By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
    ConsMedia 19/05/2025
    Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
    Báo Xây dựng 19/05/2025
    [Cà phê Net Zero] Sống thân thiện với môi trường và bền vững
    Ashui.com 18/05/2025
    Tham vọng của Neom đối mặt thách thức môi trường
    Tạp chí Xây dựng 18/05/2025
    TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
    KTSG Online 17/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Đối thoại

Xử công khai để làm rõ hậu trường vụ khách sạn gây tranh cãi

Ashui.com 23/03/2010
11 phút đọc
SHARE

Xung quanh vụ chủ dự án khách sạn (KS) gây tranh cãi trong công viên Thống Nhất đòi Hà Nội đền bù 80 triệu USD quy đổi thành 2 khu đất vàng, TS Phạm Sỹ Liêm (Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam) đặt vấn đề về làm rõ các loại “chi phí cơ hội” để tỏ tường việc phía đầu tư chịu thiệt hại thế nào, mặt khác, làm rõ được những chuyện hậu trường nếu có.

“Làm rõ ràng công khai ra mới biết”

Mới đây, Công ty SIH gửi TP Hà Nội bản kiến nghị, đòi bồi thường “những thiệt hại do dừng triển khai dự án SAS Hanoi Royal tại 295 Lê Duẩn” – nơi đã được xác định là thuộc khu đất công cộng, công viên Thống Nhất. Ông nhìn nhận thế nào về động thái này?

TS Phạm Sỹ Liêm: – Đúng là khi công trình không thể thi công, bên phía chủ đầu tư sẽ có thiệt hại do đã chi tiền để lập dự án, điều tra khảo sát, khoan địa chất, chi phí thủ tục đầu tư..

Nhưng để đánh giá mức độ thiệt hại, phải có các chuyên gia. Không phải chỉ một bên nói mà được, nếu không đi đến thống nhất được thì đưa ra tòa án kinh tế.

Chúng ta phải quen với việc đưa ra trọng tài kinh tế. Muốn thế, xem xét hợp đồng, giấy phép là rất quan trọng, cứ đưa văn bản pháp lý đó ra mà xử. Còn nếu chính chúng ta làm đại khái thì đây cũng là bài học cần thiết.

Khoản tiền họ “đánh giá thiệt hại” ban đầu là gần 80 triệu đô, trong đó chi phí cơ hội là gần 64 triệu đô…

– 80 triệu đô? đã xây đâu mà chi phí lớn như vậy?! Còn nói thiệt hại do không thi công, thì nhiều công trình có tiến độ thi công chậm là chuyện bình thường chứ. Cần phải mời chuyên gia vào tính toán xem xét thì sẽ ra vấn đề hết.

Nhưng cái làm tôi suy nghĩ là, có thể thiệt hại của họ khá lớn do những chi phí giao dịch, nhiều khi không công khai được. Ở ta, nhiều khi mình biết là có người nhận “chi phí giao dịch” rồi, đến khi không được việc, phải “ngậm đắng nuốt cay” lấy tiền nhà nước mà đền bù, nếu không vụ việc sẽ bị vỡ lở.

Tôi không biết đích xác có phải như vậy hay không, nhưng tôi đặt vấn đề như vậy, để ta phải làm công khai rõ ràng ra, để biết là có hay không.

Rất nhiều người dân cũng mong mỏi sự công khai. Vì như thế không những tỏ tường được việc phía đầu tư chịu thiệt hại thế nào, để đền bù cho họ, mặt khác chúng ta có thể làm rõ được những mặt sau nếu có.

Khi xem xét lại vụ việc xây khách sạn trong công viên Thống Nhất hơn 1 năm trước, công luận đặt vấn đề về việctrách nhiệm thuộc về cá nhân một số người. Vậy nay nếu phải đền bù bằng tiền ngân sách, ông có cho rằng thỏa đáng?

