By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Từ quy hoạch đến hạ tầng: Bước đột phá cho Khánh Hòa tăng trưởng hai con số
    Báo Xây dựng 28/07/2025
    Khởi động chương trình Triển lãm quốc tế về thiết kế và thi công Nhà Gỗ To trong Rừng (Gỗ To Exhibition)
    Ashui.com 27/07/2025
    Cần hơn 21.000 tỉ đồng để cứu 4 dòng sông ô nhiễm tại Hà Nội
    KTSG Online 27/07/2025
    Điều chỉnh chỉ tiêu nhà ở xã hội sát thực tế, giữ nguyên mục tiêu về quy mô
    Chinhphu.VN 26/07/2025
    Tọa đàm: “Sống cùng” – Từ “Nhà rừng” tới La Biennale Venice
    Ashui.com 25/07/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Phản biện

Phong thuỷ và linh khí Thăng Long

Ashui.com 16/02/2010
9 phút đọc
SHARE

Ngày xuân nói chuyện linh khí, phong thuỷ quốc gia để thêm hiểu, thêm yêu kinh thành 1.000 năm tuổi, với khí thế “rồng bay lên” mang lại thịnh vượng cho hơn 86 triệu dân Việt Nam…

Đường kinh mạch linh thiêng

Ở phương diện hẹp, phong thuỷ hài hoà, gia đình mới hạnh phúc. Nhìn rộng hơn, phong thuỷ quốc gia hanh thông, đất nước mới thịnh vượng. Chẳng phải ngẫu nhiên mà 1.000 năm trước, vua Lý Thái Tổ đã chọn thế “rồng cuộn, hổ chầu” của Thăng Long để ngày nay tiếng thơm ngàn năm. Nói vậy để nhớ lại rằng, từ xưa các cụ coi linh khí, long mạch đối với sự phát triển của đất nước là điều tối quan trọng.

Từ đỉnh Everest trên dãy Hymalaya cao 8.880 m so với mặt biển, có đường kinh mạch linh thiêng trông giống hình con Rồng lớn, đi từ nóc nhà thế giới là cao nguyên Tây Tạng dọc theo biên giới Ấn Độ, xéo qua cao nguyên Vân Nam, đến đỉnh Panxipang cao 3.143 m của dãy Hoàng Liên Sơn tỉnh Lao Cai, rồi toả ra trên Đồng bằng Bắc Bộ nước ta và chui xuống biển sâu ở Vịnh Hạ Long, cuối cùng đường kinh mạch kết thúc ở Vịnh Mindanao – Philippines ở đáy Đại dương sâu 10.800 m.

Đây là “con Rồng” lớn nhất thế giới. Những nhà nghiên cứu phong thuỷ đã phát hiện ra đường kinh mạch này và cho rằng, đây là đường kinh mạch quan trọng quyết định vận mệnh của quốc gia.

Thăng Long – tâm điểm của Đồng bằng Bắc Bộ và cả nước

Trên sơ đồ NÚI CHẦU SÔNG TỤ mà nhà nghiên cứu phong thuỷ Ngô Nguyên Phi đã mô tả, thì 8 dãy núi vòng cung xoáy theo hình rẻ quạt đi lần lượt từ dãy Đông Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn, Sông Gâm theo hướng Đông Bắc Tây Nam, đến dãy Sông Đà và Ninh Bình từ phía Tây Nam hất ngược lên, cuối cùng là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Tam Đảo đi từ chính Bắc xuống… Tám dãy núi vòng cung quy tụ ở tâm điểm Thăng Long. Kèm theo hướng núi là hướng các con sông cũng đồng quy về trung tâm Thăng Long, đúng như 2 câu thơ vịnh của thầy Tả Ao:

“Thiên sơn vạn Thuỷ triều lai
Can Chi bát quái trong ngoài tôn nghinh
”

Đó chính là thế quý hiểm độc nhất vô nhị của nước ta.


