By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch phục hồi Di tích Khu đền tháp Mỹ Sơn
    Báo Xây dựng 01/07/2025
    Cả nước công bố Nghị quyết, Quyết định sáp nhập đơn vị hành chính
    VnEconomy 30/06/2025
    Thông qua Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
    QuocHoi.VN 27/06/2025
    TP Hồ Chí Minh có thêm nhiều tuyến xe buýt sử dụng nhiên liệu “sạch”
    VnEconomy 26/06/2025
    Công bố đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM: Phát triển đô thị đa trung tâm
    Báo Xây dựng 25/06/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Đối thoại

Hoàng thành Thăng Long sắp trở thành công viên văn hoá lịch sử

Ashui.com 31/01/2011
12 phút đọc
SHARE

Hãy hình dung giữa lòng một đô thị hiện đại đông đúc có pha cả ồn ào, ô nhiễm mà có một công viên có các dấu tích văn hóa vật chất của một nghìn năm.

Được phát hiện và bắt đầu khai quật từ tháng 12/2002, Khu di tích Hoàng thành Thăng Long vẫn trong trạng thái bảo quản, nghiên cứu chờ phục dựng. Chúng tôi trao đổi với PGS.TS Tống Trung Tín (ảnh bên) – Viện trưởng Viện Khảo cổ – về những dự định tương lai đối với di sản này.

Xin ông cho biết về tương lai nghiên cứu Hoàng thành Thăng Long (HTTL)?

– Tại những hội thảo quốc tế về HTTL, các nghiên cứu được công bố trải rộng trên nhiều lĩnh vực. HTTL đã mở ra hướng nghiên cứu bất tận trên nhiều phương diện: Nghiên cứu lịch sử kinh đô, lịch sử kiến trúc, nghiên cứu quy hoạch đô thị cổ… Với HTTL, các nhà khảo cổ sẽ có cơ hội làm việc trong rất nhiều năm nữa. Trên thực tế, việc nghiên cứu khảo cổ học mới chỉ bắt đầu.

Mục tiêu nghiên cứu để phục dựng HTTL được đặt ra và thực hiện ra sao, thưa ông?

– Khi có tư liệu nhiều, nghiên cứu kỹ càng, mọi người sẽ nghĩ đến việc phục dựng. Trong chuỗi những nghiên cứu kéo dài, phục dựng là công việc khó nhất, mệt mỏi nhất, nhạy cảm nhất, nhưng đem lại cho công chúng hình ảnh cụ thể hơn để hiểu về một kinh đô, hay một kiến trúc, các phương diện mặt bằng, khung kiến trúc, bộ mái, trang trí kiến trúc, vườn hoa, cây cảnh… Qua đó, công chúng cảm nhận được sự sáng tạo, thẩm mỹ, lịch sử, văn hóa Việt Nam.

Không chỉ người dân ước mong phục dựng HTTL, cả những nhà lãnh đạo cấp cao cũng quan tâm có thể phục dựng được HTTL nói chung, hay một kiến trúc của một thời kỳ nào đó hay không. Tôi rất mong sẽ thực hiện được điều này. Bởi cái ta nhìn thấy ở mặt đất hiện chỉ có nhà chuyên môn mới hiểu. Còn với công chúng, một kiến trúc, một tòa nhà, một cung điện sẽ dễ hiểu hơn nhiều. Do đó, bản thân việc phục dựng hình ảnh HTTL ngoài việc cho người ta hiểu về nghệ thuật, trang trí, cung điện…, chính nó cũng kích thích nhà nghiên cứu tìm tòi, tăng cường nghiên cứu. Không chỉ là nguyện vọng, đó còn là mục tiêu của các nhà nghiên cứu, vì nói cho cùng nghiên cứu gì cũng phải làm cho ra được chân dung của kiến trúc, dấu tích vật chất của thời kỳ đã qua.

Chỉ có điều phục dựng nhanh hay chậm phụ thuộc vào kết quả nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu nhanh hay chậm lại phụ thuộc vào tổng hợp tư liệu mà lịch sử để lại. Ví dụ: Thư tịch, văn bia, tranh ảnh cổ và tất nhiên, dấu tích cơ bản là dấu tích khảo cổ… Nói cách khác, phục dựng phụ thuộc vào nghiên cứu liên ngành. Cái khó là nghiên cứu liên ngành ở nước ta đến giờ vẫn là tùy tâm và khó thu vào một mối.


