By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Tháp Senna – tòa nhà dân cư cao nhất thế giới
    Ashui.com 15/05/2025
    Kinh tế Việt Nam trước nhịp mới: Cơ hội và thách thức cho khu công nghiệp sinh thái
    Ashui.com 15/05/2025
    Triển khai dự án khai thác quỹ đất tại các ga đường sắt theo mô hình TOD
    Tạp chí Xây dựng 14/05/2025
    Quy hoạch chung TP.HCM theo mô hình đa trung tâm với 6 phân vùng
    Tạp chí Xây dựng 13/05/2025
    Điều chỉnh cục bộ quy hoạch sân bay Long Thành
    Báo Xây dựng 12/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
CLB Điện ảnh Kiến trúc

Chiếu phim “Oscar Niemeyer – Kiến trúc sư tranh đấu cho thế kỷ của mình”

Ashui.com 02/06/2016
12 phút đọc
SHARE

Năm 1932, nhà sử học nghệ thuật Henry-Rusell Hitchcock và kiến trúc sư Philip Johnson đưa ra thuật ngữ “Phong cách quốc tế” (International Style), khi hai ông tổ chức cuộc triển lãm về “Kiến trúc hiện đại” (Modern Architecture) tại Bảo tàng nghệ thuật MoMA ở New York. Gần 150 bức ảnh giới thiệu nhiều công trình ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt ở châu Âu và Bắc Mỹ, thể hiện khuynh hướng đang phát triển của kiến trúc hiện đại. Một số chỉ tiêu về hình thái kiến trúc được đặt ra khi lựa chọn các tác phẩm. Ý tưởng của hai người không tập trung vào sự cá biệt của từng công trình, mà muốn đi tìm một “phong cách” chung của chúng. Cũng từ đây mà “Phong cách quốc tế” đã phát triển nở rộ khắp nơi cho tới nhiều thập niên sau đó. Điều cần bàn luận ở đây là phong cách này đã bị lạm dụng một cách thái quá. Nó như biến thành một “tiêu chuẩn” về thẩm mỹ mà người ta “sao chép” các hình thái kiến trúc một cách mù quáng, khi không đưa ra được cho mình những luận điểm sâu sắc.

 

Đến hẹn lại lên, chiều thứ Bảy đầu tiên của tháng 6 này, CLB Điện ảnh Kiến trúc sẽ giới thiệu tới các bạn một kiến trúc sư được coi thuộc trào lưu “Phong cách quốc tế”, nhưng ông đã biết sáng tạo ra kiến trúc phù hợp với khí hậu cũng như bản sắc văn hoá của nước mình. Đó là kiến trúc sư Oscar Niemeyer (1907-2012). 

Oscar Niemeyer sinh tại thành phố Rio de Janeiro, Brasil. Ông vào học kiến trúc tại trường Mỹ thuật quốc gia Rio de Janeiro năm 1929 và tốt nghiệp ở đây năm 1934. Cũng giống như nhiều nước thuộc địa, mô hình giảng dạy ở đây được lấy theo kiểu mô hình Học viện “Beaux-arts” tại Pháp (người Pháp mở trường Mỹ thuật Đông Dương tại Hà Nội năm 1925 và khoa Kiến trúc được thành lập hai năm sau đó). Không hài lòng với cách giảng dạy đã lỗi thời mà mình đã học, Oscar Niemeyer hướng tới Kiến trúc hiện đại, lúc đó đang có sự ảnh hưởng ở nhiều nơi trên thế giới. Biết tới Lucio Costa là kiến trúc sư và nhà quy hoạch hiện đại nổi tiếng ở Brasil vào thời điểm đó, ông đã xin tới đây thực tập không lương chỉ để xem có đúng với cảm nhận của mình hay không về kiến trúc. Hai người sau này trở thành một cặp đôi tâm đầu ý hợp thiết kế nhiều công trình quan trọng tại Brasil và đặc biệt xây dựng thủ đô Brasilia, gây nên nhiều tranh luận “tốn giấy mực” trong lịch sử kiến trúc và quy hoạch thế giới. 

