By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Tháp Senna – tòa nhà dân cư cao nhất thế giới
    Ashui.com 15/05/2025
    Kinh tế Việt Nam trước nhịp mới: Cơ hội và thách thức cho khu công nghiệp sinh thái
    Ashui.com 15/05/2025
    Triển khai dự án khai thác quỹ đất tại các ga đường sắt theo mô hình TOD
    Tạp chí Xây dựng 14/05/2025
    Quy hoạch chung TP.HCM theo mô hình đa trung tâm với 6 phân vùng
    Tạp chí Xây dựng 13/05/2025
    Điều chỉnh cục bộ quy hoạch sân bay Long Thành
    Báo Xây dựng 12/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Góc nhìn

Chất liệu độc nhất vô nhị gây ‘bế tắc’ trong trùng tu tháp Chăm

Ashui.com 14/09/2015
10 phút đọc
SHARE

Dù các chuyên gia đã phần nào giải mã được bí mật chất liệu làm loại gạch độc nhất vô nhị này, nhưng đến nay việc trùng tu di tích Chăm vẫn gặp nhiều khó khăn.

Tại hội thảo khoa học về ứng dụng công nghệ cao trong bảo tồn di tích Chăm tổ chức tại Quảng Nam mới đây, các nhà bảo tồn đều bày tỏ lo ngại về tình trạng xuống cấp của các di tích Chăm, nhất là khu đền tháp Mỹ Sơn.

 


Nhiều di tích tháp Chăm ở thánh địa Mỹ Sơn và một số địa bàn khác thuộc tỉnh Quảng Nam bị hư hại nghiêm trọng. Công tác trùng tu cũng gặp nhiều khó khăn.
(Ảnh: Tiến Hùng) 

Báo cáo của hội thảo nêu rõ, gần 40 năm qua, với sự giúp sức của nhiều tổ chức khoa học trong và ngoài nước, Việt Nam đã nỗ lực tu bổ nhằm ngăn chặn sự sụp đổ của các đền tháp Chăm. Nhiều chương trình hợp tác trùng tu đã đem lại tín hiệu đáng mừng, tuy nhiên sau thời gian, mỗi phương pháp lại bộc lộ điểm yếu, như làm lên mốc, muối bề mặt, bị mủn, thối gạch. Đến nay tỉnh Quảng Nam vẫn “bế tắc” trong việc tìm ra giải pháp trùng tu tháp Chăm hiệu quả. 

PGS.TS Ngô Văn Doanh (ảnh bên), ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, một trong những chuyên gia hàng đầu của Việt Nam về tháp Chăm cho biết, có nhiều nguyên nhân khiến việc trùng tu tháp Chăm gặp khó khăn, trong đó ban đầu là do chưa giải mã được bí ẩn chất liệu xây dựng.

Ông kể, năm 1978, nhóm chuyên gia Ba Lan sang giúp Việt Nam khôi phục khu đền tháp Mỹ Sơn. Họ xây tường xi măng để chống đỡ tháp bị nghiêng. Tuy nhiên, chỉ 1-2 năm sau, gạch ở khu vực được tu bổ này bị mốc.

“Đền tháp Chăm được xây bằng gạch xốp có ngấm nước, nhưng nắng lên lại tỏa hơi nước nên rêu phong chết hết. Trong khi đó tường xi măng lại thấm nước mưa nhưng không thoát ra được khiến tháp bị ngâm nước và chỉ sau vài tháng là gạch thối, mủn”, ông Doanh nói. Khi thấy di tích xuống cấp do tu bổ, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã lệnh không được dùng xi măng để trùng tu tháp Chăm.

