By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Cả nước có 588 công trình đạt chứng nhận xanh
    Báo Xây dựng 22/05/2025
    AMY Design Awards 2025: L.I.F.E ON khơi nguồn sức sống sáng tạo không gian
    Ashui.com 21/05/2025
    Đề xuất thành lập “Quỹ nhà ở quốc gia”
    VnEconomy 21/05/2025
    Hà Nội tăng cường quản lý, bảo tồn và tu bổ di tích trên địa bàn thành phố
    Báo Xây dựng 21/05/2025
    Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
    ConsMedia 19/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Góc nhìn

Động và tĩnh trong quy hoạch

Ashui.com 22/05/2012
6 phút đọc
SHARE

Nhiều nhà nghiên cứu đô thị lấy mật độ lưu thông trên các tuyến đường của một đô thị làm một trong những tiêu chí để phân biệt đô thị “động” hay đô thị “tĩnh”. Một thành phố phát triển bền vững phải chú ý đến chất lượng sống của người dân, phải là nơi hội tụ đủ các yếu tố mà cư dân có thể sống, nghỉ ngơi và làm việc.

Trong đó khu vực động là nơi của yếu tố làm việc, với nhịp sống sôi động, sự tấp nập trên các con phố, những cửa hàng buôn bán và ở đây giá trị của hai chữ “mặt tiền” được thể hiện rõ nhất. Còn khu vực tĩnh là nơi chủ yếu để nghỉ ngơi và sống với những hàng cây phủ bóng mát, những con đường yên tĩnh, nhịp sống nhẹ nhàng hơn và khái niệm mặt tiền ở đây không còn thể hiện đầy đủ giá trị so với ở thành phố động…

Như vậy ngay trong bản thân một đô thị bao giờ cũng cùng tồn tại 2 khái niệm động – tĩnh và do đó trong quy hoạch tổng thể thành phố, việc quy hoạch phân khu chức năng làm việc và để ở phải có sự tách biệt và phải khác nhau về cấu trúc hạ tầng. Tại khu vực thành phố “động”, đường sá phải được làm to hơn nhằm đáp ứng mật độ lưu thông cao hơn so với những khu “tĩnh”. Không ít người dân thành phố đã lấy khu dân cư Bàu Cát quận Tân Bình TPHCM làm bài học nhãn tiền về tầm nhìn cũng như thiếu rõ ràng về phân khu chức năng trong quy hoạch. Khu dân cư Bàu Cát được xem là một trong những khu dân cư mới, điển hình vào những năm đầu thập niên 90 thế kỷ XX.

Tuy nhiên, vì nhiều lý do trong đó có lý do là những người có chức trách trong quy hoạch khi đó chưa hình dung hết tốc độ cũng như quy mô phát triển ở khu vực này, xem đây sẽ chỉ là khu vực tĩnh nên những con đường được làm chỉ đủ đáp ứng cho mật độ dân số vừa phải. Chính vì thế sau khi nơi đây trở thành khu dân cư sầm uất thì những con đường trong khu dân cư Bàu Cát bỗng trở thành những “con đường làng” đã tạo ra nghịch lý, hạ tầng khu vực tĩnh phục vụ các hoạt động khu vực động, nên cảm giác chật chội, đông đúc thiếu trật tự là điều không tránh khỏi.

Ngay từ trước ngày giải phóng Sài Gòn thống nhất đất nước, câu nói “ăn quận 5 nằm quận 3, làm quận 1” cũng đã chia thành phố thành những khu tĩnh và động. Đến nay mặc dù quận 3 đã trở thành một trong những quận trung tâm về kinh tế, dịch vụ… nghĩa là đã chuyển từ khái niệm tĩnh sang động nhưng phảng phất đâu đó trên những con đường Tú Xương, Trần Quốc Thảo… vẫn còn nét của sự tĩnh lặng.

Tại TPHCM hiện nay, mặc dù có rất nhiều khu dân cứ mới được mọc lên, tuy nhiên hai khái niệm “động” và “tĩnh” vẫn chưa được các nhà quy hoạch quan tâm đúng mức. Vì thế hiện nay khó ai có thể chỉ ra trong thành phố đâu là nơi để ở, đâu là nơi làm việc, đâu là nơi vui chơi giải trí. Ngay cả những con hẻm khi xưa thường được xem là nơi để ở thì nay cũng đã trở thành nơi kinh doanh, buôn bán… Không có sự phân biệt khái niệm động và tĩnh trong quy hoạch thành phố cũng đồng nghĩa với việc ngay cạnh một cơ quan làm việc, hay trong một khu vực làm việc vẫn có thể có chỗ để ở hoặc vui chơi giải trí và ngược lại…

Phân biệt rõ khu vực “tĩnh” và “động” trong một thành phố là điều mà bất cứ đô thị phát triển nào cũng phải quan tâm thực hiện, vì chỉ có như thế mới bảo đảm sức khỏe để tái sản xuất sức lao động cho cư dân đô thị.

Chiến Dũng

Có thể bạn cũng quan tâm

Nguồn năng lượng xanh trong khu công nghiệp đã được “cởi trói”?

Lại nói chuyện “kiến trúc hàng hiệu”

Từ đại lộ đến metro: Dấu ấn hạ tầng giao thông TP.HCM sau 50 năm thống nhất đất nước

Phường Hồng Hà – Khởi đầu mới của phân khu đô thị sông Hồng

Đông Nam Bộ từ vùng trũng đến đô thị năng động

Bài trước Trung tâm văn hóa mới Thường Châu (Trung Quốc)
Bài tiếp Quảng Ninh đề nghị thu hồi 2 dự án “rùa” của PVN
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

KTS Võ Trọng Nghĩa nhận Giải thưởng Fukuoka 2025
Kiến trúc sư 22/05/2025
Uzbekistan Pavilion – “Khu vườn tri thức” tại Expo 2025 Osaka
Kiến trúc 22/05/2025
Cả nước có 588 công trình đạt chứng nhận xanh
Tin trong nước 22/05/2025
Doanh nghiệp VLXD ứng xử thế nào với cơ chế điều chỉnh biên giới carbon?
Vật liệu xây dựng 22/05/2025
AMY Design Awards 2025: L.I.F.E ON khơi nguồn sức sống sáng tạo không gian
Sự kiện 21/05/2025
Đề xuất thành lập “Quỹ nhà ở quốc gia”
Tin trong nước 21/05/2025
Hà Nội tăng cường quản lý, bảo tồn và tu bổ di tích trên địa bàn thành phố
Tin trong nước 21/05/2025
Bộ Xây dựng nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hơn 200 định mức xây dựng
Kinh tế / Pháp luật 20/05/2025
“Đồ nội thất nhanh” cũng nguy hiểm như thời trang nhanh?
Nội - ngoại thất 20/05/2025
Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
Sự kiện 19/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Góc nhìnQuy hoạch đô thị

Phát triển hai bên sông Đáy, tạo không gian mới cho đô thị Hà Nội

Báo Xây dựng 04/05/2025
Góc nhìn

Đưa Thành phố Hồ Chí Minh vào Kỷ nguyên mới

VnEconomy 02/05/2025
Góc nhìn

Tìm lối đi cho giao thông xanh

KTSG Online 30/04/2025
Góc nhìnKiến trúc

Dấu ấn kiến trúc Việt Nam sau nửa thế kỷ đất nước hòa bình, thống nhất

Ashui.com 27/04/2025
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?