Ashui.com

Wednesday
Dec 11th
Home Chuyên mục Năng lượng - Môi trường Cách nào làm sống lại sông Tô Lịch?

Cách nào làm sống lại sông Tô Lịch?

Viết email In

Nước sông Tô Lịch đã và đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, nước đen, bốc mùi hôi thối rất khó chịu, gây bức xúc cho hàng trăm nghìn người dân sống hai bên bờ sông từ nhiều năm nay.

Hướng tới 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, TP lập phương án cải tạo, nâng cấp sông Tô Lịch để giải quyết những vấn đề bức xúc về tiêu thoát nước, ô nhiễm môi trường và cảnh quan trong khu vực. 

Hàng trăm cống nhỏ dân sinh đổ ra sông

Là một trong 4 con sông tiêu thoát chính của TP, song sông Tô Lịch chính là sông mẹ của 3 con sông còn lại (Kim Ngưu, Lừ, Sét). Cũng vì thế, từ nhiều năm nay, môi trường sông Tô Lịch đã ô nhiễm nghiêm trọng và bị coi là sông chết do phải gánh lượng nước thải chưa qua xử lý quá lớn.

  • Ảnh bên : Rác chất đống bên bờ sông Tô Lịch

Thống kê sơ bộ cho thấy, dọc tuyến sông Tô Lịch dài 14,6km có hơn 10 cửa xả lớn thu gom nước thải, khoảng 200 cống tròn đường kính 300 - 1.800mm và hàng trăm cống nhỏ dân sinh đổ ra sông. Đây chính là nguồn gây ô nhiễm chính cho sông Tô Lịch.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, trung bình một ngày đêm, sông Tô Lịch phải tiếp nhận trên 100.000m3 nước thải sinh hoạt và công nghiệp. Trong đó, khoảng 1/3 là nước thải công nghiệp chưa qua xử lý.

Mặc dù toàn bộ chiều dài 14,6km đã được cải tạo, nạo vét và kè 2 bờ, song tình trạng ô nhiễm của sông Tô Lịch vẫn được đánh giá là rất nghiêm trọng với các chỉ số vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần, hoàn toàn không thể sử dụng trong sinh hoạt, sản xuất, trồng trọt.

Theo Sở TNMT Hà Nội, nguyên tắc đầu tiên trong quá trình làm sống lại sông Tô Lịch là "không cống hóa mà để dòng chảy tự nhiên". Tiếp đó, để làm nước sông bớt ô nhiễm, sở này đề xuất xây dựng hệ thống cống bao dọc sông để thu gom nước thải về trạm xử lý tập trung tại cuối nguồn. Đồng thời, trên từng đoạn sông, sẽ xây dựng các trạm xử lý nước thải quy mô nhỏ, tập trung vào hơn 10 cửa xả lớn. Các trạm nhỏ này sẽ đặt ngầm dưới lòng sông, có quy mô tùy theo lưu lượng nước cần xử lý.

Liên quan tới các cơ sở sản xuất, khu đô thị dọc hai bên sông, ông Vũ Hồng Khanh - Phó Chủ tịch UBND TP - yêu cầu rà soát lại toàn bộ để ấn định lộ trình xử lý nước thải, không cho phép xả thải nước chưa qua xử lý ra sông. Ông Vũ Hồng Khanh khẳng định, TP sẽ chặn bằng được việc xả rác xuống sông: "Cùng với tuyên truyền, khuyến khích, sẽ có chế tài xử lý. Các quận, huyện dọc sông sẽ chịu trách nhiệm với TP...".

Lấy nước sông Nhuệ để thau rửa sông Tô Lịch?

Phương án khác được Sở TNMT HN đề xuất là việc sử dụng hóa chất, hoạt chất, chế phẩm để xử lý nước bề mặt theo từng đoạn hoặc theo từng cống xả chính. Đồng thời, tiến hành nạo vét thường xuyên. Đây là giải pháp tình thế để có thể xử lý, phục hồi, làm sạch tạm thời chất lượng nước sông trong thời gian ngắn, phạm vi nhỏ, để chuẩn bị cho việc xây dựng và triển khai các phương án cải tạo lâu dài.

