By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Hội thảo “Từ BIM cộng tác đến BIM tích hợp AI”
    Báo Xây dựng 05/07/2025
    Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch phục hồi Di tích Khu đền tháp Mỹ Sơn
    Báo Xây dựng 01/07/2025
    Cả nước công bố Nghị quyết, Quyết định sáp nhập đơn vị hành chính
    VnEconomy 30/06/2025
    Thông qua Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
    QuocHoi.VN 27/06/2025
    TP Hồ Chí Minh có thêm nhiều tuyến xe buýt sử dụng nhiên liệu “sạch”
    VnEconomy 26/06/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Phản biện

Lũ uy hiếp các khu công nghiệp

Ashui.com 02/08/2018
8 phút đọc
SHARE

Hiện nay, các khu công nghiệp nằm ở khu vực đồng bằng, nơi có cao độ thấp so với mực nước lũ thiết kế. Đây được xem là một trong những rủi ro trong thu hút đầu tư trong thời gian tới. 

Rủi ro đầu tư vốn được xem là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư. Đặc biệt là hoạt động đầu tư vào các khu công nghiệp có giá trị đầu tư lớn.  


Sau khi thủy điện Hòa Bình xả lũ, tỉnh lộ 421B, đường dẫn vào nhiều KCN ngập lụt, các phương tiện qua đây gặp nhiều khó khăn. (Ảnh: Minh Quân) 

Các khu công nghiệp đều bị lũ “uy hiếp”

Trong “Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, có xét đến 2030, với mục tiêu xây dựng nền công nghiệp hiện đại, có sức cạnh tranh cao, giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường: đột phá vào những ngành, sản phẩm sử dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến…”, Hà Nội đã thành lập mới 52 cụm công nghiệp, với tổng diện tích khoảng 596 ha. 

Điều đáng nói, thông tin từ quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết của từng tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố Hà Nội đã chỉ ra: Các khu công nghiệp hiện nay hầu hết nằm ở khu vực đồng bằng, nơi có cao độ thấp so với mực nước lũ thiết kế.

Cụ thể, mực nước lũ sông Hồng thường cao hơn mặt ruộng đồng bằng 4-5m, có những năm cao đến 4-6m, có tới 3 năm đặc biệt cao hơn mặt ruộng đến 8-9m… Trong gần 100 năm qua thì có khoảng 73% số mức nước từ bao động I đến báo động III (từ 9,5 – 11,5m ở Hà Nội), trong khi đó đồng ruộng của đồng bằng phần lớn dưới cao độ 5 – 5,5m. 

Nguyên nhân được chỉ ra khiến cho các khu công nghiệp tại Hà Nội hiện nay đều nằm trong sự uy hiếp của lũ, chính bắt nguồn từ đặc điểm địa hình của đồng bằng sông Hồng – là vùng bồi tích nhiều năm do nước sông tràn vào, đem theo các phù sa. 

Hiện nay, kịch bản phòng chống lũ mới dừng ở chiến lược phòng chống thiên tai mà chưa có các phương án và biện pháp cho từng tình huống cụ thể. 

Chính vì vậy, dường như điều này ảnh hưởng đến kỳ vọng thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp tại Hà Nội trong thời gian tới. Ngoài ra, được biết, một trong những tiêu chí ưu tiên hàng đầu của Ngân hàng Thế giới (WB) trong hoạt động cho vay đó là đánh giá và quản lý các rủi ro và tác động môi trường, xã hội. Theo đó, WB không chỉ xét những rủi ro do dự án vay vốn có thể gây ra, mà còn xem xét rủi ro của các công trình, dự án liên quan. Đối với các hoạt động đầu tư vào các khu công nghiệp, các công trình liên quan, nằm trong danh mục đánh giá và quản lý rủi ro đó là sự bảo vệ của hệ thống đê. Như vậy không chỉ Hà Nội, mà các tỉnh xung quanh như Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Bắc Ninh cũng có những địa hình đồng bằng, nếu khu công nghiệp được xây dựng trong đó cũng sẽ bị uy hiếp bởi lũ các sông. 

Không thể thiếu kịch bản công tác phòng chống lũ

Xuất phát từ thực tế trên, việc nâng cấp tiêu chuẩn thiết kế đê sông Hồng là điều cần thiết. Cụ thể, Việt Nam đã nâng cấp tiêu chuẩn thiết kế đê sông Hồng lên tới 0,2%, có nghĩa lũ thiết kế tương ứng 500 năm mới xảy ra một lần. Từ đó, thiết kế cho đê ở Hà Nội có cao trình +15,00.

Ngoài ra, hồ Hoà Bình thiết kế cũng có dung tích phòng lũ tới 4 tỷ mét khối nước, có nghĩa đầu mùa lũ, hồ có khả năng chứa được lũ, không xả về hạ du. Thêm nữa, công trình phân lũ Đập Đáy, với lưu lượng phân lũ tới 2.500m3/giây, cũng nhằm hạ thấp mực nước sông Hồng ở Hà Nội, khi lũ có khả năng vượt đỉnh đê. Nhờ quy trình này, trong nhiều năm qua, Hà Nội không bị đe doạ về lũ.

Tuy nhiên, những phương án phòng chống lũ trước đây có hiệu quả, thì nay trở nên không còn phù hợp với tình hình mới. Bởi biến đổi khí hậu, lũ xuất hiện bất thường. Điều đặc biệt đáng nói là do quy trình vận hành hồ, lấy lợi nhuận kinh tế làm chính, vừa do không gian thoát lũ của sông bị lấn chiếm… sẽ dẫn đến rủi ro cao cho đê Hà Nội, uy hiếp khu công nghiệp. Như vậy, điều cần thiết là tập trung giải pháp vào những quy định về dung tích dự phòng trong việc cắt lũ của các hồ chứa. Đó là việc giải toả lấn chiếm lòng dẫn, tăng thêm không gian chứa lũ của các lòng sông, theo xu thế chung của thế giới. Đó là đưa ra quy chuẩn vận hành hồ chứa an toàn cho hạ du.

Những quy định, quy chuẩn trên chỉ có hiệu quả khi xây dựng được những kịch bản trong công tác phòng chống lũ một cách cụ thể, tuỳ từng cấp nguy hiểm sẽ có biện pháp đối phó tương ứng. Bởi, hiện nay, kịch bản phòng chống lũ mới dừng ở chiến lược phòng chống thiên tai mà chưa có các phương án và biện pháp cho từng tình huống cụ thể. Vì vậy, rất khó dự báo về khí tượng thuỷ văn cho từng khu vực. Do vậy việc xây dựng kịch bản kết hợp với phương châm bốn tại chỗ là có hiệu quả thiết thực. 

GS.TS Vũ Trọng Hồng – Nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 

(Diễn đàn Doanh nghiệp) 

Có thể bạn cũng quan tâm

Tính chuyện căn cơ cho miền Trung

Ấn Độ phát triển thiết bị cảnh báo lũ bất ngờ cho châu Á

Lý thuyết thích ứng với lũ lụt: Cơ sở khoa học cho Thiết kế đô thị trong điều kiện thủy văn phức tạp

[English] Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức GIZ tuyển cán bộ dự án Flood Proofing

Lụt lịch sử, Thủ đô Paris ngập trong biển nước

TỪ KHÓA:hạ tầng khu công nghiệplũ lụt
Bài trước Đi tìm vai trò của tư vấn xanh
Bài tiếp Đến 2020 xây dựng nền tảng pháp lý phát triển đô thị thông minh
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Japan tops foreign investment in Danang hi-tech park
News 05/07/2025
Hội thảo “Từ BIM cộng tác đến BIM tích hợp AI”
Sự kiện 05/07/2025
Phát triển đô thị đa cực, phát huy lợi thế quy hoạch mới của TPHCM
Bất động sản 05/07/2025
Quản lý nước: Hơn 85% nhà vệ sinh ở Hồng Kông dùng nước biển để xả bồn cầu
Nhìn ra thế giới 05/07/2025
Hướng dẫn xác định giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội
Kinh tế / Pháp luật 04/07/2025
Hành trình giao thông không khói
Góc nhìn 04/07/2025
Sau sáp nhập, TP.HCM sẽ áp dụng bảng giá đất nào?
Kinh tế / Pháp luật 04/07/2025
An Cường – Hệ sinh thái vật liệu và giải pháp toàn diện từ gỗ công nghiệp
Trang trí nội thất 03/07/2025
Giải pháp nâng cao tính ứng dụng và tra cứu của hệ thống tiêu chuẩn thiết kế kiến trúc
Phản biện 03/07/2025
SCG chia sẻ mô hình ESG hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu Net Zero
Vật liệu xây dựng 03/07/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Tin thế giới

Nhiều thành phố ở Đức oằn mình chống chịu với nước lũ

Ashui.com 03/06/2016
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?