By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Cả nước có 588 công trình đạt chứng nhận xanh
    Báo Xây dựng 22/05/2025
    AMY Design Awards 2025: L.I.F.E ON khơi nguồn sức sống sáng tạo không gian
    Ashui.com 21/05/2025
    Đề xuất thành lập “Quỹ nhà ở quốc gia”
    VnEconomy 21/05/2025
    Hà Nội tăng cường quản lý, bảo tồn và tu bổ di tích trên địa bàn thành phố
    Báo Xây dựng 21/05/2025
    Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
    ConsMedia 19/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Thiết kế / Sáng tạo

Cổng làng đóng mở ký ức

Ashui.com 30/01/2012
9 phút đọc
SHARE

Quách Đông Phương là người nghệ sĩ của những cổng làng, những hương xưa không thể để nhạt phai trong lòng người yêu văn hóa Việt.

Dấu xưa nét quý còn đâu?

Bắt đầu từ cảm hứng “Trọng quá khứ thì tương lai mới tốt đẹp được” từ câu nói của anh, tôi hỏi về những chiếc cổng làng đã đi vào khoảng 700 bức ảnh được chọn lựa từ hàng ngàn bức của Quách Đông Phương, anh nói: “Tôi dừng chụp rồi, còn cổng đâu mà chụp nữa. Họ phá bỏ hoặc xây mới hết rồi”.

Không chờ đợi như thế để những tấm ảnh đã chụp trong quá khứ trở nên quý hơn. Hoàn toàn không. Dường như người nghệ sĩ Hà Nội này không cần cái sự hiếm rất buồn ấy.

Câu chuyện của anh trong thái độ rất khách quan, không quá trầm bổng, hào hứng, ít bình luận thêm nhưng khiến người nghe cười buồn, rồi cay mắt.

Anh kể, có lần tìm được một cổng xưa chuẩn bị chụp thì người dân ở đó ra nói: “Cổng này cũ, bác chụp làm gì? Ít ngày nữa làng tôi phá đi xây cổng mới. Tiền tỷ đấy, to đẹp lắm. Khi ấy tha hồ mà chụp. Thế mới xứng!”.

Anh lắc đầu: “Nghĩ đến những cái cổng bê nguyên cả bộ tượng Tam Đa gắn lên, lại có cổng gắn đắp cả hoa hồng tóe tòa loe…”

Theo Quách Đông Phương, thực tế ở nhiều làng, có con cháu thành đạt trở về đập cổng làng cũ đi xây lại. Trên cổng còn gắn những bia, bảng công đức để tên những người góp tiền xây.

Thực ra, thẩm mỹ của nhiều người ngày nay không bằng các cụ ta ngày trước. Đúng hơn, có những người có tiền nhưng thẩm mỹ kém, thành ra không biết quý cái đẹp từ trong quá khứ.

Cũng có khi là vì cổng xưa nhỏ, giờ trong làng có những người có ô tô, muốn đưa ô tô vào làng nên phá cổng nhỏ. Ngày xưa, ở cổng làng cổ còn có biển nhắc “hạ mã.” Quan đến cũng phải xuống ngựa. Đó là luật của làng.

Quách Đông Phương tâm sự: “Hãy nhớ rằng bên trong mỗi cỗng làng là xã hội Việt với nhiều mối quan hệ thể hiện văn hóa. Ngày xưa, người ta sống rất sợ “tiếng làng”.

Chính vì tránh sợ điều tiếng như thế mà ai cũng tránh làm điều xấu, điều dị biệt. Sau chiếc cổng, làng trên xóm dưới tình nghĩa, quy củ. Nay sự đối xử của người xưa sau mỗi cổng làng đã bị “hiện đại hóa”, có nhiều điều quý đang mai một.

Cung cách sống “kính trên nhường dưới”, gìn giữ gia phong là ứng xử của mỗi người dân vì muốn được làng khen, làng trọng. Nếu bị làng chê cười thì lấy làm xấu hổ.

Bây giờ cổng làng mất đi e rằng câu chuyện mất tâm đức của ông cha đã và đang xảy ra. Nhìn một số làng nghề ngày nay thiên theo lợi nhuận mất cả tâm mà thấy đáng tiếc, đáng buồn.

Không yêu ngơ ngác tìm cổng xưa làm gì?

Quách Đông Phương cho biết: “Tôi là họa sĩ, chụp cổng làng ban đầu với mục đích ghi chép, lưu mẫu. Thực ra, với tôi, cổng làng đã nói lên tất cả. Nhất là nói về những người đã từng gắn bó với nó. Tôi không chờ đợi, dàn cảnh người bên cổng cũng vì vậy”.

Giải thích về việc tại sao không làm cuốn sách ảnh nhân 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, họa sĩ cho biết: “Tôi thấy có sự không rõ ràng khi họ có thể đặt ra một cái giá rất cao, tạo thành một công cuộc kiếm tiền từ đó. Tôi không làm. Họ nói tôi không yêu Hà Nội. Nhưng nếu không yêu thì bao năm tôi tìm kiếm chụp cổng xưa làm gì vậy?”.

Anh Quách Đông Phương còn cho biết: “Ngày ấy người nhiếp ảnh không nhàn như bây giờ. Làm gì có máy số. Từ năm 1992, tôi đã chụp ảnh và luôn nợ tiền phim ảnh thanh toán tới 600-700 USD/ tháng. Khi ấy tỷ giá khoảng 11 tức là 7,8 triệu tiền Việt Nam. Số tiền này ngày đó rất lớn.

