Ashui.com

Sunday
Nov 03rd
Home Chuyên mục Quy hoạch đô thị Chợ Lớn - khu vực đóng vai trò quan trọng trong tương lai TPHCM

Chợ Lớn - khu vực đóng vai trò quan trọng trong tương lai TPHCM

Viết email In

Một tương lai tươi sáng và thịnh vượng sẽ ở trước mắt nếu như Thành phố Hồ Chí Minh đi theo một lộ trình phát triển cân bằng. Để đạt được mục tiêu này, nhân tố quan trọng nhất là việc thực hiện Kế hoạch tổng thể năm 2025, nhằm đưa thành phố trở thành một trung tâm dịch vụ của thế giới và là khu vực công nghiệp mang lại giá trị của khu vực Đông Nam Á. Đến năm 2025, 10 triệu dân sẽ phân bố trong một mô hình đa trung tâm, sáu khu vệ tinh mới được kết nối với khu vực đô thị hiện tại thông qua hệ thống các đường giao thông công cộng, đường cao tốc trên cao, và các cầu, đường hầm qua sông Sài Gòn và Đồng Nai. Ngoài khu vực trọng điểm là Quận 1, Thủ Thiêm và Chợ Lớn sẽ là những điểm nút quan trọng ở một thành phố có mức sống cao như TP Hồ Chí Minh.


Chợ Lớn (Chợ Bình Tây) năm 1955

Chợ Lớn là tài sản quan trọng giúp đạt được các mục tiêu trong Kế hoạch tổng thể 2025. Một trung tâm thương mại hợp nhất được quản lý bởi các chính sách hướng đến việc tạo ra các dịch vụ tài chính hỗ trợ cho thương mại quốc tế, sẽ làm tăng năng lực hiện có của quận 1.

Trở lại lịch sử Chợ Lớn từ thế kỷ 17, khi những người nhập cư từ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đến định cư, nơi này ngày nay là Triệu Quán Phúc, cách Sài Gòn khoảng 11 km. Chợ Lớn dần dần trở thành trung tâm kinh doanh nhộn nhịp nhất miền Nam Việt Nam. Ngày nay, dân số ở đây là 67.000 người, kinh doanh và dịch vụ chiếm khoảng 65% lực lượng lao động. Kỹ năng cùng với mật độ đô thị (không quá thấp và không quá đông) là một nét đặc trưng của các trung tâm dịch vụ quốc tế. Với 411 người trên mỗi ha, mật độ dân số của Chợ Lớn cao hơn so với Hồng Kông và Singapore. Các mô hình đô thị, kết quả từ việc thực hiện Kế hoạch tổng thể phải mang lại chất lượng cuộc sống cho mật độ dân cư hiện tại, tránh xảy ra hiện tượng quá tải.


Rue du Marché bên hông Chợ Cũ (chợ trung tâm của Chợ Lớn xưa), nay là đường Mạc Cửu, nhìn về phía Chợ cá trên đường Tổng Đốc Phương


Đại lộ Đồng Khánh


Ngã tư Tổng Đốc Phương - Đồng Khánh (ngày nay là Châu Văn Liêm - Trần Hưng Đạo). Đường rầy xe điện rẽ về bên trái vào đường Đồng Khánh đi về phía trung tâm Sài Gòn.


Xe điện Sài Gòn - Chợ Lớn trên đường Boulevard Gallieni (Đ. Trần Hưng Đạo ngày nay)


Tòa Hành chánh Chợ Lớn. Đây là Dinh Xã Tây của thành phố Chợ Lớn, mà dấu vết ngày nay không còn để lại gì. Chỉ còn một bằng chứng về địa điểm này, đó là cái chợ nhỏ tên là Chợ Xã Tây ở cuối con đường Phù Đổng 

