By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch phục hồi Di tích Khu đền tháp Mỹ Sơn
    Báo Xây dựng 01/07/2025
    Cả nước công bố Nghị quyết, Quyết định sáp nhập đơn vị hành chính
    VnEconomy 30/06/2025
    Thông qua Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
    QuocHoi.VN 27/06/2025
    TP Hồ Chí Minh có thêm nhiều tuyến xe buýt sử dụng nhiên liệu “sạch”
    VnEconomy 26/06/2025
    Công bố đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM: Phát triển đô thị đa trung tâm
    Báo Xây dựng 25/06/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Góc nhìn

Để đô thị hoá bình yên

Ashui.com 20/08/2014
6 phút đọc
SHARE

Sống trên phố phường với những cọc bê tông nhồi sâu trong đất lúa, chúng ta liệu có yên bình, nếu đất ấy chưa ráo nước mắt của bao người chủ cũ? 

Trong vài thập niên qua, một triệu hécta đất ruộng đã biến thành đất phố, đất kinh doanh. Làng biến thành phường, nếu mỗi hécta ảnh hưởng đến sinh kế của 10 người, thì hàng chục triệu nông dân nước ta đã trở thành thị dân. Xu thế này chắc chắn còn tiếp diễn, 60% dân số sống ở khu vực nông thôn sẽ thu hẹp đáng kể xuống chỉ còn không quá 30% khi nước ta trở thành một quốc gia công nghiệp. Để cuộc chuyển hoá từ nông dân thành những thị dân diễn ra một cách bình yên, chúng ta phải làm gì?

 


Từ năm 1990 đô thị Việt Nam mới bắt đầu phát triển. Từ đó đến nay, đặc biệt là vài năm trở lại đây tốc độ đô thị hóa ngày càng diễn ra nhanh chóng.
(Ảnh minh họa: tinmoitruong.vn) 

Thật đáng tiếc, phúc lợi tạo ra khi đất quê biến thành đất phố, đất kinh doanh đã không được chia công bằng giữa Nhà nước, nhà đầu tư và nhà nông mất đất. Bảy mươi vạn tranh chấp chủ yếu liên quan đến thu hồi và chuyển đổi đất đã dồn ứ từ các tỉnh lên tới trung ương chỉ trong ba năm qua. Không hiếm khi chính sách của Nhà nước chỉ có lợi nhiều cho nhà đầu tư và cư dân đô thị, người dân quê bị thu hồi đất, mất nghiệp làm nông, bỗng trở nên ngơ ngác ngay trên chính quê hương cũ của mình. Đại đa số các khiếu kiện đều liên quan đến giá đất và các khoản đền bù, tái định cư, số tiền ít ỏi này không đủ để người dân quê mất đất có được sinh kế thay thế trong thời buổi làm ăn ngày càng khó khăn. Đất nào mà chẳng có tiền chủ. Ông chủ mới liệu có bình an khi sống trong những căn nhà mới ẩn chứa đầy ấm ức của người chủ cũ vừa bị di dời? 

Xuân mới, những mong trong sáu năm nữa, khi nước ta trở thành một quốc gia công nghiệp, người ta phải tìm cách điều chỉnh một cách công bằng hơn sự thịnh vượng được tạo ra khi làng xưa biến thành phố mới. Muốn làm được như vậy, một cuộc đối thoại và thương thảo ngang tầm mắt giữa ba nhà: Nhà nước, nhà nông mất đất và nhà đầu tư rất cần được diễn ra. 

Nhà nước, nhất là chính quyền địa phương, mong ngóng tìm mọi cách tăng nguồn thu, nhất là khi các nguồn thu khác trở nên khó khăn và bấp bênh, thì bán quyền sử dụng đất cho các chủ đầu tư là một cách phổ biến để tăng thu ở địa phương. Không lạ, tỉnh nào cũng hăm hở công nghiệp hoá hoặc biến đất trồng lúa thành sân golf. Vì lẽ đó, Nhà nước vẫn ưa dùng quyền lực để thu hồi đất ruộng của nông dân. Muốn bớt bất công, quyền thu hồi ấy phải bị thu hẹp, quy trình thu hồi phải ngày càng chặt chẽ.