Mê ảnh gần hàng chục năm trước rất tốn kém mà cũng công phu lắm. Mỗi khi nâng máy ảnh lên là phải cân nhắc kỹ, phim đâu mà bấm tứ tung như bây giờ. Bạn tôi, một nhà nhiếp ảnh nổi tiếng mà có lần gặp tai nạn lắp trượt đầu phim, chụp mãi về mới biết không được cái nào, mặt tái mét. Khổ lắm!”

Quách Đông Phương bảo: “Chúng tôi từng đùa: nước mình đi đâu bây giờ cũng gặp nhà thơ, găp nhiếp ảnh gia… Ai lại lên chợ tình Khâu Vai mà máy ảnh cứ chụp loang loáng, lia lịa. Đâu còn ý nghĩa và văn hóa trong chợ tình Khâu Vai ấy nữa.

Người đi chợ tình thực sự sẽ không đến đó. Chỉ có chợ tình dựng lên, tổ chức cho khách du lịch, cho “nhà nhiếp ảnh và nhà thơ” hàng loạt thao tác, họ còn chụp luôn ảnh bằng máy điện thoại. Có tiện thật đấy nhưng…”

Sống bằng bán tranh vẽ, việc chụp cổng làng như một đam mê hàng chục năm trước, vậy đam mê hiện này của “cái thành giữ chất Đông Phương” (anh đã chia sẻ cách hiểu về tên mình) là gì?

Anh trả lời đó là đến với văn hóa các dân tộc vùng cao. Với người miền núi, văn hóa dân tộc chưa bị mai một nhiều. Họ nghèo nhưng không thấy khổ. Như người Mông rất chí khí, người Hà Nhì rất khéo nấu ăn.

Gặng hỏi, tôi được biết trong tương lai gần, Quách Đông Phương sẽ tiếp tục mở triển lãm với cả ngàn bức ảnh về đồng bào Mông và cũng trưng bày kiểu sắp đặt giống triển lãm sắp đặt cổng làng ở phố Hàng Buồm vừa qua, chứ không theo cách lồng khung kính treo quanh tường.

Chia tay anh trước một mùa Xuân mới trước thềm, tôi bỗng thấy rõ Xuân là bạn cũ, sau một năm ấm áp, rực rỡ quay về. Vì dường như quan niệm mọi thứ xung quanh cần có quá khứ của họa sĩ Quách Đông Phương đã tác động đến tôi. Một quá khứ mang bề dày văn hóa, hỏi làm sao không quý trọng, hỏi sao không tiếc nhớ trước mỗi nhạt phai…
 
Nguyễn Kim Anh

  • “Sắp đặt” cổng làng của họa sĩ Quách Đông Phương 

Có thể bạn cũng quan tâm

ELLE Decoration Pop-Up Office: Dự án Văn phòng Sáng tạo dành cho cộng đồng

Shiro Kuramata: Nhà thiết kế tài năng của Nhật Bản sau Thế chiến II

TP Vũng Tàu: Đã tìm ra thiết kế đoạt giải công trình điểm nhấn tại quảng trường Thùy Vân

Zanini de Zanine Caldas: Nhà thiết kế nội thất tiên phong với xu hướng thiết kế bền vững

Triển lãm “224 by Tran Thanh Thao” – Cuộc tái sinh với niềm đam mê nhiếp ảnh

Bài trước Bộ mặt đô thị Việt Nam sẽ theo định hướng thị trường?
Bài tiếp Kế mới cho… chung cư cũ
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

KTS Võ Trọng Nghĩa nhận Giải thưởng Fukuoka 2025
Kiến trúc sư 22/05/2025
Uzbekistan Pavilion – “Khu vườn tri thức” tại Expo 2025 Osaka
Kiến trúc 22/05/2025
Cả nước có 588 công trình đạt chứng nhận xanh
Tin trong nước 22/05/2025
Doanh nghiệp VLXD ứng xử thế nào với cơ chế điều chỉnh biên giới carbon?
Vật liệu xây dựng 22/05/2025
AMY Design Awards 2025: L.I.F.E ON khơi nguồn sức sống sáng tạo không gian
Sự kiện 21/05/2025
Đề xuất thành lập “Quỹ nhà ở quốc gia”
Tin trong nước 21/05/2025
Hà Nội tăng cường quản lý, bảo tồn và tu bổ di tích trên địa bàn thành phố
Tin trong nước 21/05/2025
Bộ Xây dựng nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hơn 200 định mức xây dựng
Kinh tế / Pháp luật 20/05/2025
Nguồn năng lượng xanh trong khu công nghiệp đã được “cởi trói”?
Góc nhìn 20/05/2025
“Đồ nội thất nhanh” cũng nguy hiểm như thời trang nhanh?
Nội - ngoại thất 20/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Thiết kế / Sáng tạo

Trao giải cuộc thi thiết kế không gian bếp Panasonic Kitchen Insight Plus 2023

Ashui.com 24/01/2024
Thiết kế / Sáng tạo

BCI Interior Design Awards 2024 với chủ đề “Màu sắc X Kết cấu”

Ashui.com 11/10/2023
Thiết kế / Sáng tạo

Street-art: từ luật… đường phố đến luật bản quyền

Ashui.com 26/09/2023
Thiết kế / Sáng tạo

Château La Coste mang đồ nội thất của Pierre Paulin vào công trình cuối cùng của Oscar Niemeyer

Ashui.com 16/07/2023
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?