Hoàng thành Thăng Long (ảnh: Giang Huy)

Đã có số lượng lớn, chủng loại đa dạng các vật liệu xây dựng phát lộ tại đây. Liệu nó đã đủ để phục dựng một khu nào của HTTL chưa, thưa ông?

– Tuy đã có đầy đủ vật liệu xây dựng nhưng vị trí của nó mới chỉ là giả định. Chúng ta cũng chưa biết cách gắn kết để định vị chúng và vật liệu xây dựng được tìm thấy tại HTTL hoàn toàn không thể hiện cách kết dính. Đây là vấn đề nan giải. Cũng phải nói thêm, kiến trúc của các cụ nhà ta không sử dụng chất kết dính và không có tường chịu lực, chỉ là khung thôi. Và bộ khung bằng gỗ qua năm tháng đã biến mất. Chúng ta không tìm thấy bộ khung này khi khai quật HTTL. Chúng ta có thể tính được tỉ lệ dài – rộng – cao của nhà, dựa trên một số ngôi nhà cổ, vì chúng đều nằm trong khuôn truyền thống. Nhưng vấn đề chính là diện mạo của một kiến trúc, bố cục của một khu vực, một kinh đô thì lại chưa nắm được.

Ghi chép trong chính sử lại rất thiếu. Ngoài ra, chúng ta còn không có các mô hình mẫu như mô hình kinh đô, mô hình nhà. Chính vì thế, phải xác định thu thập tư liệu để phục dựng HTTL là việc lâu dài.

Theo nhận định của ông, phần nào thuộc Hoàng thành có khả năng phục dựng cao nhất?

– Tôi nghĩ đó là điện Kính Thiên. Đây chính là phần chúng ta có nhiều tư liệu nhất. Ví dụ nền điện Kính Thiên với bậc thềm rồng còn nguyên gốc. Nếu khai quật khảo cổ học ở đây ta có thể thêm được nhiều tư liệu về nền móng, về móng trụ, về vật liệu xây dựng, về các trang trí kiến trúc. Lại nữa, ta lại còn khá nhiều các hình ảnh, tư liệu các nơi về kiến trúc thời Lê. Ngay cả điện Thái Hòa (Huế) cũng gợi cho ta khá nhiều ý tưởng về kiến trúc Kính Thiên.

Vĩ lẽ đó, nếu phục dựng điện Kính Thiên sẽ có nhiều thuận lợi. Nhưng tôi cũng lưu ý, việc phục dựng phải được làm rất bài bản: Nghiên cứu, phục dựng trước bằng 3D và bằng mô hình rồi mới tiến hành làm thật trên thực địa. Quy trình này tuy mất nhiều thời gian hơn, nhưng chỉ có vậy chúng ta mới đảm bảo được chất lượng lâu dài của công trình.

  • Ảnh bên : Trục trung tâm của Cấm Thành: Bắc Môn – Hậu Lâu- Kính Thiên- Đoan Môn- Cột cờ. Đường viền đỏ là phạm vi trung tâm của Cấm Thành còn sót lại (nguồn: hanoi.org.vn)

Mới đây, Chính phủ đã có quyết định chúng ta sẽ có một công viên lịch sử văn hóa tại 18 Hoàng Diệu. Ông nhìn nhận về tương lai của công viên này ra sao?

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch tổng mặt bằng khu di tích Hoàng thành Thăng Long tại 18 Hoàng Diệu với mục tiêu trở thành công viên vãn hóa lịch sử. Phạm vi lập quy hoạch gồm khu ðất nghiên cứu có diện tích 45.380m2.

Dự kiến có 3 khu chức nãng chính là bảo tàng di tích tại chỗ; các khu trưng bày di tích ngầm; các công trình phục vụ quản lý, kỹ thuật. Tại đây cũng có không gian trưng bày các hiện vật khảo cổ được tìm thấy từ các khu khai quật của di tích. 

– Hãy hình dung giữa lòng một đô thị hiện đại đông đúc có pha cả ồn ào, ô nhiễm mà có một công viên có các dấu tích văn hóa vật chất của một nghìn năm với các lớp văn hóa và di tích dưới lòng đất, lớp lớp các di vật phong phú đa dạng. Chúng ta quá may mắn vì có thể nói với các thế hệ người Việt Nam và quốc tế về lịch sử văn hóa Việt Nam được thể hiện ở kinh đô Thăng Long nghìn năm như thế nào.