Để nói tới kiến trúc của Oscar Niemeyer, chúng ta có thể tóm tắt từ câu nói rất hay của ông: “Các góc vuông không cuốn hút tôi, cũng không phải những đường thẳng cứng nhắc, thiếu linh hoạt, tạo ra bởi con người. Điều duy nhất lôi cuốn tôi, đó là những đường cong tự do và gợi cảm. Cái mà tôi thấy ở những quả núi tại đất nước tôi, ở những đường cong khúc khuỷu của những con suối, ở những làn sóng của biển, ở cơ thể của những người phụ nữ mà tôi yêu mến. Những đường cong được tạo ra bởi vũ trụ – vũ trụ cong của Einstein“…! Là người rất ngưỡng mộ và bị ảnh hưởng bởi Le Corbusier, chính ông và Lucio Costa đã mời Le Corbusier làm cố vấn cho một số công trình ở Brasil, nhưng Oscar Niemeyer đã biết “nhiệt đới hoá” kiến trúc của vị sáng lập ra nền Kiến trúc hiện đại này, để phù hợp với khí hậu của Brasil. Và dường như ông đã làm “mềm mại” chủ nghĩa công năng bởi những đường cong tự do và gợi cảm !

Khi nói tới Oscar Niemeyer, còn một điều rất quan trọng khác nữa mà chúng ta không thể không nhắc tới, đó là vai trò của “Chính trị” đối với Kiến trúc. Sự tự do sáng tác của ông không thể thành công khi thiếu sự khuyến khích và ủng hộ bởi những chính trị gia đầy sáng suốt của Brasil. Năm 1930, Getulio Vargas làm cuộc cách mạng và trở thành tổng thống Brasil. Ông muốn tạo ra một Brasil “mới” mà một trong những cải cách là sử dụng “kiến trúc hiện đại” như một biểu tượng cho sự tiến bộ và bản sắc văn hoá mới. Ý tưởng xoá đi hình ảnh kiến trúc đến từ nước ngoài, đặc biệt phong cách thực dân Bồ Đào Nha đã tồn tại ở Brasil từ mấy thế kỷ trước gây nên nhiều chú ý trong giới chính trị gia và trí thức Brasil. Năm 1936, để hướng đất nước theo chiều tiến bộ, Bộ trưởng Giáo dục và Y tế Gustavo Capenema đã huỷ bỏ giải nhất cuộc thi thiết kế trụ sở mới của bộ mình, vì đồ án mang phong cách cổ điển. Ông đã triệu tập một nhóm kiến trúc sư hiện đại trong đó có Lucio Costa và Oscar Niemeyer (hai người sau đó đã mời Le Corbusier làm cố vấn) để thiết kế lại toà nhà. Đây là công trình điểm tựa quan trọng để hướng Brasil về một nền kiến trúc mới sau này. Nhưng có lẽ chính trị gia quan trọng nhất đã thúc đẩy phát triển nền “kiến trúc hiện đại” Brasil và tạo cơ hội nhiều nhất cho Oscar Niemeyer là Juscelino Kubitschek. Khi làm thị trưởng thành phố Belo Horizonte, ông đã cảm phục tài năng và đã yêu cầu Oscar Niemeyer thực thi một số công trình trọng điểm. Khi lên chức tổng thống, chính ông là người ra quyết định xây dựng thủ đô mới Brasilia (1956-1960), và tất nhiên ông đã cùng hội đồng giám khảo lựa chọn phương án thiết kế của Lucio Costa và Oscar Niemeyer. Juscelino Kubitschek đã không nhầm khi sử dụng kiến trúc của Oscar Niemeyer là biểu tượng cho bản sắc văn hoá mới của Brasil.

Tuy nhiên đây không chỉ là một sự cảm phục đơn thuần của những chính trị gia với người nghệ sĩ. Phải biết rằng, Oscar Niemeyer gia nhập Đảng cộng sản Brasil năm 1945 và đấu tranh rất quyết liệt cho những lý tưởng của mình. Tuy không cùng Đảng với những chính trị gia kể trên, nhưng họ ít nhiều có chung quan điểm về những giá trị xã hội, khi hướng tới người lao động và người nghèo. Đặc biệt, chúng ta thấy được sự tự do trong sáng tác của người nghệ sĩ. Năm 1964, khi nền độc tài quân sự lên nắm chính quyền tại Brasil, lúc đó sự tự do của giới trí thức không còn nữa, Oscar Niemeyer phải sang Pháp sống lưu vong đến tận năm 1984 (trong thời gian này ông thiết kế một số công trình tại châu Âu, đặc biệt Trụ sở Đảng cộng sản Pháp tại Paris). Điều này cũng chỉ cho chúng ta thấy rằng, tuỳ thuộc vào tầm nhìn chính trị của mỗi quốc gia mà tri thức của dân tộc đó sẽ phát triển được đến đâu.