(ảnh minh họa: Ashui.com/forum)

Trên bản đồ địa hình, trong thế đồng quy của 8 dãy núi xoáy lại, không rõ từ mạch ngầm nào mà ngọn núi Ba Vì sừng sững “mọc lên”, như thể tạo hoá đã cố công dụng nạp linh khí của “bốn phương tám hướng” về đây.

Đỉnh núi chỉ cao 1.226 m, nhưng là đỉnh cao nhất của khu vực Thăng Long, là nơi thờ Tản Viên Sơn Thánh với bao nhiêu câu chuyện truyền thuyết, như chuyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh thời Hùng Vương; chuyện từng đoàn quạ đen sà xuống bên Hồ Tây uy hiếp giấc ngủ của Mã Viện, sau khi ông tướng già đó truy đuổi hai bà Trưng Trắc Trưng Nhị, khiến hai bà phải nhảy xuống sông tự vẫn ở thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên; đến câu chuyện thầy phong thuỷ Cao Biền bị Tản Viên Sơn Thánh phạt khi ông phù thuỷ này định dùng tà thuật để đùa giỡn với Thánh Nhân Đất Việt vào cuối thế kỷ thứ 9.

Hồ Tây – yếu huyệt của Thăng Long

Lịch sử 1.200 năm trước, khi quan đô hộ sứ kiêm thầy phong thuỷ Cao Biền phát hiện ra linh khí của vùng đất quý hiển này, nên quyết tâm xây dựng Thành Đại La có 30 km bờ đê bao quanh, để lập ra một Vương quốc cho riêng mình, thì ông ta đã chọn Hồ Tây là “Não Thuỷ”, tức là nơi “Hào kiệt thời nào cũng có”.

Sông Hồng, Sông Tô đối với yếu huyệt Hồ Tây cũng có mối liên hệ mật thiết, là Long Mạch chủ của yếu huyệt. Câu chuyện Tản Viên Sơn luôn luôn gắn liền với hiện tượng các dòng sông sau khi chúng “gặp nhau” ở Việt Trì và thực sự “hội tụ” ở Thăng Long, khi sông Hồng mở ra rất rộng, rồi nối với sông Đuống, sông Cầu ở bên Tả ngạn và rất nhiều sông con ở bên Hữu ngạn, tất cả đều liên thông với Hồ Tây qua Long mạch chủ là sông Tô Lịch.

Dân ta không bao giờ quên những câu thơ trữ tình nói về sông Tô:

“Nước sông Tô vừa trong vừa mát
Em ghé thuyền đỗ sát thuyền anh
Ngập ngừng muốn tỏ tâm tình
Sông bao nhiêu nước thương mình bấy nhiêu
”

Việc sông Tô Lịch bị lấp, xây nên các phố Chợ Gạo, Ngõ Gạch, Hàng Buồm, Hàng Lược, Quán Thánh, Phan Đình Phùng, Thuỵ Khuê, Hồ Khẩu, Chợ Bưởi… cắt đứt quan hệ với Hồ Tây và ngã ba tam hợp với sông Thiên Phù và sông Nhuệ thông với sông Hồng, đã tạo ra một dòng sông chết, khiến Sông Tô trong xanh ngày xưa thành nơi đổ nước thải.


(ảnh minh họa: Trần Thanh Vân)

Thăng Long – lịch sử và truyền thống

Chúng ta đang bước vào năm thứ 1.000 của Thăng Long – Hà Nội, nhưng muốn nói đến sự linh thiêng và huyền bí của vùng đất này, phải đi ngược lại 500 năm, trở lại thời Tiền Lý với cuộc khởi nghĩa của Lý Bí lập nên nước Vạn Xuân và nhân vật khai quốc công thần là Phạm Tu – Lý Phục Man. Cho đến khi vua Lý Thái Tổ lên ngôi, đã di đô về lại Đại La và lấy tên là Thăng Long thì đất nước mới thật thịnh trị thái bình.

Như vậy, Kinh đô Thăng Long xưa đã hình thành và phát triển trên khung cốt của Đại La thành, trong đó dòng sông Tô Lịch là Long mạch chủ và Hồ Tây là Đại Minh Đường hình bán nguyệt. Đây chính là hồn cốt của Thăng Long cần thiết phải được khôi phục.

