By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch phục hồi Di tích Khu đền tháp Mỹ Sơn
    Báo Xây dựng 01/07/2025
    Cả nước công bố Nghị quyết, Quyết định sáp nhập đơn vị hành chính
    VnEconomy 30/06/2025
    Thông qua Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
    QuocHoi.VN 27/06/2025
    TP Hồ Chí Minh có thêm nhiều tuyến xe buýt sử dụng nhiên liệu “sạch”
    VnEconomy 26/06/2025
    Công bố đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM: Phát triển đô thị đa trung tâm
    Báo Xây dựng 25/06/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Góc nhìn

Xót xa lăng Bà Chúa, thành Hoàng Đế

Ashui.com 13/12/2010
12 phút đọc
SHARE

Miền Trung nổi tiếng với những di sản văn hóa thế giới như Hội An, Mỹ Sơn, cố đô Huế, Phong Nha – Kẻ Bàng… Ngoài ra, với lịch sử hàng ngàn năm hình thành và phát triển, các tiền nhân cũng để lại cho vùng đất này hàng ngàn di tích có giá trị về văn hóa, lịch sử lẫn nghệ thuật kiến trúc. Thế nhưng, cùng với sự tàn phá của thời gian, mưa bão, các di tích này đang rệu rã từng ngày trong sự thờ ơ đến lạnh lùng của các cấp, ngành.

Nếu như di tích lăng mộ Hiếu Chiêu hoàng hậu Đoàn Thị Ngọc (tức Đoàn Quý Phi) tọa lạc tại gò Cốc Hùng (thôn Chiêm Sơn, Duy Trinh, Duy Xuyên, Quảng Nam) được xem là lăng mộ cổ xưa nhất của thời các chúa Nguyễn còn lại trên đất Quảng Nam thì thành Hoàng Đế (ở Bình Định) là công trình kiến trúc thời Tây Sơn duy nhất còn lại ở nước ta. Thế nhưng, 2 di tích quý hiếm này đang có nguy cơ bị xóa.

Giá trị lịch sử 

Theo sách Đại Nam liệt truyện tiền biên, ghi lại: “Bà Đoàn Quý Phi, tên thật Đoàn Thị Ngọc, sinh năm Tân Sửu – 1601. Năm 15 tuổi, bà hái dâu bên bãi, trông trăng mà hát. Bấy giờ Huy Tông Hoàng đế (tức Chúa sãi Nguyễn Phước Nguyên) đi chơi Quảng Nam, Công tử Nguyễn Phước Lan đi theo hộ giá. Đêm đáp thuyền chơi trăng, đỗ thuyền ở Điện Châu (thôn Chiêm Sơn ngày nay) câu cá, nghe tiếng hát lấy làm lạ, sai người đến hỏi, biết là con gái họ Đoàn, cho tiến cung hầu chúa ở tiềm để, được yêu chiều lắm”.

  • Ảnh bên : Ông Nguyễn Văn Thành, Trưởng thôn Chiêm Sơn, bên lăng Bà Chúa bị xuống cấp trầm trọng.

Công tử Nguyễn Phước Lan (1601 – 1648) và thôn nữ họ Đoàn bén duyên nhau từ đó. Hai năm sau (1617) họ kết duyên ở tuổi 17 và sống tại dinh trấn Thanh Chiêm. Sau khi trở thành phu nhân của Phó tướng Nhân Lộc hầu Nguyễn Phước Lan, bà Đoàn Quý Phi đã hết lòng ủng hộ, khuyến khích nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa ở các phủ Điện Bàn, Thăng Hoa…

Nhờ đó, làng nghề Tằm Tang ở đàng trong được mở mang vào đầu thế kỷ 17 và sản xuất được nhiều mặt hàng tơ lụa nổi tiếng như: đoạn the, gấm vóc… bán trong nội địa và xuất khẩu ra nước ngoài qua thương cảng Hội An.

Cũng từ đó, cảng thị Hội An trở thành một trung tâm trung chuyển của con đường tơ lụa quốc tế xuyên đại dương ở thế kỷ 17 – 18, nối liền Tây Âu với biển Đông. Bà Đoàn Quý Phi được dân gian ca ngợi công đức là Bà chúa Tằm Tang xứ Đàng trong. Cứ vào dịp tháng 3 Âm lịch hàng năm, chính quyền địa phương đều tổ chức lễ hội Bà chúa Tằm Tang.

