By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Cả nước có 588 công trình đạt chứng nhận xanh
    Báo Xây dựng 22/05/2025
    AMY Design Awards 2025: L.I.F.E ON khơi nguồn sức sống sáng tạo không gian
    Ashui.com 21/05/2025
    Đề xuất thành lập “Quỹ nhà ở quốc gia”
    VnEconomy 21/05/2025
    Hà Nội tăng cường quản lý, bảo tồn và tu bổ di tích trên địa bàn thành phố
    Báo Xây dựng 21/05/2025
    Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
    ConsMedia 19/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Góc nhìn

Chậm như… metro

Ashui.com 04/05/2014
12 phút đọc
SHARE

Theo UBND TP.HCM, đến hết năm 2013 hệ thống xe buýt chỉ mới đáp ứng trên 6% nhu cầu đi lại của người dân trong khi việc phát triển đường sắt đô thị (metro), monorail, BRT… tiến độ rất chậm.

 

Nhanh nhất phải tới năm 2018 

Tại buổi làm việc với ông Akihito Tanaka, Chủ tịch JICA (Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản) mới đây, Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân cho biết đã giao nhiệm vụ cho Ban quản lý đường sắt đô thị (BQLĐSĐT) TP (chủ đầu tư) phối hợp chặt chẽ với tổng thầu thi công để phấn đấu đầu năm 2018 hoàn thành, đưa vào sử dụng tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên). Đây là dự án (DA) có vốn đầu tư lớn nhất trong các DA do Nhật Bản tài trợ. 


Ảnh phối cảnh metro TP.HCM 

Tuy nhiên, đến tháng 2/2014, DA còn 18 hộ chưa giải tỏa xong. Bên cạnh đó, việc triển khai metro số 1 đang gặp vướng mắc tại gói thầu 1b. Theo đó, gói thầu này chỉ có một ứng thầu và giá dự thầu cao hơn nhiều so với giá thầu được duyệt. Vì vậy, UBND TP đã chỉ đạo chủ đầu tư đàm phán với ứng thầu giảm chi phí đồng thời đề nghị JICA cho phép hủy thầu, tổ chức đấu thầu lại vì nhà thầu không chịu giảm giá. Thế nhưng, JICA không đồng ý vì cho rằng nếu đấu thầu lại sẽ mất thêm thời gian và không chắc chọn được nhà thầu Nhật khác. 

Trong khi đó, theo chỉ đạo của Thành ủy TP.HCM, để chào mừng 40 năm ngày thống nhất đất nước, việc triển khai DA xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và DA nâng cấp đường Nguyễn Huệ, Q.1 phải hoàn thành trước tháng 4/2015. Vì địa điểm xây dựng 2 DA có đoạn giao nhau giữa đường Nguyễn Huệ và ga metro ngầm Nhà hát TP thuộc gói thầu 1b. Để hoàn thành kế hoạch trên phải thực hiện ngay phần xây dựng ga Nhà hát TP và hoàn trả mặt bằng trước ngày 31/12/2014 nhằm đảm bảo tiến độ thực hiện cải tạo, nâng cấp đường Nguyễn Huệ. Vì vậy, UBND TP kiến nghị Thủ tướng chấp thuận không hủy thầu và chọn liên danh Shimizu – Maeda là nhà thầu. 

Trao đổi với Thanh Niên, ông Lê Khắc Huỳnh, Phó giám đốc BQLĐSĐT cho biết tuyến metro số 1 có tổng vốn đầu tư lên đến hơn 47.325 tỉ đồng, là “xương sống” giúp giải tỏa ách tắc giao thông cửa ngõ phía đông TP. Thế nhưng, nhanh nhất cũng phải đến năm 2018 mới hoàn tất.

Tuyến metro số 2 Bến Thành – Tham Lương, tổng vốn đầu tư 26.116 tỉ đồng cũng phải sau năm 2019 mới vận hành. Đến nay, tiến độ metro số 2 đã chậm 4 tháng. Nếu việc điều chỉnh thiết kế, ranh giải phóng mặt bằng thuận lợi thì sớm nhất năm 2019 metro số 2 mới vận hành – chậm 1 năm so với kế hoạch (trước đây TP dự kiến thi công năm 2014-2017). 

Metro số 2 dài 11,3 km qua các quận 1, 3, 10, 12 Tân Bình, Tân Phú. Trong đó, đi ngầm 9,3 km, chuyển tiếp 0,2 km, đi trên cao 0,8 km, đoạn kết nối vào khu depot 1 km. Độ sâu 18 m, chiều rộng ảnh hưởng trên mặt đất 26 m đã bao gồm 3 m hành lang an toàn. Toàn tuyến có 10 ga ngầm, một ga trên cao. Các tuyến metro còn lại đến nay TP vẫn chưa xác định được thời điểm khởi công và hoàn thành do vẫn trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. 

