By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Chính phủ chính thức thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025
    TTXVN 11/05/2025
    [Cà phê Net Zero] Thiết kế bền vững trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng
    Ashui.com 11/05/2025
    Áp dụng hiệu quả mô hình thông tin công trình cho các dự án đường sắt Việt Nam
    Báo Xây dựng 09/05/2025
    Hội thảo “Thiết kế tiếp cận bình đẳng và chống chịu thiên tai cho công trình xây dựng”
    Ashui.com 08/05/2025
    Quy hoạch di tích Thành cổ Quảng Trị trên diện tích 454ha
    VnEconomy 05/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Nhìn ra thế giới

Ai sẽ nắm quyền kiểm soát chuỗi cung ứng pin xe điện?

Ashui.com 26/12/2022
14 phút đọc
SHARE

Trung Quốc thống trị chuỗi cung ứng toàn cầu về pin lithium-ion. Giờ đây, các quốc gia đối thủ đang tranh giành quyền kiểm soát nhiều hơn đối với “dầu trắng” này.

Cảng công nghiệp Kwinana trên bờ biển phía Tây nước Úc là một mô hình thu nhỏ của ngành năng lượng toàn cầu. Từ năm 1955, đây là nơi đặt một trong những nhà máy lọc dầu lớn nhất trong khu vực, thuộc sở hữu của British Oil – công ty dầu mỏ Anh – Iran. Nơi đây từng cung cấp 70% nguồn nhiên liệu cho Tây Úc. Vỏ kim loại của những thùng chứa dầu khổng lồ vẫn sừng sững trên bờ biển nhưng dần chuyển sang gỉ sét do hơi mặn.


Nhà máy tinh chế lithium cấp pin đầu tiên của Úc cung cấp cho các nhà sản xuất ô tô một giải pháp thay thế nguồn cung cấp từ Trung Quốc.
(Ảnh: Bloomberg)

Nhà máy lọc dầu đóng cửa vào tháng 3/2021, nhưng không chỉ có dầu bên dưới lớp đất nơi đây. Úc chiếm một nửa trữ lượng lithium của thế giới. Những chiếc xe tải và máy móc lại một lần nữa hoạt động ầm ĩ, nhưng giờ đây chúng là một phần của cuộc đua đảm bảo nguồn năng lượng sạch của tương lai – cuộc đua do Trung Quốc thống trị.

Trong 30 năm qua, lithium đã trở thành một nguồn tài nguyên quý giá. Nó là một thành phần quan trọng của pin điện thoại, máy tính xách tay và những chiếc xe điện sẽ sớm phổ biến trên đường phố. Cho tới tận gần đây, lithium được khai thác ở Úc vẫn phải tinh chế và xử lý ở nơi khác.

Trung Quốc thống trị chuỗi cung ứng lithium

Nói về xử lý lithium, Trung Quốc đang dẫn đầu cuộc đua và bỏ xa các đối thủ khác. Hàng trăm nhà máy khổng lồ trên khắp đất nước này đang sản xuất hàng triệu pin xe điện cho cả thị trường trong nước và các nhà sản xuất ô tô nước ngoài như BMW, Volkswagen và Tesla.

Thị phần của Trung Quốc chiếm tới 80% thị trường pin lithium-ion toàn cầu, theo ước tính từ BloombergNEF. Sáu trong số 10 nhà sản xuất pin xe điện lớn nhất có trụ sở tại Trung Quốc. Tiêu biểu là CATL – nhà sản xuất 30% pin xe điện toàn cầu. Sự thống trị của Trung Quốc trải dài toàn bộ chuỗi cung ứng, cả đầu vào và đầu ra.

Các công ty Trung Quốc đã ký các thỏa thuận ưu đãi với các quốc gia giàu lithium và được hưởng lợi từ khoản đầu tư khổng lồ của chính phủ vào các bước phức tạp giữa khai thác và sản xuất. Điều đó khiến phần còn lại của thế giới lo lắng. Mỹ và châu Âu hiện đang cố gắng giảm bớt sự phụ thuộc vào lithium từ Trung Quốc trước khi quá muộn.

Một số chuyên gia lo ngại kịch bản tương tự như cuộc khủng hoảng dầu mỏ tạo ra bởi cuộc chiến Nga và Ukraine và căng thẳng địa chính trị sẽ diễn ra với lithium. Nếu có căng thẳng, Trung Quốc có thể sử dụng sự thống trị để cắt nguồn cung cấp cho pin xe điện.

“Nếu Trung Quốc quyết định tập trung vào thị trường nội địa, pin lithium-ion xuất ra bên ngoài sẽ đắt hơn. Điều này khiến nỗ lực mở rộng năng lực sản xuất pin của phương Tây trở nên “cấp bách hơn bao giờ hết”, Andrew Barron, giáo sư về năng lượng carbon thấp và môi trường tại Đại học Swansea nhận định.

Những nỗ lực đó đang hình thành, mặc dù chậm. Nếu mọi thứ diễn ra theo đúng kế hoạch, sẽ có 13 nhà máy mới ở Mỹ vào năm 2025, thêm 35 nhà máy nữa ở châu Âu vào năm 2035.

Nhưng những nhà máy khổng lồ đó sẽ cần lithium – và rất nhiều lithium. Vào tháng 3, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố kế hoạch sử dụng Đạo luật Sản xuất quốc phòng để tài trợ cho việc khai thác lithium trong nước và các vật liệu pin quan trọng khác dưới sự bảo trợ của an ninh quốc gia. Bên kia Đại Tây Dương, Liên minh châu Âu đang thúc đẩy luật pháp để cố gắng tạo ra chuỗi cung ứng pin xanh ở châu Âu, tập trung vào tái chế lithium.

Cuộc đua giành quyền kiểm soát

Cuộc đua không chỉ dừng lại ở khai thác và sản xuất pin. Biến quặng lithium thành liti cacbonat hoặc liti hydroxit tinh khiết để có thể sử dụng cho pin là một hoạt động phức tạp và tốn kém. Phải mất nhiều năm để đưa một nhà máy chế biến lithium hoặc sản xuất pin đi vào hoạt động. Mỹ có thể phải mất hàng thập kỷ và 175 tỉ đô la Mỹ để bắt kịp Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc kiểm soát ít nhất hai phần ba công suất tinh chế lithium của thế giới và chính điều này hơn bất cứ thứ gì có thể giúp nước này thống lĩnh thị trường pin trong nhiều năm tới.

Nếu không có sự đầu tư khẩn cấp vào bước giữa này, lithium được khai thác từ các mỏ mới ở Mỹ và châu Âu có thể vẫn cần được vận chuyển đến Trung Quốc để tinh chế trước khi có thể sử dụng trong ô tô điện. Điều này làm tăng lượng khí thải, ảnh hưởng đến sự độc lập về năng lượng và chuyển giao Trung Quốc một con át chủ bài.

Nhìn từ bên ngoài, Úc dường như đang đi đúng hướng khi một nhà máy tinh chế lithium được xây ở phía Bắc nhà máy lọc dầu cũ trong tháng 5 vừa qua. Lần đầu tiên nhà máy này đã biến thành công một loại quặng lithium có tên là spodumene thành lithium hydroxit chạy được trong pin. Nhưng ngay cả điều đó cũng không mang lại cho Úc khả năng tinh chế và tự chủ bán lithium. Nhà máy này là một liên doanh và cổ đông chính của nó là Tianqi Lithium, một công ty khai thác và sản xuất của Trung Quốc.

Trong chuỗi cung ứng pin toàn cầu, Trung Quốc có mặt ở khắp mọi nơi. Tianqi Lithium cũng sở hữu cổ phần tại SQM, công ty khai thác mỏ lớn nhất Chile và Greenbushes, mỏ lithium lớn nhất Úc. Cả Tianqi Lithium và đối thủ trong nước Gangfeng Lithium đều ký kết các thỏa thuận trên khắp “tam giác lithium” của Nam Mỹ – một khu vực giàu khoáng sản của dãy Andes tại ngã ba giữa Argentina, Bolivia và Chile.

Chuyện đang xảy ra tương tự đối với các vật liệu đất hiếm khác cần thiết cho pin. Trung Quốc kiểm soát 70% ngành khai thác mỏ ở Congo, nơi sản xuất gần như toàn bộ cobalt của thế giới, một thành phần quan trọng khác của pin lithium-ion.

Ngoài việc kiểm soát cung cấp lithium toàn cầu, Trung Quốc cũng đã bắt đầu mở rộng sản xuất trong nước. Nước này hiện là nhà sản xuất lithium lớn thứ 3 sau Úc và Chile, mặc dù nước này nắm giữ chưa đến 10% trữ lượng của thế giới. Trung Quốc là quốc gia duy nhất có thể lấy lithium từ nguyên liệu thô cho đến pin thành phẩm mà không phải phụ thuộc vào hóa chất hoặc linh kiện nhập khẩu.

Sự thống trị này đã không xảy ra ngày một ngày hai. Năm 2015, Trung Quốc đã đưa lithium trở thành ưu tiên quốc gia như một phần của chiến lược công nghiệp “Made in 2025”. Ước tính 60 tỉ đô la Mỹ trợ cấp cho xe điện đã giúp tạo ra một thị trường và chuỗi cung ứng pin đi cùng với thị trường đó. Các công ty pin đã đầu tư hàng tỉ đô la Mỹ vào các nguồn lithium trong nước theo cách không thể có ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.

Vạch đích vẫn ở phía trước

Tuy nhiên, pin xe điện còn cần nhiều nguyên liệu ngoài lithium. Trung Quốc vẫn dựa vào nhập khẩu cobalt, niken, đồng và than chì. Điều này đảm bảo sự phụ thuộc khác nhau giữa các quốc gia. “Nếu Trung Quốc quyết định không xuất khẩu bất kỳ loại pin xe điện nào, các nước phương Tây có thể quyết định không xuất khẩu niken sang Trung Quốc. Trung Quốc không có nhà máy để sản xuất niken có độ tinh khiết cao nhất”, Andrew Barron nói. Cán cân quyền lực có thể thay đổi khi cả hai bên đầu tư vào sự độc lập về năng lượng, tuy nhiên, điều này cũng ẩn chứa nhiều vấn đề về xã hội.

Tham vọng thống trị các chuỗi cung ứng chính về khoáng sản và kim loại cần thiết trong sản xuất pin cho xe điện của Trung Quốc đi trước các đối thủ một đoạn dài. Với cobalt – một khoáng sản quan trọng và đắt giá bậc nhất trong sản xuất pin xe điện, Trung Quốc từ lâu đã tham gia sâu vào chuỗi cung ứng. Chính phủ nước này hỗ trợ nguồn tài chính cho các công ty khai thác mỏ tham gia vào hoạt động này tại những nơi có trữ lượng lớn như Congo – chiếm hai phần ba sản lượng của thế giới. Các hoạt động đầu tư này được triển khai hàng chục năm qua. Gần đây, với vụ kiện yêu cầu tước quyền điều hành mỏ của nhà đầu tư Trung Quốc, các bên liên quan như Congo mới tích cực hơn trong việc tìm cách trở thành một bên tham gia lớn hơn trong cuộc cách mạng năng lượng sạch toàn cầu.

Cuối cùng, về cơ bản, lithium không khan hiếm. Khi giá cả tăng lên, các công nghệ mới có thể trở nên khả thi hơn về mặt kinh tế – chẳng hạn như cách chiết xuất lithium từ nước biển hoặc một loại hóa chất pin hoàn toàn mới loại bỏ hoàn toàn nhu cầu về lithium. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, khủng hoảng nguồn cung có thể làm gián đoạn việc chuyển sang xe điện. Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc sẽ có lợi thế rất lớn nếu điều đó xảy ra.

Tuệ Minh

(KTSG Online /Nguồn: Wired, New York Times)

Có thể bạn cũng quan tâm

Điện khí hóa giao thông và lời giải bài toán ô nhiễm không khí

Để những cung đường xuân thêm xanh

“Xanh hóa” giao thông: dòng chảy đầu tư chờ cơ chế khai thông

Đông Nam Á nỗ lực “xanh hóa” giao thông công cộng

Trạm sạc xe điện được đầu tư “hoành tráng” và nổi bật hơn

TỪ KHÓA:lithiumxe điện
Bài trước Khu tự trị Tây Tạng xây dựng 3 thành phố không có rác thải
Bài tiếp 10 sự kiện nổi bật ngành Xây dựng, Quy hoạch, Kiến trúc Việt Nam năm 2022
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Phân cấp lại thẩm quyền Thủ tướng, bộ trưởng, chủ tịch tỉnh về quy hoạch khi sáp nhập
Kinh tế / Pháp luật 11/05/2025
Chính phủ chính thức thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025
Tin trong nước 11/05/2025
[Cà phê Net Zero] Thiết kế bền vững trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng
Sự kiện 11/05/2025
Vietnam’s major cities push ahead with green bus revolution
News 10/05/2025
Quảng Trị mở rộng phát triển Khu kinh tế Đông Nam theo hướng công nghệ và môi trường
Kinh tế / Pháp luật 10/05/2025
Vốn đầu tư hạ tầng – ‘mạch’ tăng trưởng quan trọng của TPHCM
Đối thoại 10/05/2025
Áp dụng hiệu quả mô hình thông tin công trình cho các dự án đường sắt Việt Nam
Tin trong nước 09/05/2025
Trung tâm tài chính TPHCM: Vị thế và tương lai
Đối thoại 09/05/2025
Hội thảo “Thiết kế tiếp cận bình đẳng và chống chịu thiên tai cho công trình xây dựng”
Sự kiện 08/05/2025
Hiện thực hóa mục tiêu 100.000 căn nhà ở xã hội: Doanh nghiệp hiến kế, cam kết hành động
Bất động sản 08/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Năng lượng - Môi trường

Tái chế pin – áp lực dọn dẹp sau “cơn bão” xe điện

Ashui.com 27/08/2021
Nhìn ra thế giới

Chính sách trợ giá tạo ra cơn bùng nổ xe điện ở châu Âu

Ashui.com 02/03/2021
Nhìn ra thế giới

Thâm Quyến – Thành phố chỉ dùng toàn xe buýt điện

Ashui.com 06/02/2021
Tin thế giới

Hyundai xây dựng trung tâm sáng tạo ở Singapore để sản xuất xe điện

Ashui.com 14/10/2020
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?