TS Doanh kể, sau khi mang những mảnh gạch vỡ của tháp Chăm về phân tích, các chuyên gia đã tính toán được độ nung của gạch chỉ ở mức 900-1.000 độ (gạch hiện đại là 1.300 độ). Theo nguyên lý, gạch non sẽ dễ mủn, nhưng chất đất tốt, phỏng đoán là được trộn tro, trấu để có độ xốp dẻo, đặc biệt chất kết dính bằng dầu thực vật giúp tháp tồn tại được hàng nghìn năm. 

Trong dự án hợp tác giữa Việt Nam – UNESCO và Italy giai đoạn 2003-2013, Việt Nam đã làm ra loại gạch gần giống và đưa vào tu bổ một số đền tháp. Thành công của chương trình này là sau 10 năm trùng tu đã đưa được nhóm tháp G Mỹ Sơn vào hoạt động, đón khách tham quan. Tuy nhiên, một thời gian sau phương pháp của người Italy cũng bộc lộ hạn chế. Nhiều mảng tường của khu tháp G bắt đầu vì rêu mốc. Các chuyên gia đã đẩy nhiệt độ nung gạch lên cao hơn và không mài sắc cạnh, việc trùng tu sau đó đã tốt hơn.

“Chúng ta đã biết được bí mật nguyên liệu xây dựng, nhưng trùng tu bằng phương pháp nào cho hiệu quả nhất và phải đảm bảo tối đa tính nguyên vẹn cho di tích thì vẫn cần thời gian để đánh giá”, ông Doanh nói và đánh giá tháp Chăm Việt Nam làm bằng gạch “độc nhất vô nhị”. Nguyên liệu bị mủn chỗ nào là hỏng chỗ đó, không giống như tháp ở Angko Wat (Campuchia) dựng từ đá lúc nào cũng có sẵn nguyên liệu cùng loại để trùng tu. Đây là thách thức sống còn của Việt Nam mà nhiều chuyên gia nước ngoài vào thực hiện cũng gặp ít nhiều thất bại.

Chuyên gia nghiên cứu về đền tháp Chăm chỉ ra thêm một số bế tắc trong công tác trùng tu tháp, như làm mái che cho di tích bị đổ nát nhưng lại khiến tháp rêu phong, thối mủn. Tháp Chăm Phú Diên ở Huế được che chắn bằng nhà kính ban đầu bị hấp nhiệt, khô, mủn đi, nhưng trước đó để ngoài môi trường tự nhiên, tháp cũng bị bạc màu, có nguy cơ bửa ra.

“Để ngoài tháp cũng hỏng, che đi cũng hỏng, nhưng không thể không cố gắng tìm phương pháp bảo tồn hiệu quả. Tháp Chăm ở Huế giờ đã được phun sương để tạo độ ẩm, một số di tích khác như tháp đôi, tháp Dương Long ở Bình Định cũng bước đầu thấy được thành công khi trùng tu 10 năm vẫn chưa thấy dấu hiệu bị hỏng”, TS Ngô Văn Doanh phân tích.

Một nguyên nhân khác khiến việc trùng tu tháp Chăm của Việt Nam gặp nhiều khó khăn, theo chuyên gia Doanh là do trước đây công việc này bị yêu cầu thực hiện và cấp kinh phí theo kiểu dự án xây dựng, bị đốc thúc tiến độ. Trong khi đó, trùng tu di tích đòi hỏi sự tỉ mỉ, mất nhiều thời gian để nghiên cứu kỹ lưỡng rồi bắt tay làm. Quy định này nay đã thay đổi, tạo thuận lợi hơn cho công tác bảo tồn.

“Việt Nam chưa có cơ quan nào được nhà nước lập ra để trùng tu tháp Chăm. Đơn vị duy nhất hiện nay chuyên làm công việc này là Bộ Khoa học, nhưng chính họ cũng không phải là chuyên gia và phải mời những nhà chuyên môn khác về tư vấn”, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia nói. 

Tháp Chăm, hay còn gọi là tháp Chàm, là dạng công trình thuộc thể loại kiến trúc đền tháp Champa, thuộc kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng của dân tộc Chàm sinh sống ở miền Nam Trung Bộ Việt Nam ngày nay.