Để hiểu rõ hơn về cuộc đời của người kiến trúc sư Brasil này, CLB Điện ảnh Kiến trúc trân trọng giới thiệu tới các bạn cuốn phim “Oscar Niemeyer – Kiến trúc sư tranh đấu cho thế kỷ của mình” (Oscar Niemeyer – An architect committed to his century) của đạo diễn Marc-Henri Wajnberg. Các bạn sẽ khám phá phong cách làm việc của ông, sự chuyển giao từ việc cảm nhận phong cảnh thiên nhiên và tình yêu “phụ nữ” sang kiến trúc. Cuốn phim làm khi ông 93 tuổi, ông vẫn minh mẫn một cách lạ thường khi giải thích từng công trình của mình với những nét phác hoạ rất “Oscar Niemeyer”! Đặc biệt, các bạn sẽ xem một đoạn diễn văn ngắn tuyệt vời của Fidel Castro về người kiến trúc sư cộng sản “chân chính” này, người đã nhận rất nhiều các giải thưởng cao quý về kiến trúc (Pritzker 1988), người đã sống hơn một thế kỷ (ông mất khi chỉ còn 10 ngày nữa là sinh nhật 105 tuổi), và người đã dành cả cuộc đời mình tranh đấu cho sự công bằng của xã hội. 

– Thời gian: 3h00 chiều thứ Bảy, 04/06/2016
– Địa điểm :
. Hà Nội: Heritage Space / Dolphin Plaza – 6 Nguyễn Hoàng, Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm (cạnh Bến xe Mỹ Đình)
. TPHCM: Salon Cà phê thứ bảy, 19B Phạm Ngọc Thạch, Phường 6, Quận 3.

Chương trình:

. 14h30 – 15h00: Gặp gỡ
. 15h00 – 16h00: Xem phim
. 16h00 – 17h00: Thảo luận

# Vào cửa tự do. / Phim có phụ đề tiếng Việt.
# Thực hiện: Ashui Academy / VUUV / Heritage Space / Cà phê thứ bảy 

# Link sự kiện trên Facebook: https://www.facebook.com/events/1176050575778611/

Có thể bạn cũng quan tâm

Château La Coste mang đồ nội thất của Pierre Paulin vào công trình cuối cùng của Oscar Niemeyer

Những tác phẩm kiến trúc của Oscar Niemeyer

Kiến trúc sư tài danh Oscar Niemeyer qua đời

Kiến trúc sư 101 tuổi “không chịu” nghỉ hưu

TỪ KHÓA:Oscar Niemeyerphim Oscar Niemeyer
Bài trước Paris chuẩn bị mở rộng hệ thống tàu điện ngầm
Bài tiếp Tìm kiếm công thức mới cho bê tông
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Tháp Senna – tòa nhà dân cư cao nhất thế giới
Tin thế giới 15/05/2025
Kinh tế Việt Nam trước nhịp mới: Cơ hội và thách thức cho khu công nghiệp sinh thái
Bất động sản 15/05/2025
Hà Nội duyệt 148 khu đất thí điểm làm nhà ở thương mại qua thỏa thuận
Kinh tế / Pháp luật 15/05/2025
Saudi Arabia ứng dụng AI điều tiết, xử phạt giao thông
Nhìn ra thế giới 14/05/2025
Triển khai dự án khai thác quỹ đất tại các ga đường sắt theo mô hình TOD
Tin trong nước 14/05/2025
Vốn FDI vào bất động sản đạt gần 2,4 tỉ đô la Mỹ trong quí 1-2025
Bất động sản 14/05/2025
KTS Trần Thị Ngụ Ngôn nhận giải thưởng DIVIA AWARD 2025 tôn vinh những thành tựu của nữ kiến trúc sư
Kiến trúc sư 13/05/2025
An Cường ra mắt 21 màu Acrylic vân gỗ mới nhất năm 2025
Trang trí nội thất 13/05/2025
Quy hoạch chung TP.HCM theo mô hình đa trung tâm với 6 phân vùng
Tin trong nước 13/05/2025
TPHCM trước ngưỡng cửa trở thành đô thị dịch vụ hàng đầu
Đối thoại 13/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?