By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Áp dụng hiệu quả mô hình thông tin công trình cho các dự án đường sắt Việt Nam
    Báo Xây dựng 09/05/2025
    Hội thảo “Thiết kế tiếp cận bình đẳng và chống chịu thiên tai cho công trình xây dựng”
    Ashui.com 08/05/2025
    Quy hoạch di tích Thành cổ Quảng Trị trên diện tích 454ha
    VnEconomy 05/05/2025
    Thi tuyển phương án kiến trúc Dự án xây dựng Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa trở thành bệnh viện khu vực duyên hải Nam Trung Bộ
    Ashui.com 29/04/2025
    50 công trình tiêu biểu ở TPHCM sau Ngày Thống nhất
    Ashui.com 27/04/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Góc nhìn

Liên kết vùng ĐBSCL: chỉ mới ở mức gặp gỡ, trao đổi

Ashui.com 12/11/2018
7 phút đọc
SHARE

Liên kết vùng là đòi hỏi tất yếu giúp đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phát triển, nhưng việc liên kết thời gian qua vẫn còn hạn chế, về cả cấp độ quy mô lẫn chất lượng, theo ông Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam, Trưởng nhóm tư vấn liên kết vùng ĐBSCL.

Tại hội thảo “Tham vấn cơ chế liên kết vùng ĐBSCL” được tổ chức ở tỉnh Đồng Tháp vào hôm 8/11, ông Tuấn cho rằng đánh giá thực trạng chung về liên kết vùng ĐBSCL có thể thẳng thắn nhìn nhận còn khá nhiều hạn chế, ở cả cấp độ quy mô lẫn chất lượng của liên kết.

“Các hoạt động liên kết chủ yếu vẫn còn ở mức độ gặp gỡ, trao đổi và lập kế hoạch liên kết, tức có xác định được định hướng, nội dung nhưng việc triển khai các kế hoạch trên thực tế vẫn còn khá hạn chế, chưa đáp ứng được các yêu cầu đặt ra”, ông nói.


Liên kết vùng ĐBSCL còn hạn chế về cả quy mô lẫn chất lượng. Trong ảnh là dự án cao tốc TPHCM-Trung Lương, giúp kết nối giao thông TPHCM-Long An-Tiền Giang.
(Ảnh: Trung Chánh)

Theo ông Tuấn, quyết định 593/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành quy chế thí điểm liên kết phát triển kinh tế- xã hội vùng ĐBSCL giai đoạn 2016-2020 (quyết định có ý nghĩa quan trọng trong thí điểm thực hiện liên kết vùng- PV) hiện đang còn rất chậm so với kế hoạch đặt ra. “Bởi, quyết định 593 là quyết định thí điểm cho giai đoạn 2016-2020, nhưng đến nay đã gần hết năm 2018, tức đã đi gần hơn nửa đường nhưng việc thực hiện còn rất hạn chế”, ông cho biết.

“Tình trạng tác động ít, thực hiện chậm, chưa triển khai trên thực tế do đâu?”, ông Tuấn đặt câu hỏi và cho rằng hạn chế và nguyên nhân xuất phát từ bốn nhóm vấn đề, gồm việc chưa có ưu tiên về mục tiêu liên kết, cơ chế liên kết chưa rõ ràng, bộ máy điều phối liên kết vùng thiếu hiệu quả và thiếu nguồn lực tài chính cho liên kết.

Chẳng hạn, với nội dung thiếu nguồn lực tài chính cho liên kết, hiện có 12/13 địa phương vùng ĐBSCL phụ thuộc vào hỗ trợ ngân sách Trung ương. Trong khi đó, quyết định 593 có cơ chế hỗ trợ 10% từ ngân sách Trung ương, nhưng chưa thực hiện được.

Ngoài ra, hiện chưa có cơ chế chính thức nào để các địa phương cùng đóng góp ngân sách thực hiện các hoạt động phục vụ mục tiêu chung, nhất là với các dự án đầu tư; chưa huy động được nhiều nguồn lực từ xã hội vào hoạt động liên kết. Còn cơ chế liên kết vùng kinh tế trọng điểm, thì hiện nay mới nêu vấn đề tài chính cho hoạt động của bộ máy điều phối liên kết vùng, trong khi cơ chế tài chính để thực hiện các hoạt động liên kết vùng chưa được đề cập tới.

Từ thực tiễn của việc liên kết vùng còn hạn chế như nêu trên, ông Tuấn đề ra bốn giải pháp để lấy ý kiến nhằm hoàn thiện để thúc đẩy việc liên kết vùng cho ĐBSCL thời gian tới, gồm: xác định rõ các ưu tiên về mục tiêu liên kết, xây dựng và hoàn thiện bộ máy liên kết, đảm bảo nguồn lực tài chính cho liên kết và tăng cường cơ sở thông tin cho liên kết.