"Chợ Lớn sẽ là một đột phá ở một thành phố có tiềm năng phát triển", Pablo Vaggione, đối tác sáng lập của thiết kế thành thị (DCU) khẳng định. Tư vấn Tây Ban Nha, người chuyên về chiến lược quy hoạch đô thị và phát triển của các thành phố mới nổi trên toàn thế giới, được bổ nhiệm vào tháng 10 năm 2010 bởi Sở Quy hoạch - Kiến trúc của Uỷ ban nhân dân Thành phố để chuẩn bị kế hoạch Bảo tồn và Phát triển Chợ Lớn. "Chúng tôi đã làm việc ở các thành phố trọng điểm đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, từ Brazil đến Trung Quốc và các thành phố đã phát triển như London và New York, nhưng chúng ta hiếm khi nhìn thấy một thành phố tiềm năng và hứa hẹn nhiều cơ hội như TP Hồ Chí Minh. Cơ hội của Chợ Lớn đặt ra là làm thế nào để kết hợp được các di sản phong phú của quá khứ và sức mạnh của thời đại mới".

Một thành phố phát triển nhanh như TP Hồ Chí Minh đi cùng với sự phát triển của khu vực nội thị. Điều này cũng phù hợp với mục tiêu trở thành một trung tâm thu hút công nhân và các công ty đa quốc gia tài năng. Bảo tồn lịch sử đa văn hóa của thành phố là một yếu tố quan trọng trong chiến lược này. Lịch sử của Chợ Lớn được thể hiện thông qua các ngôi đền theo kiểu Trung Quốc, chợ Bình Tây, và nhiều cửa hàng buôn bán truyền thống, một đặc thù của cùng Đông Nam Á. Một Chợ Lớn được bảo tồn sẽ là chất xúc tác cho sự phát triển của ngành công nghiệp du lịch, khuyến khích họ chi tiêu và dành thời gian nhiều hơn. Đầu những năm 1980, Singapore định phá dỡ khu phố người Tàu, cũng tương tự như Chợ Lớn. Những chính sách có tầm nhìn sách đã thúc đẩy việc bảo tồn và tái sử dụng, làm cho nó trở thành một điểm đến du lịch hàng đầu và là một nguồn thu nhập cho cả hai thành phố và cộng đồng địa phương.


Chợ Lớn ngày nay

Kế hoạch Bảo tồn và Phát triển (CDP) Chợ Lớn cung cấp các hướng dẫn phục hồi chức năng của di sản được xây dựng, khéo léo đưa những phát triển mới vào khu vực, và cải thiện không gian công cộng của nó. Sự lãnh đạo của Sở Quy hoạch - Kiến trúc, UBND TP Hồ Chí Minh, hợp tác với các nhà chức trách của Quận 5 và 6, và sự hỗ trợ của các Trung tâm Nghiên cứu Kiến trúc là rất quan trọng cho sự thành công của kế hoạch. Kế hoạch này đã nhận được nhiều khen ngợi trong các diễn đàn quốc tế bao gồm Ngân hàng Phát triển Châu Á và Hiệp hội quốc tế các nhà quy hoạch thành phố và khu vực, có trụ sở tại Hà Lan.

CDP đã cân nhắc những góc nhìn của cộng đồng từ khi khởi phát. Lê Diệu Anh, một chuyên gia DCU, tin rằng "việc tiến hành hội thảo lập bản đồ xã hội và phỏng vấn hộ gia đình sẽ đảm bảo rằng các quan điểm của cộng đồng được đưa vào các khuyến nghị của kế hoạch. Điều này là rất quan trọng cho sự thành công lâu dài của Chợ Lớn". Ngoài ra, kế hoạch tập hợp được các chuyên gia và nhân viên kỹ thuật của các phòng sở thành phố khác nhau (quy hoạch, xây dựng, giao thông vận tải, văn hóa và bảo tồn) đã giúp định hình kế hoạch. "Mặc dù nó mất nhiều thời gian hơn nhưng cách tiếp cận có sự tham gia này cho phép xây dựng một tầm nhìn tập thể, nơi mà vấn đề được giải quyết bởi nỗ lực của một nhóm: chúng ta sẽ có những ý tưởng tốt hơn và liệu trước được các trở ngại có thể gặp phải" - Elda Solloso, Chuyên gia Quy hoạch tại DCU.


