By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Áp dụng hiệu quả mô hình thông tin công trình cho các dự án đường sắt Việt Nam
    Báo Xây dựng 09/05/2025
    Hội thảo “Thiết kế tiếp cận bình đẳng và chống chịu thiên tai cho công trình xây dựng”
    Ashui.com 08/05/2025
    Quy hoạch di tích Thành cổ Quảng Trị trên diện tích 454ha
    VnEconomy 05/05/2025
    Thi tuyển phương án kiến trúc Dự án xây dựng Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa trở thành bệnh viện khu vực duyên hải Nam Trung Bộ
    Ashui.com 29/04/2025
    50 công trình tiêu biểu ở TPHCM sau Ngày Thống nhất
    Ashui.com 27/04/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Quy hoạch đô thị

Cần không gian công cộng cho một Hà Nội đáng sống

Ashui.com 08/09/2019
9 phút đọc
SHARE

Người Hà Nội đang sống trong những “chiếc hộp” nhà cao tầng, chung cư hiện đại. Còn công viên, bờ hồ – các khoảng không gian quan trọng dành cho sinh hoạt cộng đồng – nơi lưu giữ những ký ức, cảm xúc “về một Hà Nội đáng sống” vốn dĩ đã hiếm hoi nay đang dần có nguy cơ biến mất nếu không được chú ý và giữ gìn.

Đó là thông điệp được nhấn mạnh tại triển lãm ảnh “Vì một Hà Nội đáng sống” do Đại sứ quán Đan Mạch, Nhóm làm việc vì sự tham gia của người dân PPWG, Nhóm ảnh 9194 và doanh nghiệp xã hội ECUE phối hợp tổ chức, từ ngày 6/9 đến ngày 8/9/2019 tại Nhà Bát Giác, phố đi bộ Hoàn Kiếm, Hà Nội.


Tác phẩm trong Triển lãm: “Trong nắng xuân” – Tác giả Nguyễn Linh Giang. Tập thể dục, một hình ảnh thường thấy vào các buổi chiều, trên những khu phố ở Hà Nội. 

Buổi triển lãm trưng bày hơn 40 tác phẩm nhiếp ảnh về không gian công cộng và cuộc sống thường ngày của người dân Hà Nội, từ đó gợi ra câu hỏi cho người xem: Điều gì làm nên một Hà Nội đáng sống?

Hóa ra, những ký ức, khoảnh khắc đáng nhớ về Hà Nội chủ yếu là những điều giản dị, thân thuộc trong cuộc sống hàng ngày gắn với những không gian công cộng, có thể là những quán hàng ăn quen, vườn hoa công viên, con ngõ nhỏ…cho đến những xóm “nổi” của dân ngụ cư. Điều đặc biệt là những tác phẩm này đều được kể từ góc nhìn của chính người trong cuộc – những người đã sinh ra và lớn lên tại mảnh đất thủ đô, nhằm thực hiện “mong muốn cùng người dân nhìn lại tầm quan trọng của không gian công cộng trong cuộc sống đô thị” ông Lê Quang Bình – Chủ tịch PPWG chia sẻ tại buổi khai mạc Triển lãm.

“Tôi rất tâm đắc với so sánh cho rằng không gian công cộng của một thành phố cũng giống như không gian phòng khách của một ngôi nhà. Chúng ta cần không gian công cộng để giao lưu, kết nối, thực hành các hoạt động tập thể, đón tiếp khách thập phương, trình diễn nghệ thuật và quan trọng nữa là thực hành các lối sống khỏe mạnh như chạy bộ, tập thể dục”, ông Lê Quang Bình nói.


Một góc Triển lãm. (Ảnh: Mỹ Hạnh)

Triển lãm được chia làm 3 chủ đề chính:  tuyến thứ nhất là những hình ảnh đẹp về không gian kiến trúc, văn hóa, tự nhiên; tuyến thứ hai là nhịp sống thường ngày của người dân trên đường phố, quán ăn, khu chợ; và tuyến cuối cùng là sự kết nối giữa con người với con người dựa trên tinh thần bình đẳng, khoan dung và thấu hiểu.

Một điểm nhấn gây ấn tượng với người xem tại triển lãm là tác phẩm sắp đặt làm từ những chiếc hộp lớn, nhỏ khác nhau, mô phỏng lại hình dáng và cấu trúc của các “khối hộp” trong thành phố như trung tâm thương mại, quán cafe, rạp chiếu phim hay chính ngôi nhà chúng ta trú ngụ. Và len lỏi trong mê cung những chiếc hộp ấy là công viên, bờ hồ – các khoảng không gian trống rất quan trọng – những nơi sinh hoạt cộng đồng vốn dĩ đã khan hiếm nay còn đang dần có nguy cơ biến mất nếu không được chú ý và giữ gìn.


Người xem Triển lãm đầy suy tư trước những “chiếc hộp” của đời sống hiện đại trong đô thị. Ảnh: Mỹ Hạnh.


Bên trong một chiếc hộp. Ảnh: Mỹ Hạnh.


“Rượt đuổi” – Tác giả Phạm Quốc Trung. Tập thể Thành Công được xây cách đây đã 40 năm, nay đã xuống cấp, chật chội. Trong sân chơi chung vốn không rộng rãi ấy giờ được sử dụng làm nơi trông xe, phơi phóng, bán cơm, bán nước chè, ngày càng ít chỗ cho trẻ con chạy nhảy. Bức ảnh được chụp vào thời điểm giữa sáng, cô bé được nghỉ học đang chơi đuổi bắt với chú chó tinh nghịch. Chỉ sau đó khoảng 1 tiếng, đến 11h trưa chỗ sân chơi này sẽ kín bàn ghế của một quán cơm bình dân. 


“Khu tập thể Văn Chương” – Tác giả Phan Đức Long. Đây là một trong những khu tập thể cũ 2 tầng, vẫn giữ nếp sinh hoạt “như thời bao cấp”, còn sót lại ở Hà Nội. Ngoài phòng ở riêng, mọi sinh hoạt đều chung. Mỗi một dãy nhà đều có khu vệ sinh chung, buổi chiều đến tất cả cư dân cùng sinh hoạt trong những khoảng sân chung: người tắm giặt, người chuẩn bị cơm, người nói chuyện…


“Nhịp sống trên cầu Long Biên” – Tác giả Nguyễn Việt Dũng. Một cây cầu quá đỗi quen thuộc đối với mỗi người dân Hà Nội, nơi ta có thể bắt gặp rất nhiều hình ảnh sinh hoạt đời thường đẹp đẽ và thân thương.


“Xưa vậy, giờ vẫn vậy” – Tác giả Đinh Quốc Cường. Công viên Bách Thảo, không gian công cộng rợp bóng mát cho người dân.


“Xóm ven sống” – Ảnh: Vũ Quang Huy. Vài năm trước, cách Bờ Hồ chưa đầy 1 km là xóm chài ven sông. Để ra được “xóm”, phải đi qua nhiều con ngõ nhỏ hun hút, ngóc ngách. Nơi đây các ngôi “nhà” đều ở trạng thái nửa nổi nửa chìm để phòng mỗi năm đến mùa lũ về xóm lại bập bềnh bên mép nước. Xóm chỉ có khoảng hơn chục nóc nhà với cư dân là lao động nghèo các tỉnh về Hà Nội làm thuê. Mùa nước lên cũng là lúc các cư dân nơi đây vất vả nhất, “nhà” đã được neo lại và nổi trên sông để tránh…trôi đi, tuy vậy việc đi lại cũng không hề dễ dàng mà hoàn toàn phụ thuộc vào những con thuyền nhỏ hoặc trên các phao nổi được neo giữa bờ và “nhà”. Theo thời gian, các “ngôi nhà” này cũng đã dần biến mất bởi sự bất tiện và phần vì nước sông ngày càng cạn. Đa phần họ cũng đã di chuyển lên bờ hay tìm cho mình những nơi cư ngụ ổn định hơn. Những hình ảnh này giờ đây lưu lại ký ức về một thời “ngụ cư” của những thân phận trôi dạt.


“Đón mặt trời” – Tác giả Nguyễn Quốc Vượng. Bãi giữa sông Hồng, nơi người dân thường đến rất sớm tập thể dục, đón bình minh và ngụp lặn trong dòng nước phù sa, bất kể Đông hay Hè. Một góc không gian công cộng hiếm hoi cho con người hoàn toàn về với tự nhiên.

Mỹ Hạnh

(Tia Sáng)

Có thể bạn cũng quan tâm

Không gian công cộng với sự tham gia của 3 khu vực: Nhà nước, tư nhân và cộng đồng dân cư

Không gian công cộng dành cho ai?

5 thiết kế công cộng mà bạn sẽ yêu thích

Ý tưởng thiết kế công cộng “The Meander” ở Công viên Anyangcheon, TP Seoul

Annette M. Kim: Vị giáo sư người Mỹ say mê vỉa hè Sài Gòn

TỪ KHÓA:không gian công cộngvì một Hà Nội đáng sống
Bài trước Nỗi lo âu từ một đám cháy
Bài tiếp TPHCM chọn 4 lô đất Thủ Thiêm để đấu giá trước rút kinh nghiệm
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Vietnam’s major cities push ahead with green bus revolution
News 10/05/2025
Quảng Trị mở rộng phát triển Khu kinh tế Đông Nam theo hướng công nghệ và môi trường
Kinh tế / Pháp luật 10/05/2025
Vốn đầu tư hạ tầng – ‘mạch’ tăng trưởng quan trọng của TPHCM
Đối thoại 10/05/2025
Áp dụng hiệu quả mô hình thông tin công trình cho các dự án đường sắt Việt Nam
Tin trong nước 09/05/2025
Trung tâm tài chính TPHCM: Vị thế và tương lai
Đối thoại 09/05/2025
Hội thảo “Thiết kế tiếp cận bình đẳng và chống chịu thiên tai cho công trình xây dựng”
Sự kiện 08/05/2025
Hiện thực hóa mục tiêu 100.000 căn nhà ở xã hội: Doanh nghiệp hiến kế, cam kết hành động
Bất động sản 08/05/2025
Hệ thống giao thông thông minh ở một số đô thị lớn trên giới
Nhìn ra thế giới 08/05/2025
Hà Nội có thêm 237 dự án nhà ở, khu đô thị
Kinh tế / Pháp luật 08/05/2025
Bất động sản công nghiệp: cần đổi mới cả chất và lượng
Bất động sản 07/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Phản biện

Không gian công cộng: Không gian không rộng

Ashui.com 05/07/2022
Phản biện

Công viên – tư viên, công cộng và… tư cộng

Ashui.com 05/03/2022
Góc nhìn

Sử dụng không gian công cộng thời Covid-19: Giải pháp ngắn hạn

Ashui.com 04/03/2022
Tin trong nước

Hà Nội: Biến bãi đất ô nhiễm thành không gian công cộng đa chức năng

Ashui.com 21/01/2022
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?