By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Quy hoạch chung TP.HCM theo mô hình đa trung tâm với 6 phân vùng
    Tạp chí Xây dựng 13/05/2025
    Điều chỉnh cục bộ quy hoạch sân bay Long Thành
    Báo Xây dựng 12/05/2025
    Chính phủ chính thức thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025
    TTXVN 11/05/2025
    [Cà phê Net Zero] Thiết kế bền vững trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng
    Ashui.com 11/05/2025
    Áp dụng hiệu quả mô hình thông tin công trình cho các dự án đường sắt Việt Nam
    Báo Xây dựng 09/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Tin trong nước

Liên minh cứu sông Mê Kông đề nghị hủy dự án thủy điện 2 tỉ đô la ở Lào

Ashui.com 02/06/2020
6 phút đọc
SHARE

Liên minh cứu sông Mekong (Save the Mekong Coalition) kêu gọi hủy bỏ dự án thủy điện Sanakham – một dự án có mức tổng mức đầu tư khoảng 2 tỉ đô la Mỹ – và kế hoạch xây dựng các đập khác trên dòng chính của con sông Mekong.

Trong bản thông báo với tiêu đề “Sông Mekong cần sự chuyển dịch năng lượng công bằng, không cần thêm những con đập hủy diệt” được Liên minh cứu sông Mê Kông công bố vào hôm nay, 2/6, tổ chức này đã đề nghị Chính phủ các nước vùng hạ lưu sông Mê Kông và Ủy hội sông Mê Kông (MRC) cùng giải quyết các vấn đề bức thiết về tác động của các đập hiện có.


Thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông ảnh hưởng đến sinh kế của hàng triệu người dân ở vùng hạ lưu.
(Ảnh: Trung Chánh)

Cần chuyển đổi năng lượng công bằng vì hệ sinh thái dòng Mê Kông

Theo đó, Liên minh cứu sông Mê Kông kêu gọi thực hiện việc đánh giá các phương án năng lượng toàn diện, trong đó, ưu tiên các phương án đảm bảo theo hướng chuyển đổi năng lượng công bằng nhằm bảo vệ hệ sinh thái sông Mê Kông; giải quyết các mối quan tâm hàng đầu về quá trình tham vấn trước, các vấn đề bức thiết về tác động của các đập hiện có đến môi trường và cộng đồng ven sông, bao gồm tác động xuyên biên giới, tình trạng mất nguồn sinh kế, ảnh hưởng đến đất đai và sự sống…

Thay vì xây dựng nhiều đập trên dòng chính dưới danh nghĩa “thủy điện bền vững” và dựa vào các biện pháp giảm thiểu tác động “vô căn cứ”, Chính phủ, các nhà phát triển và những tổ chức đầu tư tài chính cần ưu tiên giải quyết tác động của các đập đang hoạt động để cải thiện cuộc sống và sự an toàn của các cộng đồng bị ảnh hưởng, bản báo cáo viết.

Liên minh cứu sông Mê Kông cho rằng các đập trên dòng chính của sông Mê Kông là không cần thiết cho nhu cầu năng lượng của các nước trong khu vực. “Thái Lan, nơi được cho là mua nhiều điện từ các đập trên dòng chính, có mức độ dự trữ điện rất lớn”, Liên minh cứu sông Mê Kông cho biết và dẫn chứng mức dự trữ điện trong năm 2020 của Thái Lan có thể lên tới 40%, tương đương khoảng 18.000 MW –con số cao hơn so với tổng công suất lắp đặt của tất cả các đập trên dòng chính hạ lưu sông Mê Kông.

Đã đến lúc phải dừng vĩnh viễn

Liên minh cứu sông Mê Kông cũng cho rằng, bây giờ chính là lúc dừng vĩnh viễn các đập trên dòng chính sông Mê Kông, ưu tiên cho các dự án năng lượng bền vững và công bằng. Bởi vì, nhiều khả năng cho thấy việc khai thác năng lượng tái tạo có nhiều tiềm năng, cùng với đó là những tiến bộ nhanh chóng về công nghệ sản xuất, truyền tải và dự trữ với chi phí ngày càng giảm, có thể giúp hiện thực hóa việc tiếp cận và đảm bảo an ninh năng lượng cho người dân và các nền kinh tế trong khu vực.