Một quan điểm của khu vực tái sinh ở Nguyễn Anh


Một hình ảnh của một mặt tiền tái sinh ở Triệu Quán Phúc


Một hình ảnh khác trên con đường Triệu Quán Phúc


Một góc nhìn của một khu vực tái sinh ở Phú Định

Tư vấn xây dựng cơ sở dữ liệu GIS để củng cố thông tin thu được từ các phòng ban khác nhau, thành phố trực thuộc Trung ương và từ các cuộc điều tra cộng đồng và di sản. Để hiểu rõ hơn về sự phát triển của Chợ Lớn, DCU tham khảo địa lý một số bản đồ lịch sử tư năm 1815 với cách bố trí hiện tại. Borja López, chuyên gia GIS của DCU, tin rằng “hiểu biết các mô hình đô thị đã phát triển như thế nào giúp chúng tôi cung cấp cho các giải pháp bền vững cho tương lai".

Các ngôi đền lịch sử của Hội Minh Hương (liệt kê trong năm 1993), Tuệ Thành Hội Quán, Phú Nghĩa Hội Quán có trật tự tốt và cung cấp một trung tâm lịch sử rất quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay chỉ một số ít khách du lịch ghé thăm, dành trung bình hai giờ và rất ít tiền trong khu vực. Ngoài đền thờ, Chợ Lớn có mật độ cao các cửa hàng mặt phố trước năm 1945, đặc biệt là trên phố Triệu Quang Phục, đường phố Trần Hưng Đạo và Nguyễn Trãi. Những công trình này đem đến một đặc điểm độc đáo cho khu vực, mặc dù nhiều mặt tiền đang ở trong tình trạng xuống cấp hoặc mất đi các đặc điểm lịch sử do bị che lấp bởi biển quảng cáo. Nhiêu cửa hàng mặt phố nhiều đã bị mất hoàn toàn.

Kế hoạch đề nghị hành động để bảo vệ các di sản lịch sử. "Di sản của Chợ Lớn có thể nuôi dưỡng văn hóa du lịch phát triển mạnh đem lại lợi ích cho các huyện và TP HCM. Chúng ta đã học đuợc răng cần bắt buộc hành động không chậm trễ để lưu giữ các tòa nhà di sản. Một khi chúng bị mất, chúng sẽ bị mất mãi mãi", Vaggione. Để góp phần vào mục tiêu này, Kế hoạch Bảo tồn và Phát triển cung cấp các nguyên tắc cho khu vực, và hướng dẫn cụ thể bảo tồn và tái sử dụng được áp dụng đối với tài sản di sản. Áp dụng các chính sách này, một dự án thí điểm có thể được thực hiện trong thời gian rất gần. Như vậy dự án sẽ bao gồm sự phục hồi của hai hoặc ba khối của các cửa hàng mặt phố lịch sử ở trung tâm của Chợ Lớn, thúc đẩy tái sử dụng chúng cho các hoạt động đại học, và tạo ra một không gian công cộng dành cho người đi bộ, do đó nhanh chóng phát triển một nhóm các hoạt động du lịch và cộng đồng. 


Một mô hình trên máy tính các khu vực của các góc của Hải Thượng Lãn Ông và đại lộ Đông Tây

Hợp lưu của Hải Thượng Lãn Ông và đại lộ Đông-Tây đánh dấu các mặt tiền của Chợ Lớn trong thế kỷ 21. Việc phá dỡ các tòa nhà xây dựng đường cao tốc đã dẫn đến một cạnh đô thị không đầy đủ, mở ra cơ hội cho xây dựng mới. CDP minh họa cách khu vực này có thể được phát triển trong trung hạn. Đồng ý để phát triển sử dụng hỗn hợp với bục và tháp tạo ra một mặt tiền cho đường cao tốc và kênh Tàu Hũ, thiết kế một loạt các quảng trường công cộng quy mô con người kết nối với đường phố cho người đi bộ sẽ tiếp tục truyền thống của các ngõ hẻm của Chợ Lớn. Với hai trạm tàu điện ngầm ở gần, một đường giao thông công cộng được quy hoạch dọc theo đại lộ Đông-Tây, việc làm sạch kênh Tàu Hũ, và chuyển đổi bờ sông thành một công viên công cộng tuyến tính, đây sẽ là một khu vực vô cùng mong muốn cho cả doanh nghiệp và người dân. Taxi nước, một nam châm tiềm năng của du lịch, có thể hoạt động trên kênh. Kế hoạch này đề nghị coi đường cao tốc như một dự án chuyển đổi: một công viên cắt ngang toàn thành phố cung cấp một cơ sở hạ tầng xanh cần thiết để cải thiện chất lượng cuộc sống.