Các đền tháp Champa được xây dựng kéo dài từ cuối thế kỷ 7 đến đầu thế kỷ 17. Tháp được xây bằng gạch nung màu đỏ sẫm lấy từ đất địa phương, phía trên mở rộng và thon vút hình bông hoa. Mặt bằng tháp đa số là hình vuông có không gian bên trong chật hẹp, thường có cửa duy nhất mở về hướng Đông (hướng mặt trời mọc). Trần được cấu tạo vòm cuốn, trong lòng tháp đặt một bệ thờ thần bằng đá. Nghệ thuật chạm khắc, đẽo gọt công phu hình hoa lá, chim muông, vũ nữ, thần thánh thể hiện trên mặt tường ngoài của tháp. 

Hiện Việt Nam có khoảng hai mươi cụm di tích kiến trúc đền tháp và rất nhiều phế tích kiến trúc Champa. Các di tích này có giá trị đặc sắc, mang tính toàn cầu. Năm 1999, khu đền tháp Champa – thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. 

Quỳnh Trang 
(VnExpress)  

Có thể bạn cũng quan tâm

Vẻ đẹp tháp cổ Po Sah Inư trên đồi Bà Nài ở Bình Thuận

Ba tháp Chăm nổi tiếng ở Bình Định

Tôn tạo nhiều tháp cổ trong quần thể Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn

Bình Định: Phát hiện nền móng tháp Chăm khoảng 1.000 năm tuổi

Tháp Bánh Ít – công trình kiến trúc cổ mang dấu ấn văn hóa Chăm

TỪ KHÓA:bảo tồn di tích Chămdi tích Chămtháp Chămtrùng tu di tích Chăm
Bài trước Quy chế quản lý kiến trúc, quy hoạch khu phố cũ Hà Nội: Bảo tồn gắn với cải tạo và tái thiết
Bài tiếp Hiện tượng El Nino sẽ khiến nhiệt độ toàn cầu cao bất thường
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Tháp Senna – tòa nhà dân cư cao nhất thế giới
Tin thế giới 15/05/2025
Kinh tế Việt Nam trước nhịp mới: Cơ hội và thách thức cho khu công nghiệp sinh thái
Bất động sản 15/05/2025
Hà Nội duyệt 148 khu đất thí điểm làm nhà ở thương mại qua thỏa thuận
Kinh tế / Pháp luật 15/05/2025
Saudi Arabia ứng dụng AI điều tiết, xử phạt giao thông
Nhìn ra thế giới 14/05/2025
Triển khai dự án khai thác quỹ đất tại các ga đường sắt theo mô hình TOD
Tin trong nước 14/05/2025
Vốn FDI vào bất động sản đạt gần 2,4 tỉ đô la Mỹ trong quí 1-2025
Bất động sản 14/05/2025
KTS Trần Thị Ngụ Ngôn nhận giải thưởng DIVIA AWARD 2025 tôn vinh những thành tựu của nữ kiến trúc sư
Kiến trúc sư 13/05/2025
An Cường ra mắt 21 màu Acrylic vân gỗ mới nhất năm 2025
Trang trí nội thất 13/05/2025
Quy hoạch chung TP.HCM theo mô hình đa trung tâm với 6 phân vùng
Tin trong nước 13/05/2025
TPHCM trước ngưỡng cửa trở thành đô thị dịch vụ hàng đầu
Đối thoại 13/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Tin trong nước

Quảng Nam nghiên cứu công nghệ cao để bảo tồn di tích Chăm

Ashui.com 30/06/2015
Tin trong nước

Áp dụng công nghệ Nano bảo quản tháp Chăm

Ashui.com 06/08/2013
Phản biện

Bảo tồn di tích nghệ thuật kiến trúc của dân tộc Chăm

Ashui.com 26/06/2012
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?