– Người làm sai thì phải do cơ quan có người làm sai xử lí người đó. Còn nhân danh cơ quan làm sai, thì cơ quan đó phải chịu trách nhiệm.

Chúng ta có luật Bồi thường thiệt hại, trong đó quy định khi cơ quan công quyền gây thiệt hại cho dân phải đền bù như thế nào. Tức là lấy tiền ngân sách đền bù như thế nào cũng là phải xem xét, cơ quan gây thiệt hại, thì cơ quan đó phải đền.

Mặt khác, Hội đồng nhân dân là cơ quan quyết định ngân sách, phải tăng cường giám sát các cơ quan của chính quyền, kẻo gây thiệt hại lại lấy ngân sách.

Điều này càng gây đòi hỏi là phải tăng cường giám sát.

  • Ảnh bên : Công trình khách sạn trong công viên Thống Nhất mới được xây dựng phần móng vào thời điểm hơn 1 năm trước. (Ảnh: Phạm Hải)

“Khi máy bay địch đã xa, đâu lại vào đấy”

Đây là một câu chuyện kéo dài gần 20 năm, qua nhiều đời lãnh đạo, nay lật lại thì rất khó quy trách nhiệm, nếu có?

– Rất nhiều sai lầm của chúng ta không được tổng kết và cũng không có chế tài. Nhiều vụ việc báo cứ làm ầm ầm lên, giỏi lắm chỉ được vài ba ngày, tuần lễ, đến khi “máy bay địch đã bay xa” thì… đâu lại vào đấy.

Rất tiếc, đó lại là chuyện thường ở nước ta, không phải “đặc sắc” gì.

Ngay từ những ngày đầu giấy lên tranh luận việc xây khách sạn trong công viên Thống Nhất, tôi đã nhấn mạnh là không thể đi trách nhà đầu tư. Bản chất của các nhà đầu tư là chuyên đi kiếm lợi, nơi nào có lợi là họ vào. Quan trọng là người cho phép. Đó là vấn đề quản lý nhà nước của chúng ta.

Vậy theo ông cần giải quyết bài toán khó về quy hoạch, quản lý đất đai này theo hướng nào?

– Hiện nay, Viện nghiên cứu Đô thị và phát triển hạ tầng đang nghiên cứu đề tài “Chính sách đất đô thị” của Bộ Xây dựng. Chúng tôi đưa ra đề xuất về chính sách dự trữ đất đai, tức là thực hiện điều khoản trong luật đất đai nói rằng cần giải phóng mặt bằng, đất đai trước khi có dự án.

Cách làm là đất đai có quy hoạch, sắp sửa được xây dựng trong vài ba chục năm tới, thì chính quyền phải kiếm nguồn vốn, giải phóng mặt bằng, sau đó mới căn cứ vào quy hoạch, rồi đấu thầu cho các dự án vào, thu hồi vốn trả nợ lại tiền đã vay.

Nếu làm điều này, sẽ thay đổi hẳn thị trường bất động sản VN, thanh toán nạn nhũng nhiễu về đất đai.

Những lực cản nào có thể làm chậm tiến trình thực hiện quản lý lý dự trữ đất đai của chúng ta hiện nay?

– Nhiều người không muốn làm. Vì người ta chỉ nghĩ đến chuyện không có tiền thì không làm được, mà không hiểu hệ thống tài chính thế giới, nếu ta chứng minh được dự án là thu hồi được vốn, ta sẽ vay được.

Cái thứ hai là các “cán bộ” lười, sợ, cộng thêm với cơ chế trả lương, phân công trách nhiệm hiện nay cũng không khuyến khích họ làm việc.

Thứ ba là để nếu cứ để cho thiên hạ “chạy vạy” đất đai, “lạy lục” mình như thế thì mình mới… có được phần nào đó, như là lợi ích bôi trơn chẳng hạn.