Nhà đầu tư nào cũng muốn kiếm lời, giá thu hồi rẻ và chi phí hợp lý mới mong dự án có lãi. Muốn bớt bất công, nông dân phải có quyền được thương lượng về giá của đất đai theo những quy luật của thị trường. Cùng với nhà đầu tư, nông dân cần được sáng tạo đề xuất các giải pháp tạo sinh kế bền vững, ví dụ thay vì nhận những cọc tiền đền bù họ cần có quyền tham gia cổ phần trong dự án sau khi đất được chuyển đổi.

Nhà Phật dạy về luật nhân quả, trí tuệ của chúng ta thật non nớt và nông cạn, đâu đã sớm hiểu hết tai ương ngày nay trên phố biết đâu đều có nguyên căn sâu thẳm ngày xưa từ những cuộc giải phóng mặt bằng, cưỡng chế thu hồi và di dời cưỡng bức những chủ cũ phải lìa xa sản hữu yêu dấu của mình. Sống trên phố phường với những cọc bê tông nhồi sâu trong đất lúa, chúng ta liệu có yên bình, nếu đất ấy chưa ráo nước mắt của bao người chủ cũ? 

Đô thị hoá, cầu mong sẽ mang lại phúc lợi chung cho Nhà nước, nhà đầu tư, và những nhà nông có đủ sự chủ động để thương thảo và tìm lấy cơ hội vững tin trở thành những chủ nhân của đô thị tương lai. 

Phạm Duy Nghĩa (Người Đô thị) 

Có thể bạn cũng quan tâm

Toàn quốc sẽ có 1.000 đô thị vào năm 2025

Việt Nam sẽ phát triển mạnh các đô thị vệ tinh trong 10 năm tới

Những đe dọa với tương lai đô thị

Đô thị hóa ở Việt Nam – Những bài học đắt giá

Vùng ven đô thị

TỪ KHÓA:đô thị hóa
Bài trước Khánh thành giai đoạn 1 đường liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên
Bài tiếp Toạ đàm về Quy hoạch và quản lý đô thị Sa Pa
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Hướng dẫn xác định giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội
Kinh tế / Pháp luật 04/07/2025
Hành trình giao thông không khói
Góc nhìn 04/07/2025
Sau sáp nhập, TP.HCM sẽ áp dụng bảng giá đất nào?
Kinh tế / Pháp luật 04/07/2025
An Cường – Hệ sinh thái vật liệu và giải pháp toàn diện từ gỗ công nghiệp
Trang trí nội thất 03/07/2025
Giải pháp nâng cao tính ứng dụng và tra cứu của hệ thống tiêu chuẩn thiết kế kiến trúc
Phản biện 03/07/2025
SCG chia sẻ mô hình ESG hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu Net Zero
Vật liệu xây dựng 03/07/2025
Sức mạnh của GeoBIM là tạo ra một “bản sao số” của công trình
Ứng dụng 02/07/2025
Điều chỉnh đất và khả năng áp dụng tại Việt Nam như thế nào?
Đối thoại 02/07/2025
Phường Sài Gòn: Điểm lõi của “siêu đô thị” TPHCM
Điểm đến 02/07/2025
Quy định trình tự, thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch
Kinh tế / Pháp luật 01/07/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Quy hoạch đô thị

Giữ lại vòng tròn đất trồng vùng ven

Ashui.com 24/07/2018
Năng lượng - Môi trường

Môi trường đô thị chịu nhiều sức ép

Ashui.com 21/07/2017
Góc nhìn

Biến đổi không gian làng: Người già và nỗi cô đơn

Ashui.com 21/05/2017
Sự kiện

Hội nghị “Đối thoại APEC 2017 về Đô thị hóa bền vững”

Ashui.com 22/03/2017
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?