Tôi nghĩ, trong công viên đó nhất định sẽ có có bảo tàng hiện vật, bảo tàng sống với các hình ảnh 3D, các dịch vụ văn hóa… Khi đó, câu chuyện chúng ta nói với thế hệ sau, với thế giới về bề dày văn hóa Thăng Long sẽ sinh động và thuyết phục vô cùng. Còn về môi trường, một không gian rộng như thế giữa lòng Hà Nội với nhiều mảng xanh để mọi người thư dãn thưởng ngoạn không khí trong lành, yên tĩnh thực sự là điều trong mơ. Nhất là khi môi trường ở đây chắc chắn sẽ được cải tạo khi được dành để làm công viên lịch sử văn hóa.

Công chúng thăm công viên lịch sử văn hóa sẽ hiểu hơn lịch sử, văn hóa Việt Nam qua các di tích, di vật được nhìn thấy tận mắt. Cũng qua đó, công chúng hiểu công việc của nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa và cụ thể là khảo cổ học và thậm chỉ có thể có chỗ thực hành khảo cổ học cho công chúng. Nghĩa là người tham quan sẽ được hướng dẫn thực hiện các công việc của nhà khảo cổ học như thử đào, thử quan sát, đo vẽ, miêu tả… để qua đó cảm nhận được phần nào công việc khảo cổ. Mô hình thực hành khảo cổ học này trên thế giới cũng không còn xa lạ gì. Nó đem lại hiệu quả tương tác rất tốt.

– Xin cảm ơn ông!

Trần Thúy (thực hiện)

>> Để di sản Hoàng thành sống mãi với thời gian 

Có thể bạn cũng quan tâm

Điều chỉnh đất và khả năng áp dụng tại Việt Nam như thế nào?

Tầm nhìn quy hoạch và động lực phát triển kinh tế “siêu đô thị” TPHCM

Tọa độ mới của siêu đô thị TPHCM

Làm gì để các đô thị lớn hết cảnh ngập úng?

TPHCM trước ngưỡng cửa trở thành đô thị dịch vụ hàng đầu

Bài trước Phong thủy cho năm mới cát lành
Bài tiếp Nhà quê nhìn ra phố
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

An Cường – Hệ sinh thái vật liệu và giải pháp toàn diện từ gỗ công nghiệp
Trang trí nội thất 03/07/2025
Giải pháp nâng cao tính ứng dụng và tra cứu của hệ thống tiêu chuẩn thiết kế kiến trúc
Phản biện 03/07/2025
SCG chia sẻ mô hình ESG hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu Net Zero
Vật liệu xây dựng 03/07/2025
Sức mạnh của GeoBIM là tạo ra một “bản sao số” của công trình
Ứng dụng 02/07/2025
Phường Sài Gòn: Điểm lõi của “siêu đô thị” TPHCM
Điểm đến 02/07/2025
Quy định trình tự, thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch
Kinh tế / Pháp luật 01/07/2025
Thời khắc lịch sử của một hành trình mới để kiến tạo tương lai
Góc nhìn 01/07/2025
Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch phục hồi Di tích Khu đền tháp Mỹ Sơn
Tin trong nước 01/07/2025
Các giải pháp trong lập và thực hiện Quy hoạch đô thị của chính quyền địa phương hướng tới phát triển bền vững
Quy hoạch đô thị 01/07/2025
Cả nước công bố Nghị quyết, Quyết định sáp nhập đơn vị hành chính
Sự kiện 30/06/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Đối thoại

TS. Lê Đạt Chí: Thời cơ hiếm có của Trung tâm tài chính quốc tế TPHCM

KTSG Online 12/05/2025
Đối thoại

Vốn đầu tư hạ tầng – ‘mạch’ tăng trưởng quan trọng của TPHCM

KTSG Online 10/05/2025
Đối thoại

Trung tâm tài chính TPHCM: Vị thế và tương lai

KTSG Online 09/05/2025
Đối thoại

Công nghệ, yếu tố xanh sẽ là tiêu chí cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng

Báo Xây dựng 29/04/2025
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?