Quãng sông Tô từ phường Hà Khẩu xưa, nay là phố Chợ Gạo đến Làng Hồ Khẩu và Chợ Bưởi, tổng cộng chiều dài 15 km, đã bị lấp ngót 200 năm, thì không thể khôi phục được nữa. Nhưng chúng ta có điều kiện khôi phục trọn vẹn vùng đất một thời rất thịnh vượng là vùng Chợ Bưởi – Nghĩa Đô đến Xuân La – Xuân Đỉnh.

Phương án hiện thực là nối lại các dòng sông, trong đó dấu tích sông Thiên Phù gần như đã mất hết, nhưng những làng xóm và cánh đồng đi từ cống Liên Mạc qua sông Nhuệ theo hướng Tây Bắc Đông Nam thì vẫn còn nguyên vẹn, giúp ta khai thông lại một hệ thống kênh đào phục vụ du lịch như một Venice của nước Ý ngay phía Tây Hồ Tây. Đặc biệt, khu vực phường Nghĩa Đô đến Xuân La cần được nhìn nhận là một nơi yếu huyệt của Thủ đô hiện nay để được thiết kế quy hoạch lại…

KTS cảnh quan Trần Thanh Vân 

Có thể bạn cũng quan tâm

Tháo gỡ điểm nghẽn, tạo “đột phá” cho đầu tư phát triển đường sắt

Chuyển đổi xanh giao thông đô thị: Kinh nghiệm của Trung Quốc và gợi ý cho Việt Nam

Tìm lối ra cho bài toán phát triển giao thông xanh tại TPHCM

Giải pháp nâng cao tính ứng dụng và tra cứu của hệ thống tiêu chuẩn thiết kế kiến trúc

Cơn sốt mở Khu thương mại tự do: Cần chiến lược hơn số lượng

Bài trước Nhà ống và xe gắn máy: diện mạo hay bản sắc?
Bài tiếp Làng nghề Bát Tràng tìm không khí trong lành
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Tái chế thủy tinh phế thải sản xuất gạch xây dựng bền vững
Công nghệ mới 28/07/2025
Từ quy hoạch đến hạ tầng: Bước đột phá cho Khánh Hòa tăng trưởng hai con số
Tin trong nước 28/07/2025
Dư địa lớn cho sự phát triển của trường bất động sản Hải Phòng
Bất động sản 28/07/2025
Khởi động chương trình Triển lãm quốc tế về thiết kế và thi công Nhà Gỗ To trong Rừng (Gỗ To Exhibition)
Sự kiện 27/07/2025
Liên kết “ba nhà” trong xử lý chất thải rắn xây dựng hướng tới mục tiêu Net Zero
Năng lượng - Môi trường 27/07/2025
Cần hơn 21.000 tỉ đồng để cứu 4 dòng sông ô nhiễm tại Hà Nội
Tin trong nước 27/07/2025
Thị trường xi măng toàn cầu được dự đoán tăng trưởng mạnh từ 2026
Thị trường 26/07/2025
Cả nước đang triển khai 692 dự án nhà ở xã hội, hơn 633.000 căn hộ
Kinh tế / Pháp luật 26/07/2025
Điều chỉnh chỉ tiêu nhà ở xã hội sát thực tế, giữ nguyên mục tiêu về quy mô
Tin trong nước 26/07/2025
TDX Ice Factory: Tái sử dụng vật liệu – Gắn kết quá khứ và hiện tại
Tư vấn thiết kế 25/07/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Phản biện

Dự án TOD cạnh đường sắt nên do nhà nước đầu tư, sau đó đấu thầu, đấu giá

VnEconomy 19/06/2025
Phản biện

Góp ý hoàn thiện Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi)

VnEconomy 16/06/2025
Phản biện

Nên giữ lại hay xóa bỏ các thành phố thuộc tỉnh?

Tạp chí Xây dựng 04/06/2025
Bất động sảnPhản biện

Kiến nghị giải pháp giúp tăng khả năng tiếp cận nhà ở xã hội

VnEconomy 02/06/2025
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?