viettel đồng ý cung cấp miễn phí phần mềm VBDLIS tối đa ba ngày/tuần cho đến tháng 9/2024, một cột mốc sắp đến gần.

Để giải quyết vấn đề này, thiết nghĩ đầu tiên là cần đặt ra một số nền tảng cần tuân thủ như nhu cầu có một phần mềm thống nhất trong cả nước để sau này các địa phương có thể kết nối liên thông dữ liệu đất đai; sử dụng các phần mềm khác nhau sẽ gây khó khăn cho việc kết nối. Việc đàm phán từng tỉnh thành là rất mất thời gian, tốn kém công sức, tiền của không cần thiết; và cả nước cần một đầu mối quản lý dữ liệu đất đai vì đây sẽ là cơ sở thông tin cho nhiều hoạt động kinh tế.

Như thế có thể thấy ngay Bộ Tài nguyên và Môi trường cần đóng vai trò là cơ quan nhà nước đứng ra đàm phán giá thuê, các điều kiện thuê… với Viettel Solution, kinh phí sẽ do ngân sách nhà nước chi trả, sau này bộ có thể thu lại cho ngân sách từ các khoản chi trả của địa phương tùy vào quy mô, tần suất sử dụng phần mềm, dung lượng lưu trữ.

Đích nhắm không chỉ là việc giao dịch nhà đất thông suốt cho người dân, mà còn là xây dựng một cơ sở dữ liệu đất đai toàn quốc được cập nhật liên tục, kịp thời, có độ chính xác cao. Rất nhiều chính sách sẽ cần phải dựa vào một cơ sở dữ liệu như thế như khả năng đánh thuế lên ngôi nhà thứ nhì của người sở hữu nhiều nhà đất.

Hiện nay theo thông tin của báo chí, các địa phương trên cả nước đang sử dụng nhiều loại phần mềm khác nhau trong hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin đất đai trên địa bàn, từ phần mềm ViLIS của Tổng cục Quản lý đất đai đến phần mềm ELIS của Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường… Nếu không sớm thống nhất sao cho dữ liệu quy về một đầu mối, các tỉnh thành có thể truy xuất một cách nhất quán, chúng ta sẽ phải trả một giá rất đắt trong tương lai để làm dữ liệu của các tỉnh thành tương thích với nhau. Đó có thể là phần mềm của Viettel hay của một tổ chức, đơn vị nào khác – vấn đề là nên có quyết định sớm để tránh tắc nghẽn cho nền kinh tế.

(Kinh tế Sài Gòn)

Có thể bạn cũng quan tâm

Để hệ thống dữ liệu đất đai có thể giúp thị trường bất động sản minh bạch hơn

Kết nối liên thông hệ thống thông tin đất đai quốc gia tập trung vào 2025

Đề xuất xây dựng dự án cơ sở dữ liệu đất đai cho 30 tỉnh, thành phố

Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai

TỪ KHÓA:cơ sở dữ liệu đất đaiphần mềm hệ thống thông tin đất đaiVBDLIS
Bài trước Tọa đàm “Kiến trúc và Phát triển bền vững – Hành trình hướng tới Net Zero” tại Nhà máy gạch Việt Ý – Sông Công
Bài tiếp Những Di sản Thế giới mới năm 2024 của UNESCO
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Saudi Arabia ứng dụng AI điều tiết, xử phạt giao thông
Nhìn ra thế giới 14/05/2025
Triển khai dự án khai thác quỹ đất tại các ga đường sắt theo mô hình TOD
Tin trong nước 14/05/2025
Vốn FDI vào bất động sản đạt gần 2,4 tỉ đô la Mỹ trong quí 1-2025
Bất động sản 14/05/2025
KTS Trần Thị Ngụ Ngôn nhận giải thưởng DIVIA AWARD 2025 tôn vinh những thành tựu của nữ kiến trúc sư
Kiến trúc sư 13/05/2025
An Cường ra mắt 21 màu Acrylic vân gỗ mới nhất năm 2025
Trang trí nội thất 13/05/2025
Quy hoạch chung TP.HCM theo mô hình đa trung tâm với 6 phân vùng
Tin trong nước 13/05/2025
TPHCM trước ngưỡng cửa trở thành đô thị dịch vụ hàng đầu
Đối thoại 13/05/2025
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch sân bay Long Thành
Tin trong nước 12/05/2025
TS. Lê Đạt Chí: Thời cơ hiếm có của Trung tâm tài chính quốc tế TPHCM
Đối thoại 12/05/2025
Phân cấp lại thẩm quyền Thủ tướng, bộ trưởng, chủ tịch tỉnh về quy hoạch khi sáp nhập
Kinh tế / Pháp luật 11/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?