PGS. TS Huỳnh Đăng Hy, Nguyên Tổng Thư ký Hội Quy hoạch Việt Nam:

Sau vụ lùm xùm xây khách sạn trong công viên, Thành phố Hà Nội giải quyết cho công ty SIH địa điểm khác để xây khách sạn tại Nhà máy Rượu là đã quá “hậu”, quá ưu ái rồi.

Nếu xét ở góc độ khoa học quy hoạch, đưa thêm một công trình như vậy vào vị trí đó cũng không phải là hợp lý.

Hà Nội đã chật như nêm rồi, trường học, cây xanh, công trình công cộng thiếu thốn nghiêm trọng, sao không để cho không gian cho những công trình thiết yếu ấy.

Tiếp đây, ta lại tiếp tục lặp lại một sai lầm nữa là chấp nhận cho xây một Trung tâm Thương mại ở gần Hồ Hoàn Kiếm. Vụ việc này đã ùm xùm lên một thời gian mấy năm trước. Nhiều người đã cật lực phản đối rồi. Đã dẹp rồi. Giờ lại cho làm. Tôi cũng không hiểu tại sao nữa.

Câu chuyện bây giờ không phải là tranh cãi cao hay thấp thêm một vài mét là vừa, mà là có nên đưa thêm một trung tâm thương mai vào đó nữa không? Trong khi lẽ ra là phải dãn ra ngoài?

Tiếp tục sai lầm như thế này thì biết bao giờ mới giải quyết yên được! 

Linh Thủy (thực hiện) 

>> Chủ đầu tư khách sạn trong Công viên Thống Nhất muốn xin thêm đất 

Có thể bạn cũng quan tâm

TPHCM trước ngưỡng cửa trở thành đô thị dịch vụ hàng đầu

TS. Lê Đạt Chí: Thời cơ hiếm có của Trung tâm tài chính quốc tế TPHCM

Vốn đầu tư hạ tầng – ‘mạch’ tăng trưởng quan trọng của TPHCM

Trung tâm tài chính TPHCM: Vị thế và tương lai

Công nghệ, yếu tố xanh sẽ là tiêu chí cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng

Bài trước Mêkông cạn kiệt
Bài tiếp Phong thủy cho nhà ống đô thị
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Nguồn năng lượng xanh trong khu công nghiệp đã được “cởi trói”?
Góc nhìn 20/05/2025
“Đồ nội thất nhanh” cũng nguy hiểm như thời trang nhanh?
Nội - ngoại thất 20/05/2025
Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
Sự kiện 19/05/2025
Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
Tin trong nước 19/05/2025
Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững kiến trúc nhà ở các dân tộc thiểu số vùng miền núi phía Bắc
Kiến trúc 19/05/2025
Thành lập hội đồng thẩm định báo cáo tiền khả thi metro Bình Dương – TPHCM
Kinh tế / Pháp luật 19/05/2025
Xem xét bố trí 10.000 tỷ đồng làm Vành đai 4 TP.HCM qua Đồng Nai
Kinh tế / Pháp luật 18/05/2025
[Cà phê Net Zero] Sống thân thiện với môi trường và bền vững
Sự kiện 18/05/2025
Tham vọng của Neom đối mặt thách thức môi trường
Tin thế giới 18/05/2025
Lại nói chuyện “kiến trúc hàng hiệu”
Góc nhìn 17/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Đối thoại

Kinh tế xanh: Hướng đi tất yếu để TP.HCM vững vai trò đầu tàu kinh tế

Ashui.com 28/04/2025
Đối thoạiThị trường

Ngành xi măng phải chuyển đổi kép để tồn tại và phát triển bền vững

Ashui.com 12/04/2025
Đối thoại

Ngành Xây dựng xóa rào cản, làm chủ công nghệ mới

Báo Xây dựng 11/04/2025
Đối thoại

KTS Lê Quang: Khu liên cơ sẽ giúp cải thiện hình ảnh các bộ máy công

Ashui.com 01/04/2025
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?