Là vật liệu chính trong những công trình xây dựng cổ đại, gạch nung với nét mộc mạc, hoài cổ vẫn được ưa chuộng trong nhiều tác phẩm kiến trúc hiện đại thế kỉ 20 và thế kỉ 21, trong đó có thể kể đến những công trình của Mies van der Rohe, Alvar Aalto, Frank Lloyd Wright hay Louis I. Kahn.
(Ảnh: admagazin.sk)
Gạch nung là một trong những vật liệu xây dựng có mặt sớm nhất của con người và được sử dụng trong kiến trúc từ hàng nghìn năm. Những viên gạch chịu lửa đầu tiên in đậm dấu ấn của mình trong công trình quần thể đền tháp Ziggurat ở Ur của người Lưỡng Hà cổ đại (2100 trước Công nguyên). Ngoài ra, gạch nung cũng ghi dấu tích trong những công trình nhà tắm Caracalla tại Roma nước Ý (216 sau Công nguyên) hay ngọn Stupa (công trình tháp thờ, lăng mộ, thánh tích) – Jetavanaramaya cao 122m tại Anuradhapura, Sri Lanka (273-301), được xây nên từ hơn 93 triệu viên gạch. Gạch được sử dụng như là vật liệu chính trong nhiều công trình kiến trúc cổ xưa nổi tiếng như Vạn Lý Trường Thành, khởi công vào năm 300 trước Công nguyên; hay Nhà thờ Hồi giáo Djenne tại Mali được xây dựng lại vào đầu thế kỉ 19 và sử dụng nguyên liệu gạch bùn.
Học viện điện ảnh Kantana, Kantana, Thái Lan. (Ảnh: ArchDaily)
Những kiệt tác kiến trúc cổ đại được xây nên từ gạch nung là nguồn cảm hứng bất tận cho những kiến trúc sư của thời đại mới, những người không ngừng tìm tòi, khám phá và khai thác thêm những ưu điểm của loại hình vật liệu xây dựng này, từ đó tạo nên không chỉ những công trình kiến trúc tôn giáo, tòa nhà Chính phủ mà còn cả những trung tâm văn hóa nghệ thuật, khu tưởng niệm, hay thậm chí là những hầm rượu, chung cư. Nét mộc mạc, hoài cổ, giản dị của viên gạch đỏ kết hợp với phong cách kiến trúc hiện đại cùng những mảng màu đối lập mang đến cho công trình kiến trúc một nét đẹp rất mới nhưng cũng rất xưa.
Tòa nhà Quốc hội, Dhaka, Bangladesh.
Trong số những thiết kế kiến trúc tiêu biểu sử dụng gạch nung, có thể kể đến bảo tàng Robie House (Chicago) của kiến trúc sư Frank Lloyd Wright, với kiến trúc đường ngang lấy cảm hứng từ những miền thảo nguyên Trung Tây Hoa Kỳ; tòa nhà Quốc hội tại Bangladesh; trung tâm văn hóa tại Helsinki của Alvar Aalto với lối kiến trúc lượn sóng; bảo tàng nghệ thuật Kolumba của Peter Zumthor với cách sắp xếp gạch nung độc đáo tạo ra những lỗ hở nhỏ cho phép ánh sáng chiếu qua; hay nhiều công trình của Frank Lloyd Wright.
Bảo tàng Robie House, Chicago. (Ảnh: static.panoramio)
Bảo tàng nghệ thuật Kolumba, Đức. (Ảnh: Inexhibit)
Grosvenor Estate, London, Anh.
Islington Square, Manchester, Anh.
Nhà thờ Grundtvig, Đan Mạch. (Ảnh: insideoutarch.tumblr)
Anh Thư
(Báo Xây dựng /theo Marina Hemonet, admagazine.fr)
- Ngôi nhà hòa bình (HOPE) ở vùng biển Copenhagen / thiết kế: Junya Ishigami + Svendborg Architects
- Trung tâm Giáo dục Y khoa tại Phoenix (Mỹ) / thiết kế: CO Architects
- Tòa nhà căn hộ mới Sapphire Berlin có khả năng thanh lọc không khí thành phố
- Một số công trình trường học tiêu biểu dành cho người Điếc & Khiếm thính trên thế giới
- Tòa nhà năng lượng bền vững ở Heidelberg (Đức) / thiết kế: LAVA
- Cradle Towers (Trịnh Châu, Trung Quốc) / thiết kế: Tonkin Liu
- Tòa nhà Tao Zhu Yin Yuan (Taiwan) / thiết kế: Vincent Callebaut Architects
- Những dự án được mong đợi nhất trong năm 2017
- Dự án nhà ở Eunma tại Daechi-dong, Seoul / thiết kế: UNStudio + Heerim
- Trung tâm văn hóa thanh niên quốc tế Nam Kinh (Trung Quốc) / Zaha Hadid Architects