Còn với thành Hoàng Đế (nằm trên địa bàn thị trấn Đập Đá và xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định), theo sử liệu, thành do vua Thái Đức (Nguyễn Nhạc) xây dựng từ năm 1776. Sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi (1802), những gì liên quan đến nhà Tây Sơn đều bị xóa sạch dấu vết. Thành bị nhà Nguyễn san phẳng.

Mộ Võ Tánh (Lăng Ông) và thành Hoàng Đế của nhà Tây Sơn đã bị chôn vùi trong quên lãng. Cả một công trình kiến trúc khá quy mô bị đổ nát hoàn toàn không phải do mưa nắng của thời gian, mà là sự phủ định của vương triều sau đối với vương triều trước đó. Đây là nét khác biệt về sự tồn tại giữa thành Hoàng Đế của nhà Tây Sơn với các kinh đô khác của chế độ phong kiến Việt Nam.

Di tích thành chuồng gia súc

Toàn tỉnh Quảng Nam hiện có 256 di tích cấp tỉnh và 49 di tích cấp quốc gia. Trong đó 4 di tích cấp quốc gia đang bị xâm hại; 121 di tích cấp tỉnh cần tu bổ cấp thiết, gồm 32 di tích xuống cấp nghiêm trọng, 89 di tích hiện là phế tích hoặc không còn dấu vết.

Di tích thành Hoàng Đế được xem là công trình kiến trúc thời Tây Sơn duy nhất còn lại ở nước ta, quy mô cũng lớn hơn một số công trình liên quan đến kiến trúc cung đình thời phong kiến được khai quật trước đây.

Từ năm 2004 đến 2007, Bảo tàng tỉnh Bình Định phối hợp cùng Viện Khảo cổ Việt Nam cho tiến hành 4 đợt khai quật di tích này và phát hiện rất nhiều hiện vật, kiến trúc rất có giá trị về mặt lịch sử. Thế nhưng, sau đó di tích này rơi vào “lãng quên”. Vì vậy, dấu vết xuất lộ trong những đợt khai quật đang phơi mình cùng mưa nắng.

Hiện nay, dấu vết của thành chỉ còn lại những mảng đá ong rời rạc, những móng tường nằm khuất dưới cỏ xanh.

Ông Trần Đức Tông, người trông coi di tích này tâm tư: “Di tích bị bỏ hoang lâu rồi, nhìn mà đau lòng”. Mặc dù đã được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia nhưng di tích này gần như không còn nhận dạng được.

Khu lăng mộ của bà Đoàn Quý Phi còn thê thảm hơn bởi tất cả còn lại là sự hoang tàn, đổ nát và hiu quạnh. Khu lăng mộ của một Bà chúa Tằm Tang chẳng khác nào một đống hỗn độn.

Cách tường thành khu lăng hơn 5m, được xây bao bọc bởi bức tường rào bê tông rất hiện đại, tuy nhiên cánh cửa sắt lối cổng vào đã bị gãy bản lề, xô lệch, ngả nghiêng. Vì thế, một số người dân địa phương thiếu ý thức bảo vệ di tích đã biến khu lăng mộ thành nơi nhốt trâu bò. Phân súc vật rải khắp mặt đất trong vùng lăng tẩm tôn nghiêm.

Khi chúng tôi vào bên trong khu lăng mộ để chụp hình, phải trèo tường rào hoặc lội qua đám ruộng sình lầy đầy cỏ dại. Tận mắt chứng kiến cảnh tượng bát nhang đặt ở chánh điện ngã lăn lóc, mốc meo; những mảng tường thành, những tấm bình phong và cả nấm mộ chính giữa bị sụp đổ, loang lổ do trâu bò và cả con người tàn phá mà xót xa lòng. Liệu rằng, Bà chúa Tằm Tang nằm dưới nấm mồ ấy có trách hậu thế quá xem thường mà lãng quên?

Vì đâu nên nỗi?

Trưởng thôn Chiêm Sơn Nguyễn Văn Thành lý giải: “Do khu lăng mộ nằm xa khu dân cư nên việc quản lý, giám sát hầu như bỏ ngỏ. Vì thế trở thành nơi nhốt trâu bò nhiều năm nay”.

Ông Thành còn cho biết thêm, năm 1975, những người có trách nhiệm ở địa phương xem khu lăng mộ là tàn dư của chế độ phong kiến nên để nhiều người vào đập phá lấy gạch đá về xây các công trình, nhà cửa. Còn bọn trộm cắp ngỡ đây là khu “mả hời” có chôn vàng bạc nên dùng thuốc nổ đánh phá thành một hố ở trung tâm lăng để đào bới tìm kiếm. Vì vậy khu lăng mộ này đã sụp đổ gần hết. Ngoài việc xây tường rào bằng bê tông và đặt tấm biển công nhận di tích cấp tỉnh thì từ trước đến nay chưa có sự trùng tu, tôn tạo nào.

Ông Trưởng thôn Chiêm Sơn nói nửa đùa nửa thật: “Nếu không trùng tu kịp thời, vài ba năm nữa khu lăng mộ này sẽ chẳng còn gì. Đến lúc đó, chúng tôi sẽ gỡ biển di tích trả lại cho tỉnh”.

Điều đáng nói ở đây, trong khi di tích bị bỏ hoang chẳng khác nào phế tích thì vào tháng 8-2001, một cuộc hội thảo khoa học về “Thân thế và sự nghiệp bà Đoàn Quý Phi” được tổ chức hết sức quy mô, hoành tráng.

Kết thúc hội thảo, người ta còn cho xuất bản cả một cuốn sách “Bà chúa Tằm Tang xứ Quảng”. Không những thế, trong những năm 2006 – 2007, huyện Duy Xuyên còn có tờ trình đề nghị cấp có thẩm quyền lập hồ sơ khoa học trình Cục Di sản xếp hạng di tích quốc gia cho di tích lịch sử này.

Đây là những việc cần làm nhưng chưa phải cấp thiết. Bởi nếu không tiến hành tu bổ kịp thời chắc chắn một điều khu lăng mộ này sẽ chẳng còn để được gắn biển cấp quốc gia. Hơn thế nữa, khi tổ chức Lễ hội Bà chúa Tằm Tang, chính quyền huyện Duy Xuyên hay ngành văn hóa của tỉnh Quảng Nam sẽ giải thích với du khách như thế nào về sự đối nghịch giữa hiện trạng của khu lăng mộ với quy mô của lễ hội?  

NGUYỄN HÙNG

[ Chuyên đề : Bảo tồn di tích ] 

Có thể bạn cũng quan tâm

Hành trình giao thông không khói

Thời khắc lịch sử của một hành trình mới để kiến tạo tương lai

Cần cẩn trọng để đảm bảo chất lượng của hệ thống dữ liệu đất đai sau hợp nhất

Từ quản lý nước mưa đến xanh hóa hạ tầng

Chương trình chuyển đổi năng lượng xanh và giảm phát thải trong GTVT: Từ nhiệm vụ đến hành động

Bài trước Chuẩn bị Hội nghị quy hoạch các trường đại học, cao đẳng thuộc vùng Hà Nội và TP HCM
Bài tiếp Dùng thảo mộc phục hồi tháp Mỹ Sơn
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Hướng dẫn xác định giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội
Kinh tế / Pháp luật 04/07/2025
Sau sáp nhập, TP.HCM sẽ áp dụng bảng giá đất nào?
Kinh tế / Pháp luật 04/07/2025
An Cường – Hệ sinh thái vật liệu và giải pháp toàn diện từ gỗ công nghiệp
Trang trí nội thất 03/07/2025
Giải pháp nâng cao tính ứng dụng và tra cứu của hệ thống tiêu chuẩn thiết kế kiến trúc
Phản biện 03/07/2025
SCG chia sẻ mô hình ESG hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu Net Zero
Vật liệu xây dựng 03/07/2025
Sức mạnh của GeoBIM là tạo ra một “bản sao số” của công trình
Ứng dụng 02/07/2025
Điều chỉnh đất và khả năng áp dụng tại Việt Nam như thế nào?
Đối thoại 02/07/2025
Phường Sài Gòn: Điểm lõi của “siêu đô thị” TPHCM
Điểm đến 02/07/2025
Quy định trình tự, thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch
Kinh tế / Pháp luật 01/07/2025
Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch phục hồi Di tích Khu đền tháp Mỹ Sơn
Tin trong nước 01/07/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Góc nhìn

Giảm ùn tắc giao thông từ nâng cao chất lượng vận tải hành khách công cộng

Kinh tế & Đô thị 18/06/2025
Góc nhìn

Nhà thầu dân dụng giữa kỳ vọng và thách thức hậu kiểm

KTSG Online 16/06/2025
Góc nhìn

Tính “Mở” – nét độc đáo của kiến trúc đô thị Sài Gòn – TP.HCM

Tạp chí Xây dựng 15/06/2025
Góc nhìn

Ứng dụng công nghệ xanh, vật liệu sạch trong thi công sân bay Long Thành

Tạp chí Xây dựng 13/06/2025
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?