Trước đó, vào ngày 11/5, MRC thông báo dự án thủy điện Sanakham tại Lào sẽ trải qua quy trình tham vấn trước (PNPCA). Đây là dự án thủy điện thứ 6 trên dòng chính hạ lưu sông Mê Kông.

Theo đó, đập thủy điện Sanakham có công suất lắp đặt 684 MW, ước tính cần 2 tỉ đô la Mỹ để đầu tư và được xây dựng trong tám năm. Đập Sanakham được đề xuất xây dựng tại vị trí cách biên giới Thái Lan – Lào khoảng 2km về phía thượng lưu.

Dự kiến, gần như toàn bộ nguồn điện được tạo ra từ đập Sanakham sẽ được bán sang Thái Lan. Tuy nhiên, như đã nêu ở trên, lượng thặng dư điện của Thái Lan hiện rất lớn, thậm chí còn tăng nhiều hơn khi nền kinh tế suy giảm vì đại dịch Covid-19.

Theo Liên minh cứu sông Mê Kông, hầu hết nội dung trong đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và xã hội xuyên biên giới của đập Sanakham và đánh giá tác động tích lũy đều đã lỗi thời và được sao chép nội dung từ bản đánh giá đập thủy điện Pak Lay – dự án vốn cũng bị phản đối rất nhiều.

Trung Chánh

(TBKTSG)

Có thể bạn cũng quan tâm

Cùng vẽ bản đồ kinh tế – xã hội lưu vực sông Mêkông trong tương lai

Biến đổi khí hậu ở lưu vực sông Mêkông dưới lăng kính mới: Sông Mêkông trước mối quan hệ Nhân–Thiên và Nhân–Nhân

Ai vô can với dòng sông?

Nước sông Mekong là tài nguyên chung

Từ vỡ đập thủy điện Lào nghĩ tới an toàn của 7.000 hồ chứa tại Việt Nam

TỪ KHÓA:Liên minh cứu sông Mekongsông Mekongthủy điện Sanakham
Bài trước Hàng trăm dự án treo ở TPHCM đang chờ kích hoạt
Bài tiếp Singapore và Malaysia tiếp tục trì hoãn dự án đường sắt cao tốc
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Quy hoạch chung TP.HCM theo mô hình đa trung tâm với 6 phân vùng
Tin trong nước 13/05/2025
TPHCM trước ngưỡng cửa trở thành đô thị dịch vụ hàng đầu
Đối thoại 13/05/2025
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch sân bay Long Thành
Tin trong nước 12/05/2025
TS. Lê Đạt Chí: Thời cơ hiếm có của Trung tâm tài chính quốc tế TPHCM
Đối thoại 12/05/2025
Phân cấp lại thẩm quyền Thủ tướng, bộ trưởng, chủ tịch tỉnh về quy hoạch khi sáp nhập
Kinh tế / Pháp luật 11/05/2025
Chính phủ chính thức thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025
Tin trong nước 11/05/2025
[Cà phê Net Zero] Thiết kế bền vững trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng
Sự kiện 11/05/2025
Vietnam’s major cities push ahead with green bus revolution
News 10/05/2025
Quảng Trị mở rộng phát triển Khu kinh tế Đông Nam theo hướng công nghệ và môi trường
Kinh tế / Pháp luật 10/05/2025
Vốn đầu tư hạ tầng – ‘mạch’ tăng trưởng quan trọng của TPHCM
Đối thoại 10/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Năng lượng - Môi trường

Tham vấn quốc gia về xây dựng công trình thủy điện Don Sahong

Ashui.com 22/12/2014
Góc nhìn

Để dòng Mekong là tài sản chung

Ashui.com 07/03/2013
Tin trong nước

Nghiên cứu chuyên sâu các tác động bất lợi tới vùng hạ lưu sông Mekong

Ashui.com 13/07/2012
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?