Monorail, BRT… đang nghiên cứu 

Sở GTVT TP.HCM cũng đang nghiên cứu triển khai tuyến xe buýt nhanh (BRT) số 1, vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB). Tuyến BRT số 1 xuất phát từ Bến xe miền Tây chạy dọc đại lộ Võ Văn Kiệt qua hầm Thủ Thiêm, đại lộ Mai Chí Thọ và kết nối với ga của tuyến metro số 1 ở Cát Lái, Q.2. BRT là loại hình vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) khối lượng trung bình, có từ 2 đến 3 toa xe nên khả năng chuyên chở cao, tương đương 70% sức chở của metro. BRT chạy trên đường dành riêng trên các tuyến đường hiện hữu. Chi phí đầu tư 1 – 1,2 triệu USD/km.

Với sự tài trợ của WB, tuyến BRT số 1 dự kiến được khởi công năm 2015 với vốn đầu tư 156 triệu USD, hoàn thành cuối năm 2018. Khả năng vận chuyển 200 chỗ/chuyến, tốc độ 40 km/giờ (gấp đôi xe buýt do có làn đường riêng). Theo thiết kế, tuyến BRT số 1 sẽ giao cắt với các tuyến metro số 1, số 2, 3A, số 5. Tuyến BRT số 1 dài 29 km, gồm các hạng mục: 1 depot ở Thủ Thiêm, 4 nhà ga, 2 trạm trung chuyển, 31 trạm dừng dọc tuyến và 30 xe buýt sử dụng khí nén thiên nhiên.

Đối với 2 DA xây dựng tuyến monorail (tàu chạy trên 1 ray), UBND TP đã kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP (hợp tác công tư) từ nhiều năm trước nhưng đến nay vẫn chưa tìm được nhà đầu tư. Đoàn tàu monorail có sức chuyên chở khoảng 90 – 125 hành khách, tốc độ từ 80 – 90 km/giờ. Tuyến monorail số 2 dài 13,75 km từ đại lộ Đông Tây (Q.2) vượt sông Sài Gòn băng qua đường Huỳnh Tấn Phát (Q.7). Tuyến số 3 dự kiến dài 6,65 km, điểm bắt đầu tại ngã 6 Gò Vấp theo đường Quang Trung đến Công viên phần mềm Quang Trung. Từ tháng 3.2011, Tập đoàn phát triển Ý – Thái (ITD) đã đề nghị đăng ký đầu tư và nghiên cứu DA khả thi theo hình thức BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao). Thế nhưng, theo ông Lê Khắc Huỳnh, đến nay các phương án tài chính do ITD đề xuất vẫn không phù hợp các quy định của Việt Nam. Do đó, BQL đã đề nghị ITD chấm dứt bản ghi nhớ. 

Chậm chạp và đội vốn 

Phương tiện vận tải hành khách công cộng chính đang được Hà Nội hướng tới là metro và BRT. Theo quy hoạch, đến năm 2020 Hà Nội sẽ có 5 tuyến metro (đến năm 2030 là 8 tuyến). Nhưng đến thời điểm này, chỉ mới 2 tuyến Nhổn – ga Hà Nội và Cát Linh – Hà Đông chính thức được triển khai và tiến độ triển khai cũng rất chậm chạp. 

Tuyến metro Nhổn – ga Hà Nội dài 12,5 km được khởi công từ tháng 9/2010, nhưng gần như tất cả các gói thầu đều chậm so với dự kiến. Tới thời điểm này, các gói thầu chính của dự án (trừ nhà ga trung tâm, và một số ga trên cao đang được rục rịch xây dựng) vẫn án binh bất động. Dự kiến hoàn thành năm 2016 nhưng mốc này tiếp tục được lùi tới tháng 9/2017 và đang có nguy cơ lùi tiếp đến tháng 11/2018 (theo tính toán của phía tư vấn) do vướng mắc giải phóng mặt bằng (GPMB) chậm được tháo gỡ. Việc phải gia hạn với tư vấn do kéo dài thêm thời gian thực hiện hợp đồng khiến Hà Nội có thể phải bỏ 3 triệu euro tiền bồi hoàn cho tư vấn Systra (Pháp).