  • Ảnh bên : Ngày nào các công nhân vệ sinh môi trường cũng phải rất vất vả với công việc dọn rác trên sông.

Một trong những biện pháp quan trọng khác để giảm ô nhiễm cho sông Tô Lịch - được Sở TNMT đề xuất là bổ cập nước cho sông. Theo ông Phạm Văn Khánh - Phó Giám đốc Sở TNMT Hà Nội - để cải thiện khả năng tiêu thoát, duy trì cân bằng nước và pha loãng nồng độ ô nhiễm, cần bổ cập thêm nước tự nhiên cho sông Tô Lịch.
 
Để làm được điều này, có một số phương án khác nhau như lấy nước từ hồ Tây, các hồ điều hòa, sông Hồng, sông Nhuệ. Trong đó, có thể lấy nước sông Hồng vào dòng chảy sông Tô Lịch theo hướng khai thông dòng chảy cũ hoặc đấu nối thông qua sông Nhuệ. Địa hình dòng chảy của các sông hiện tại cho thấy, có thể đảm bảo cao độ dòng chảy...

Đại diện Sở QHKT Hà Nội cho rằng, do ý tưởng lấy nước sông Hồng sẽ gặp nhiều khó khăn, có thể lựa chọn lấy nước sông Nhuệ để thau rửa sông Tô Lịch. Tuy vậy, nước sông Nhuệ phải được lấy từ đầu sông, chứ nếu lấy đoạn giữa thì không có ý nghĩa bởi chính sông Nhuệ - đoạn qua Hà Nội cũng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.
 
Ông Đỗ Viết Chiến - Phó Giám đốc Sở QHKT - nhận định, có thể dùng phương án lấy nước sông Nhuệ qua trạm bơm Xuân Phương, chảy qua mương ở đường Nguyễn Hoàng Tôn và đổ vào sông Tô Lịch ở đường Hoàng Quốc Việt.

  • Ảnh bên : Những cống thải trực tiếp ra sông Tô Lịch - thủ phạm gây ô nhiễm.

Đánh giá phương án này là "khả thi", song Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Hồng Khanh - Phó Chủ tịch UBND TP - yêu cầu xem xét lại quy hoạch toàn tuyến cũng như cân nhắc kỹ các yếu tố liên quan trước khi lựa chọn phương án để chính thức trình UBND TP thông qua. Theo dự kiến, đến tháng 6.2009 TP sẽ thông qua phương án cải tạo, nâng cấp sông Tô Lịch, sau đó sẽ đưa ra lộ trình cụ thể để "làm sống lại" sông Tô Lịch.

Như vậy, cho đến hôm nay vẫn chưa có phương án chọn để "làm sống lại sông Tô Lịch", trong khi đó một số phương án đều đòi hỏi một núi tiền. Đây cũng là điều nan giải, cần phải có những giải pháp đồng bộ, khoa học và... táo bạo.

Xuân Thu 

>> Nguồn nước sạch, trong cho sông hồ Hà Nội 

>> Những nhà máy xử lý nuớc thải tỷ đô có làm sông hồ Hà Nội sạch trong? 

 

Lời bình  

 
+1 # Tran Van Thanh 02/04/2011 18:28
Muon lam sach duoc song to lich can phai co dau tu lon cua nha nuoc, truoc het la lam he thong nuoc thai cua thanh pho thay cho he thong nuoc thai cua Phap da cu va hu hong, nguon nuoc thai chay ra ngoai o Ha noi phai co he thong bom loc tuan hoan, sau khi hoan tat phai triet tieu duoc nuoc thai ra song To Lich, hut can nuoc roi nao vet mo rong song, ke 2 ben bang gach be tong lo de giup cho nguon thuy san co cho song de hoi sinh, lam duong 2 ben sach se chac chan se khong ai vut rac ra nhung noi sinh thai nhu vay. Mong moi nguoi cung chung tay lam sach moi truong.
Cm on su chu y cua doc gia.
TranThanh
Trả lời | Trả lời kèm trích dẫn | Trích dẫn
 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo