By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch phục hồi Di tích Khu đền tháp Mỹ Sơn
    Báo Xây dựng 01/07/2025
    Cả nước công bố Nghị quyết, Quyết định sáp nhập đơn vị hành chính
    VnEconomy 30/06/2025
    Thông qua Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
    QuocHoi.VN 27/06/2025
    TP Hồ Chí Minh có thêm nhiều tuyến xe buýt sử dụng nhiên liệu “sạch”
    VnEconomy 26/06/2025
    Công bố đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM: Phát triển đô thị đa trung tâm
    Báo Xây dựng 25/06/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Năng lượng - Môi trường

Thủy điện Sapa sẽ phá hủy sinh thái

Ashui.com 24/04/2010
10 phút đọc
SHARE

Hiện tại, có 5 dự án thủy điện được triển khai xây dựng tại khu du lịch Sapa (gồm các nhà máy thủy điện Lao Chải, Séo Chung Hô, Sử Pán 2, Nậm Coong, Nậm Củm).

Trong tương lai, số nhà máy thủy điện ở Sapa có thể sẽ lên đến 17. Điều này khiến nhiều người lo lắng về hình ảnh Sapa đẹp đẽ và mộng mơ sẽ biến mất.

Phát triển thủy điện ồ ạt sẽ gây tác hại lớn

Theo tiến sĩ Lưu Đức Hải, Chủ nhiệm khoa Môi trường, ĐH Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội, địa hình Sapa rất dốc, lại có nhiều sông suối, tận dụng tiềm năng này để phát triển thủy điện là một hướng đúng. Nhưng xây dựng thủy điện với mật độ quá dày có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái và các hoạt động kinh tế xã hội của người dân.  

  • Ảnh bên : Suối Tả Van, Sapa (Ảnh: Skydoor.net)

Tác động tiêu cực dễ nhận thấy nhất mà thủy điện sẽ gây ra ở Sapa là sự thay đổi cảnh quan tại nhiều danh thắng mà sông suối chảy qua như bản Hồ, bản Tả Van, suối Mường Hoa, suối La Ve… làm suy giảm lợi nhuận du lịch.

Hồ chứa của thủy điện sẽ chiếm một diện tích đất không nhỏ, mà trong quá khứ có thể là đất canh tác nông nghiệp của người địa phương.

Mặt khác, việc xây dựng các công trình thủy điện cũng làm đảo lộn môi trường sinh thái. Từ sông suối có mực nước thấp, dòng chảy mạnh, khi trở thành những hồ chứa nước có mực nước sâu, dòng chảy yếu, sinh ra nhiều khí metal, nhiều loài sinh vật bị tiêu diệt. Việc đắp đập sẽ khiến nhiều loài cá không thể di chuyển đến khu vực sinh đẻ, không còn chỗ tái sinh các thế hệ tiếp theo và có nguy cơ biến mất trên sông suối.

Tiến sĩ Hoàng Xuân Cơ, giảng viên bộ môn Sinh thái môi trường, ĐH Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội nhận định: “Các công trình thủy điện cỡ nhỏ như ở Sapa chỉ nên được phát triến nếu đáp ứng được yêu cầu đa mục đích”. Ví dụ, ngoài việc cung cấp năng lượng, đập thủy điện phải phân phối nước cho hoạt động thủy lợi, các hồ chứa có thể tạo cảnh quan phục vụ du lịch, mạng lưới điện được dẫn vào những bản làng chưa có ánh đèn.

Trong trường hợp cái hại nhiều hơn cái lợi, công trình thủy điện không đem về lợi ích gì cho người dân địa phương, lại phá vỡ cảnh quan thiên nhiên vốn có thì dứt khoát không nên xây dựng.

Cần nghiên cứu đầy đủ về tác động của thủy điện

Theo tiến sĩ Lưu Đức Hải, việc quy hoạch nghiên cứu xây dựng các công trình thủy điện phải giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực này, mà thủy điện gây ra cho môi trường và dân cư. “Không thể vì phát triển thủy điện mà ảnh hưởng đến đời sống người dân và hoạt động du lịch. Có phát triển bền vững thì chúng ta mới duy trì được môi trường tài nguyên cho thể hệ mai sau hưởng thụ”, tiến sĩ Hải nói.

  • Ảnh bên : Suối Mường Hoa, Sapa (Ảnh: Diễn đàn Phượt)

Còn tiến sĩ Hoàng Xuân Cơ cho rằng, bản thân các công trình thủy điện không có lỗi, lỗi là ở người làm thủy điện không có đánh giá nghiêm chỉnh và không có phương án kỹ thuật hợp lý để giảm thiểu những tác động tiêu cực của công trình thủy điện tới môi trường. Đây là vấn đề phải nghiên cứu trên phương diện chính sách, công nghệ và nhu cầu thực tế của địa phương. Từ đó, nhà xây dựng sẽ đưa ra đánh giá đúng cho quy hoạch thủy điện, xác định số lượng bao nhiêu là hợp lý, địa điểm nào có thể xây nhà máy, địa điểm nào không.

Cùng chia sẻ quan điểm trên, ông Trịnh Lê Nguyên, giám đốc Trung tâm Con người và thiên nhiên cho rằng trong quá trình xây dựng công trình thủy điện, việc đắp đập, ngăn sông, xây hồ chứa sẽ gây tác động lớn đến điều kiện tự nhiên ở Sapa. “Những tác động về môi trường sinh thái cần phải được nghiên cứu đầy đủ trước khi các công trình thủy điện ở Sapa được triển khai xây dựng”, ông Nguyên nhận định.

Hồng Quân

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Phạm Quang Huy (quanghuy_iep@yahoo.com): Sapa là một nơi hiếm hoi ở Việt Nam có địa hình và không khí tuyêt vời, một thành phố du lịch nổi tiếng, nơi cộng đồng các dân tộc còn giữ nguyên bản sắc. Việc xây dụng thủy điện ở đây thì quả thật chúng ta quá lãng phí sự ưu đãi của thiên nhiên vả lại thử cân nhắc xem liệu trữ lượng thủy điện ở đây liệu được bao nhiêu trong khi chúng ta cũng đã sắp xây dựng nhà máy điện hạt nhân trong 10 năm tới. Vậy có cần thiết 1 nhà máy thủy điện ở đây không trong khi chúng ta có những giải pháp khác tốt hơn là việc phá hủy một Sapa tươi đẹp. Nhưng phát triển thủy điện cỡ nhỏ phục vụ đồng bào dân tộc thì cũng là một hướng tốt.

ducthuanvu2004@yahoo.com: Tác động tiêu cực của việc xây dựng các công trình thuỷ điện trên địa bàn huyện Sa Pa thật đáng lo ngại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.

Nói việc đầu tư xây dựng thuỷ điện không có đánh giá nghiêm chỉnh và không có phương án kỹ thuật hợp lý để giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường như trong nội dung bài báo là không chính xác.

Tất cả các dự án đầu tư xây dựng thuỷ điện đều phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, trong đó bao gồm các nội dung về tác động tiêu cực của dự án đến môi trường và các biện pháp kỹ thuật để giảm thiểu các động đó.

Tuy nhiên, thực tế qua kinh nhiệm bản thân đã quản lý dự án thuỷ điện trên địa bàn Sa Pa, chủ đầu tư vì lợi ích của mình đã không tuân thủ các biện pháp bảo vệ môi trường đã cam kết, đơn cử như việc 90% đất đá làm đào đường không được vận chuyển đến bãi thải mà đổ trực tiếp xuống taluy âm và xuống lòng suối, 10% còn lại có thể tận dụng làm đá xây dựng (như vậy nhà thầu tiết kiệm được chi phí vận chuyển nhưng vẫn được thanh toán từ chủ đầu tư và CĐT cũng được hưởng lợi từ nhà thầu), toàn bộ dầu thải và thuốc nổ còn sót lại sau những vụ nổ mìn được thải trực tiếp vào môi trường…

Tất cả những hành động phá hoại môi trường đó đều được Thanh tra môi trường và Cảnh sát môi trường kiểm tra và dễ dàng phát hiện, tất nhiên kết quả của những cuộc kiểm tra đó là một biên bản nhắc nhở nhẹ nhàng kèm theo những cái phong bì không nhẹ chút nào.

Xót thương thay cho môi trường Tả Van, Bản Hồ, Sử Pán… và dòng Ngòi Bo. 

(Báo Đất Việt) 

 

Có thể bạn cũng quan tâm

Tiềm năng tiết kiệm năng lượng của lớp vỏ bao che tòa nhà văn phòng tại 3 thành phố có điều kiện khí hậu khác nhau ở Việt Nam

Bí mật dưới đường ray: Thụy Sĩ “chơi lớn” để cứu hành tinh

Điện mặt trời trong khu công nghiệp: Cần thêm “cú hích” chính sách

Nguồn năng lượng xanh trong khu công nghiệp đã được “cởi trói”?

Năng lượng xanh trong khu công nghiệp: “Chìa khóa” để Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững

Bài trước “Đói” thông tin xác thực về thị trường bất động sản
Bài tiếp Hà Nội trong mắt KTS Hoàng Đạo Kính
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Hành trình giao thông không khói
Góc nhìn 04/07/2025
Sau sáp nhập, TP.HCM sẽ áp dụng bảng giá đất nào?
Kinh tế / Pháp luật 04/07/2025
An Cường – Hệ sinh thái vật liệu và giải pháp toàn diện từ gỗ công nghiệp
Trang trí nội thất 03/07/2025
Giải pháp nâng cao tính ứng dụng và tra cứu của hệ thống tiêu chuẩn thiết kế kiến trúc
Phản biện 03/07/2025
SCG chia sẻ mô hình ESG hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu Net Zero
Vật liệu xây dựng 03/07/2025
Sức mạnh của GeoBIM là tạo ra một “bản sao số” của công trình
Ứng dụng 02/07/2025
Điều chỉnh đất và khả năng áp dụng tại Việt Nam như thế nào?
Đối thoại 02/07/2025
Phường Sài Gòn: Điểm lõi của “siêu đô thị” TPHCM
Điểm đến 02/07/2025
Quy định trình tự, thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch
Kinh tế / Pháp luật 01/07/2025
Thời khắc lịch sử của một hành trình mới để kiến tạo tương lai
Góc nhìn 01/07/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Kinh tế / Pháp luậtNăng lượng - Môi trường

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Chinhphu.VN 17/04/2025
Năng lượng - Môi trường

Nhận diện thách thức trong quản lý và phát triển bền vững tài nguyên nước

Tạp chí Xây dựng 16/04/2025
Góc nhìnNăng lượng - Môi trường

Xu hướng công trình xanh và phát triển bền vững

Báo Xây dựng 12/04/2025
Năng lượng - Môi trường

Ô nhiễm không khí trong nhà cao hơn ngoài trời đặt ra yêu cầu mới cho công trình xanh

VnEconomy 29/03/2025
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?