Tuyến Cát Linh – Hà Đông thi công từ tháng 4/2010, dự kiến chạy thử từ tháng 9.2015 và khai thác từ tháng 12.2015 nhưng các hạng mục GPMB đã bị chậm từ 3 – 8 tháng, cập rập trong cả khâu đào tạo, chuẩn bị nhân lực quản lý, vận hành. Dự án này đến nay đã chậm 2 năm so với dự kiến và đội vốn 339 triệu USD.

Theo quy hoạch GTVT Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050, Hà Nội sẽ có 8 tuyến BRT. Hiện tại, chỉ mới một tuyến BRT Kim Mã – Bến xe Yên Nghĩa đang được xây dựng thí điểm, dự kiến quý 1/2015 tuyến xe buýt nhanh này mới đi vào hoạt động.

Như vậy, ít nhất đến năm 2015, Hà Nội mới chỉ có 1 tuyến đường sắt đô thị và 1 tuyến xe buýt nhanh đi vào hoạt động. 

Mai Hà 

 

Các tuyến metro còn trong giai đoạn chuẩn bị 


Thi công cổng lên xuống số 4 – ga Nhà hát Thành phố (trên đường Lê Lợi, Q.1) (Ảnh: D.Đ.Minh) 

Các tuyến metro còn lại trong giai đoạn chuẩn bị: Tuyến số 5 cầu Sài Gòn – BX Cần Giuộc mới. Tuyến số 2, giai đoạn 2: Bến Thành – Thủ Thiêm và Tham Lương – BX Tây Ninh – khu tây bắc Củ Chi. Tuyến số 3a: Bến Thành – Tân Kiên. Tuyến số 3b: ngã 6 Cộng Hòa – Hiệp Bình Phước. Metro số 4: Thạnh Xuân – đô thị cảng Hiệp Phước. Tuyến số 6: Bà Quẹo – vòng xoay Phú Lâm. 

Đình Mười – Mai Vọng (Thanh Niên) 

Có thể bạn cũng quan tâm

Thành lập hội đồng thẩm định báo cáo tiền khả thi metro Bình Dương – TPHCM

Ban Quản lý Đường sắt Đô thị TPHCM làm chủ đầu tư 7 tuyến metro

Đề xuất lập Ban Chỉ đạo phát triển hệ thống mạng lưới metro tại TPHCM

TP.HCM trình đề án TOD và triển khai các dự án giao thông trọng điểm năm 2025

Metro định hình lại giao thông công cộng

TỪ KHÓA:đường sắt đô thị TPHCMmetro tphcm
Bài trước Điện Biên – điểm hẹn của tháng 5 lịch sử
Bài tiếp Đánh thức Thủ Thiêm
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

KTS Võ Trọng Nghĩa nhận Giải thưởng Fukuoka 2025
Kiến trúc sư 22/05/2025
Uzbekistan Pavilion – “Khu vườn tri thức” tại Expo 2025 Osaka
Kiến trúc 22/05/2025
Cả nước có 588 công trình đạt chứng nhận xanh
Tin trong nước 22/05/2025
Doanh nghiệp VLXD ứng xử thế nào với cơ chế điều chỉnh biên giới carbon?
Vật liệu xây dựng 22/05/2025
AMY Design Awards 2025: L.I.F.E ON khơi nguồn sức sống sáng tạo không gian
Sự kiện 21/05/2025
Đề xuất thành lập “Quỹ nhà ở quốc gia”
Tin trong nước 21/05/2025
Hà Nội tăng cường quản lý, bảo tồn và tu bổ di tích trên địa bàn thành phố
Tin trong nước 21/05/2025
Bộ Xây dựng nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hơn 200 định mức xây dựng
Kinh tế / Pháp luật 20/05/2025
Nguồn năng lượng xanh trong khu công nghiệp đã được “cởi trói”?
Góc nhìn 20/05/2025
“Đồ nội thất nhanh” cũng nguy hiểm như thời trang nhanh?
Nội - ngoại thất 20/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Tin trong nước

TPHCM và Hà Nội đề xuất 36 chính sách để phát triển metro

Ashui.com 21/01/2025
Đối thoại

Doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm các dự án đô thị theo mô hình TOD ở những địa phương gần TPHCM

Ashui.com 22/12/2024
Kinh tế / Pháp luật

TPHCM cần 40 tỉ đô la Mỹ để làm metro trong 10 năm tới

Ashui.com 11/12/2024
Kinh tế / Pháp luật

Thiếu cơ chế vượt trội, TPHCM sẽ mất hàng thế kỷ mới làm xong 500km metro

Ashui.com 11/08/2024
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?