Đối với giải pháp xây dựng và hoàn thiện bộ máy liên kết, ông Tuấn cho biết, có hai phương án đặt ra gồm thành lập hội đồng vùng ĐBSCL do Phó Thủ tướng làm chủ tịch hoặc giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì điều phối liên kết vùng.

Tuy nhiên, ông Trương Hòa Châu, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Tháp, gợi ý nên có phương án thứ ba, đó là giao cho các tỉnh thực hiện liên kết vùng luân phiên điều hành theo nhiệm kỳ (giống như điều hành ASEAN). Các địa phương sẽ ngồi lại để xác định đầu tư cái gì? Thứ tự ưu tiên các dự án về nông nghiệp, giao thông, thủy lợi… cái nào trước, cái nào sau?

“Làm như vậy thì trách nhiệm của địa phương cao hơn vì người địa phương sẽ thấy được những bức xúc để có quyết định đúng”, ông nói.

Ông Châu cho rằng phương án giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư không khả thi vì đơn vị này không thể hiểu hết thực tế của vùng. Trong khi đó, phương án giao Phó Thủ tướng là rất tốt, nhưng bộ máy cần tinh gọn nên cũng cần xem xét thêm.

Về giải pháp tài chính thực hiện liên kết vùng, trong bối cảnh ngân sách gặp khó khăn, trong khi kêu gọi tư nhân cũng hết sức khó, nhất là với các dự án BOT hạ tầng, thì nên nghĩ đến việc tiếp cận bằng nguồn vốn ODA. “Vì vậy, nên có nghiên cứu làm sao để đề xuất Chính phủ phải có ưu tiên cho ĐBSCL”, ông nói.

Trong khi đó, về giải pháp hoàn thiện bộ máy liên kết vùng cũng có một số ý kiến cho biết nên chọn phương án một, tức thành lập Hội đồng vùng do Phó Thủ tướng làm chủ tịch.

Trung Chánh

(TBKTSG)

Có thể bạn cũng quan tâm

Giải pháp cho vấn đề nguồn nước vùng ĐBSCL

Làm gì để thúc đẩy hiệu quả liên kết vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

Làm gì để kéo “bánh răng” logistics vùng ĐBSCL tăng tốc?

Đề xuất bổ sung 4.000 tỉ đồng hỗ trợ phòng chống sạt lở ĐBSCL

Quy hoạch vùng ĐBSCL thể hiện khát vọng lớn

TỪ KHÓA:liên kết vùngvùng ĐBSCL
Bài trước Incheon là sân bay đầu tiên ở Hàn Quốc có xe buýt tự lái
Bài tiếp Dừng “siêu dự án” 140 ha của Tổng công ty HUD ở Hưng Yên
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Vietnam’s major cities push ahead with green bus revolution
News 10/05/2025
Quảng Trị mở rộng phát triển Khu kinh tế Đông Nam theo hướng công nghệ và môi trường
Kinh tế / Pháp luật 10/05/2025
Vốn đầu tư hạ tầng – ‘mạch’ tăng trưởng quan trọng của TPHCM
Đối thoại 10/05/2025
Áp dụng hiệu quả mô hình thông tin công trình cho các dự án đường sắt Việt Nam
Tin trong nước 09/05/2025
Trung tâm tài chính TPHCM: Vị thế và tương lai
Đối thoại 09/05/2025
Hội thảo “Thiết kế tiếp cận bình đẳng và chống chịu thiên tai cho công trình xây dựng”
Sự kiện 08/05/2025
Hiện thực hóa mục tiêu 100.000 căn nhà ở xã hội: Doanh nghiệp hiến kế, cam kết hành động
Bất động sản 08/05/2025
Hệ thống giao thông thông minh ở một số đô thị lớn trên giới
Nhìn ra thế giới 08/05/2025
Hà Nội có thêm 237 dự án nhà ở, khu đô thị
Kinh tế / Pháp luật 08/05/2025
Bất động sản công nghiệp: cần đổi mới cả chất và lượng
Bất động sản 07/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Phản biện

Thúc đẩy liên kết vùng, tạo động lực mới cho tăng trưởng

Ashui.com 27/01/2021
Kinh tế / Pháp luật

Hàng loạt dự án liên kết vùng Đồng bằng sông Cửu Long được đề xuất đầu tư

Ashui.com 01/11/2018
Góc nhìn

Để Cần Thơ phát triển gắn kết với cả vùng ĐBSCL

Ashui.com 19/08/2018
Bất động sản

Cơ hội từ liên kết vùng

Ashui.com 22/05/2018
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?