Chợ Bình Tây là một cột mốc và công cu kinh tế. Các cộng đồng địa phương và DPA hình dung rằng chợ có thể đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của du lịch. Việc thực hiện của CDP sẽ chuyển đổi chợ Bình Tây thành của điểm thu hút khách du lịch trong khi vẫn duy trì vai trò địa phương của nó. Một không gian công cộng dọc theo phía nam chợ sẽ được tạo ra để bán hàng rong di động có trật tự phù hợp. Việc tổ chức lại giao thông, đi bộ hoá và một trung tâm thương mại lớn với các công trình xanh và hang quán sẽ dẫn chợ đến kênh Hàng Bàng, Kênh được xây dựng trong thế kỷ 19 để di chuyển hàng hóa từ đồng bằng sông Cửu Long, nay đã bị ô nhiễm. Điều này cần được ngăn chặn. Uỷ ban nhân dân Thành phố đã bày tỏ mong muốn làm sạch các kênh và biến nó thành một không gian dân sự quan trọng, và có nhiều tiền lệ của thành phố đã vượt qua vấn đề tương tự. Di dời các khu định cư phi chính thức và phục hồi sẽ tạo ra một nguồn của cải và cải thiện chất lượng cuộc sống ở Chợ Lớn.

CDP cung cấp một khuôn khổ biến Chợ Lớn trở thành một không gian đô thị tốt hơn, cung cấp cho Thành phố Hồ Chí Minh cảm giác tự hào về lịch sử và không gian cho các cơ hội kinh tế của ngày mai.

Giới thiệu về nhóm thực hiện quy hoạch:

Nhóm Thiết kế đô thị hội tụ (DCU) đã tập hợp được các chuyên gia đô thị đến chia sẻ các chiến lược làm tăng sức cạnh tranh và phát triển bền vững của các thành phố. DCU hóa giải các giá trị đô thị qua một cách tiếp cận đa ngành có sự tham gia đến chính sách, quy hoạch và thiết kế đô thị.  Sản phẩm của DCU bao gồm kiểm toán, phát triển chiến lược thành phố, bảo tồn cho các kế hoạch phát triển đặc biệt là kế hoạch tổng thể. Việc tham đã được thực hiện ở Azerbaijan, Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Italy, Kenya, Lào, Hà Lan, Tây Ban Nha, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ và Việt Nam, trong đó dự án ở thành phố Madrid đã nhận được Giải thưởng Lãnh đạo thế giới năm 2007.

Nhóm nghiên cứu về Bảo tồn Chợ Lớn và xây dựng Kế hoạch phát triển bao gồm Pablo Vaggione, Trưởng nhóm, Lê Diệu Anh, Điều phối viên dự án; Elda Solloso, Chuyên gia chính sách đô thị, Borja López, Chuyên gia GIS; Mona Serageldin, Chuyên gia Phát triển thể chế; Huỳnh Thị Ngọc Tuyết, Chuyên gia phát triển xã hội; Stephen Bond, Minja Yang, chuyên gia di sản; Manuel Sanchez-Vera, Thiết kế đô thị; và Sumeth Sukapanpotharam, Cố vấn khu vực tư nhân.

Vicente Carbona (*) / Thanh Hằng - Phương Linh (dịch)

(Bài đã được đăng trên Tạp chí Quy hoạch Đô thị số 09 - 2012)

Chú thích: (*) Vicente Carbona là một nhà báo, một tác giả đang tác nghiệp ở Tây Ban Nha. Hiểu biết của ông về các vấn đề đô thị là rất đáng ngưỡng mộ, bởi nó được xây dựng từ những kiến thức nền tảng ở Mỹ và châu Âu. Ông là người tiên phong ủng hộ cho các sáng kiến của 100 thành phố trong chương trình Chiến lược đô thị toàn cầu của UN-HABITAT.

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo