By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
    KTSG Online 17/05/2025
    Cả nước hoàn thành 11 dự án nhà ở xã hội trong quí 1-2025
    KTSG Online 16/05/2025
    Năng lượng xanh trong khu công nghiệp: “Chìa khóa” để Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững
    Ashui.com 16/05/2025
    Tháp Senna – tòa nhà dân cư cao nhất thế giới
    Ashui.com 15/05/2025
    Kinh tế Việt Nam trước nhịp mới: Cơ hội và thách thức cho khu công nghiệp sinh thái
    Ashui.com 15/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Quy hoạch đô thị

Thành phố Hồ Chí Minh, hướng tới thế kỷ 21

Ashui.com 05/06/2012
19 phút đọc
SHARE

Sài Gòn là nơi người Kh’mer cư ngụ đầu tiên, trước khi người Việt bị thu hút bởi cả một vùng đồng bằng trù phú tới đây từ nhiều thế kỷ trước, để sau đó có tên chính thức là Sài Gòn với sự thành lập của Xứ Nam Kỳ (Cochinchine) dưới thời Pháp thuộc (năm 1859). Trung tâm kinh tế lớn nhất của Việt Nam – Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố năng động, sôi nổi, dám nghĩ dám làm, chí thú làm thương mại, thậm chí bướng bỉnh và quyết liệt – tiêu biểu cho tính khí Nam Bộ.

Địa bàn Thành phố nằm gọn trong khúc uốn của dòng sông Sài Gòn hiền hòa, bao quanh là một vùng đồng bằng xanh biếc với khí hậu nhiệt đới đặc trưng. Thành phố Hồ Chí Minh, gọi với cái tên cũ là Sài Gòn, đã trải qua một thế kỷ chịu ảnh hưởng chế độ thuộc địa Pháp và của hai cuộc chiến dai dẳng trước khi đất nước giành được độc lập. Thành phố hôm nay là một điển hình về năng động kinh tế, mức sống ở đây trội hơn hẳn so với mọi miền khác. Với tuổi đời rất trẻ – 300 năm, và với vị trí không thể tốt hơn tại Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh – Sài Gòn “Hòn ngọc Viễn đông” hôm nay tiếp tục tỏa sáng.
 
Ở vị trí giao lưu và giao thương thuận lợi, đón cư dân tứ xứ, Thành phố có những đặc điểm tương tự như New York. Vì lý do đó Thành phố có vị thế nổi trội song không phải là không có những “đám mây” đe dọa.
 
Khí hậu nhiệt đới cộng với địa lý đồng bằng sông Cửu Long khiến cho các cuộc định cư của con người và các công trình kiến trúc khó mà tồn tại lâu được. Hiếm khi ta còn được chứng kiến những đình chùa miếu mạo nguyên thủy, thủ phạm lớn nhất tàn phá những thành phố, làng mạc của người Kh’mer xưa chính là khí hậu nóng ẩm.
 
Vườn địa đàng trù phú và những khu dân cư đông đúc này hiện đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm. Bài toán đặt ra bởi biến đổi khí hậu với nguy cơ mực nước biển dâng cao quả là đáng sợ. Chưa hết, nguy cơ còn xuất phát từ những dự án thủy điện (Trung Quốc), dầu khí (Campuchia) tại thượng nguồn.
Thành phố giống như một cơ thể với đường sá chi chít có vai trò đem “nguồn dinh dưỡng” lan tỏa đi khắp mọi nơi. Xe máy có thể so sánh như những tế bào của cơ thể luôn trong tình trạng chuyển động. Nhịp sống đô thị, âm thanh của sự sống vang rền ban ngày để rồi tạm lắng xuống chỉ trong vài giờ lúc nửa đêm.
 
Âm thanh đường phố luôn gây khó chịu cho tai nghe, tíếng xe rồ ga, nhấn còi, cộng với tiếng động từ các quán cà phê, nhà hàng hoạt động không mệt mỏi. Các cửa hàng buôn bán khác thì chìm trong tiếng nhạc, mở cửa ngày đêm và đổ ra đường cả ngàn âm thanh và những ánh đèn đủ màu. Mùi xăng, mùi nhớt thoát ra từ hằng hà sa số đủ loại các động cơ xe hơi, xe máy, chỉ bớt đi phần nào mỗi khi mưa xuống hay thảng hoặc mùi thịt nướng của những nhà hàng làm át đi.  
 
Những kiến trúc gần đây nhất trông tựa như những bản sao của tổng hợp nhiều phong cách  trên thế giới. Tất nhiên cũng còn sót lại một vài kiến trúc thuộc địa  nhưng cũng đã bị “gặm nhấm” hay che lấp bởi những tòa nhà cơi nới hay xây dựng mới.  
 
Ngay tại trung tâm Thành phố, hàng ngày có thể chứng kiến những hình thức kiến trúc với những mặt tiền phủ kính toàn bộ khiến người ta không thể không nghĩ là chỉ để bán được nhiều máy điều hòa hơn và để khuyến khích tiêu thụ điện, trong khi ai cũng biết rằng chỉ trong vòng mười lăm năm nữa đất nước hết khả năng cung cấp đủ năng lượng. Vật liệu xây dựng thì nhập ngoại, hiếm khi phù hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm. Các quy phạm kiến trúc, xây dựng lại không có do đó sự quá đà là không thể tránh.  

  • Ảnh bên: Tòa nhà Bitexco với biểu tượng bông sen đã là tiếng súng phát lệnh. 

Quan sát kỹ những công trình mới xây dựng tại Thành phố, người ta có thể kết luận là có hai xu hướng kiến trúc vào đầu thế kỷ XXI này:

– Xu hướng thứ nhất: kiến trúc nhạy cảm với công nghệ mới, bền vững  và quan tâm đến môi trường, đến lợi ích xã hội. Đặc biệt là quan tâm đến khí hậu nhiệt đới, đến cách làm hiện nay và tương lai, đến kinh nghiệm và truyền thống.  

– Xu hướng thứ hai (thương mại): hoàn toàn tùy thuộc vào thị trường bất động sản vốn dĩ không ổn định, chỉ có thể làm ra những bản sao, nếu không theo mô típ “tân thuộc địa” thì là “tân phong cách Victoria”, pha một chút phong cách Á châu (mà cũng chưa chắc là đến từ châu Á). Tiêu biểu là những kiến trúc phong cách Singapore với mọi thứ cột Corinthe Hy Lạp, chẳng khác gì một cái lẩu kiến trúc và cũng chẳng nói lên được ý đồ là cái gì.

Thật đáng tiếc là đa số các công trình kiến trúc gần đây lại lấy nguồn cảm hứng từ xu hướng thứ hai.

“Một trong những khó khăn chính khi xây dựng trong môi trường nhiệt đới là làm sao tìm ra được một ngôn ngữ thiết kế gồm những tuyến, góc, mạng và bóng đổ chứ không đơn thuần là những mặt bằng, những khối đặc và những khối rỗng. Điều đó hàm ý một quá trình tự học, tự  tìm tòi, bởi lẽ trong suốt 200 năm qua, công tác đào tạo KTS dựa vào những giáo điều của nền kiến trúc Âu châu, vốn ở thế thượng phong và áp đảo” – KTS Tay Keng Soon.

Thực vậy, hàng ngày người ta chứng kiến sự lên ngôi của lọai hình kiến trúc già cỗi trên hai trăm tuổi nhưng lại được các chủ đầu tư đặc biệt ưa thích. Ví dụ nhà ở chung cư 30 tầng mang trên mình những cái mái sao chép kệch cỡm. Những cột giả cẩm thạch không có công năng chống đỡ và những đường gờ corniche cũng làm bằng chất liệu giả cẩm thạch chẳng có tác dụng gì trước tác động của nước. Đáng buồn thay khi phải chứng kiến mặt tiền nhà ở giống y như mặt tiền nhà văn phòng và tất cả y như mặt tiền Nhà hát Thành phố!

Người Việt Nam vốn rất nhạy bén, dễ thích nghi, tại sao lại thụ động như vậy? Chẳng lẽ Việt Nam cam chịu để cho “Hòn Ngọc Viễn Đông” ngày càng bị bê tông hóa. Chẳng lẽ người Sài Gòn khoanh tay chứng kiến cảnh nước sông rạch tràn lên bờ chỉ vì thiếu mặt bằng tiêu thoát nước. Chẳng lẽ ta chờ đến ngày các trung tâm thương mại ngầm dưới đất khai tử nét sống xã hội trên đường phố?

Có thể tự biện minh qua ví dụ của Singapore, Seoul hay Montréal là những nơi nổi tiếng với những công trình ngầm. Nhưng đó là chuyện của thế kỷ trước. Còn hiện nay thế giới đang phải «sống với lũ», với biến đổi khí hậu, với thắt lưng buộc bụng… Và khủng hoảng toàn cầu khiến chúng ta phải thay đổi tư duy quy họach để kiến tạo những không gian đơn giản, tự nhiên hơn, để sống và giao lưu, nhưng đó lại là những không gian “sống” thực sự.   

Cần nhìn thẳng vào thực tế, các tác động trực tiếp và gián tiếp của khủng hoảng toàn cầu, đặc biệt là hiện tượng lạm phát, lãi suất tín dụng cao ngất và nguy cơ giảm đầu tư nước ngoài… để tư duy, suy nghĩ thiết thực hơn trong công việc định hướng quy hoạch đô thị. 

Cần bắt đầu từ đâu để làm công việc này ?

Trước hết, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ luôn là một thành phố với nhiều công trình khác nhau và nhiều lớp tích hợp tại mỗi công trình. Hiện trạng phố xá với cây xanh hai bên đường đã là một minh chứng. Thực vậy, cây cao bóng cả đổ một thứ ánh sáng huyền ảo, trên nền nhựa của đường phố Sài Gòn. Kế đó là, Thành phố tương lai với 10 triệu dân sẽ phải là một thành phố đa cực, đa trung tâm.
 
Bố cục đô thị tại các vùng ven trung tâm hiện hữu là khá thuận lợi trong bài toán thông thoáng, giảm thiểu lưu lượng giao thông. Đơn cử, một hệ thống xe điện trên không sẽ giải tỏa đáng kể lưu lượng xe đi lại trên mặt đất. Đó còn là một phương tiện nối kết những trung tâm ngoại thành với các khu đại học và khu công nghiệp chẳng hạn. Xe điện trên không còn đem lại những yếu tố cảnh quan mới và một đường chân trời mà mọi cư dân có thể chiêm ngưỡng.
 
Thành phố Hồ Chí Minh có rất nhiều tiềm năng, điều mà Paris hay Amsterdam là những thành phố “khô cứng”, mơ không thấy. Những đổi thay xã hội bên trong thành phố hiện nay và những kinh nghiệm đô thị quốc tế là những điểm tích cực mà chúng ta có thể vận dụng. Nhiều lắm những khu phố cần thiết kế lại, trên nhiều bình diện và với nhiều cách đặt vấn đề khác nhau. Những di sản cần bảo tồn và tôn tạo, những mô hình nhà ở còn phải được kiến tạo, những tập quán sống còn phải duy trì trong sự trân trọng. Tính đa dạng và phong phú về phương diện cảnh tình, cảnh vật nay còn đang chờ để được tôn tạo và tôn vinh hơn nữa.
 
Việt Nam đã mòn mỏi trông đợi một bản sắc mới tương xứng với phát triển kinh tế của đất nước. Chắc chắn Thành phố Hồ Chí Minh sẽ làm được điều đó.

Quảng trường trung tâm Thủ Thiêm – Trung tâm mới của TP HCM

Năm 2008, chúng tôi đoạt giải cuộc thi ý tưởng thiết kế quảng trường trung tâm Thủ Thiêm. Đồ án của chúng tôi là một không gian biểu tượng của Thành phố, được nhấn mạnh bởi hai cây cầu đi bộ, đa chức năng, nằm bên bờ sông Sài Gòn, trực diện trung tâm lịch sử.
 
Được coi là điểm nhấn của Khu Đô thị mới Thủ Thiêm, là bộ mặt của Thành phố Hồ Chí Minh trong tương lai, cùng với bờ Tây sông Sài Gòn, Quảng trường và Công viên phía Thủ Thiêm sẽ là trung tâm thực sự của thành phố. Có thể nói đây là một vị trí và một bối cảnh cực kỳ hiếm có trên thế giới.

Ý tưởng ban đầu là một công viên – vườn cây, thể hiện bản sắc của nơi chốn, cho bây giờ và cho cả mai sau.
 
Từ đó, bốn năm đã trôi qua, thành phố Sài gòn tiếp tục biến đổi mạnh mẽ dù cuộc khủng hoảng kinh tế chưa chấm dứt. Đường hầm Thủ Thiêm cuối cùng cũng đã hoàn tất, khiến cho việc đi lại với bán đảo Thủ Thiêm trở nên dễ dàng.
 
Dự án Quảng trường Thủ thiêm đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp thực tiễn. Ý tưởng ban đầu vẫn được giữ nguyên: nước và gió kết hợp với nền đất xốp ẩm. Quan hệ giữa đô thị và thiên nhiên luôn hiện diện. Kiến trúc và không gian mở luôn hòa quyện với nhau trong khuôn khổ một dự án cộng đồng.

Quảng trường và Công viên bờ sông sẽ là một không gian công cộng đa chiều, uyển chuyển kết hợp ba công năng sử dụng chính : chính trị, văn hóa và thường nhật. Các khu vực công năng sẽ được tổ chức theo một lô-gíc thông suốt trục không gian Tây – Đông,  từ không gian dành cho lễ hội chính trị, ở đầu sông Sài Gòn và đối diện với trung tâm hiện hữu, tới không gian vui chơi giải trí ở đầu hồ trung tâm bên trong bán đảo Thủ Thiêm. Và có những khu vực đáp ứng nhiều công năng khác nhau, với mục tiêu tạo khả năng sử dụng đa dạng cho những không gian công cộng này.
 
Không chỉ tập trung vào chức năng chính trị, tài chính, quảng trường – công viên Thủ Thiêm sẽ là một cảnh quan xanh thuận lợi cho không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng, là nơi gặp gỡ, giao lưu, thư giãn, giải trí sống động cho người Sài Gòn. Không gian xanh này sẽ mở đường cho những thói quen mới của người dân băng qua sông, đến nơi đây vào cả ban ngày và ban đêm, đồng thời làm tăng chất lượng đô thị cho trung tâm thành phố.
 
Sự đan xen giữa đất tự nhiên và bê tông, giữa những vật chất hấp thụ nhiệt và mặt nước gương phản chiếu, cũng là cách để kiến tạo một không gian tươi mát thuận lợi cho sự giao lưu, như nó vốn có tại nơi dòng sông uốn khúc này. Một ngầm ý tinh tế, chúng tôi muốn khơi nguồn ký ức địa lý của sông Sài Gòn, dòng sông đã có cả ngàn năm tuổi.
 
Bóng mát và nước luôn đồng hành, tạo cho trung tâm mới Thủ Thiêm một không khí yên tĩnh và thoáng đạt, đồng thời có chức năng hấp thu nước của sông Sài Gòn ngày càng thường xuyên dâng cao.
 
Thành phố của thế kỷ XXI sẽ phải là một thành phố sinh thái và có tinh thần trách nhiệm cao đối với toàn thể nhân loại. Thành phố không thể cứ xây dựng kiểu bê tông hóa tràn lan mà cần phải đón nhận những không gian hiện đại, mang tính biểu tượng cao và thể hiện quyết tâm chung trong việc, bảo vệ chất lượng môi trường sống ngay trong lòng trung tâm thành phố.
 
Để rồi mỗi khi chiều về chúng ta sẽ cảm nhận được làn gió mát từ biển thổi vào sau khi lướt qua những mảng xanh của cây cỏ, những mặt nước có mặt đó đây. Và người Sài Gòn sẽ tiếp tục tâm sự vui buồn với nhau trong vô vàn những cơ hội và không gian giao lưu gặp gỡ…
 
KTS Olivier Souquet

Có thể bạn cũng quan tâm

Từ đại lộ đến metro: Dấu ấn hạ tầng giao thông TP.HCM sau 50 năm thống nhất đất nước

Đưa Thành phố Hồ Chí Minh vào Kỷ nguyên mới

TPHCM: Kỳ vọng chuyển đổi xanh từ nền tảng tài chính xanh

TP.HCM rà soát quy hoạch đô thị theo ranh giới hành chính cấp xã mới

Phát triển đô thị TOD cần tránh dẫn đến bất cân xứng lợi ích

TỪ KHÓA:đô thị tphcmOlivier Souquet
Bài trước Giải thưởng “WAN 21 for 21”: Công ty Võ Trọng Nghĩa được chọn
Bài tiếp Đồng bằng sông Cửu Long tìm giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Thiết kế “luồng xanh” cho nhà ở xã hội
Kinh tế / Pháp luật 17/05/2025
TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
Tin trong nước 17/05/2025
Điện Thái Hòa – công trình di sản xanh đầu tiên tại Việt Nam
Điểm đến 16/05/2025
Cả nước hoàn thành 11 dự án nhà ở xã hội trong quí 1-2025
Tin trong nước 16/05/2025
Năng lượng xanh trong khu công nghiệp: “Chìa khóa” để Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững
Năng lượng - Môi trường 16/05/2025
Tháp Senna – tòa nhà dân cư cao nhất thế giới
Tin thế giới 15/05/2025
Kinh tế Việt Nam trước nhịp mới: Cơ hội và thách thức cho khu công nghiệp sinh thái
Bất động sản 15/05/2025
Hà Nội duyệt 148 khu đất thí điểm làm nhà ở thương mại qua thỏa thuận
Kinh tế / Pháp luật 15/05/2025
Saudi Arabia ứng dụng AI điều tiết, xử phạt giao thông
Nhìn ra thế giới 14/05/2025
Triển khai dự án khai thác quỹ đất tại các ga đường sắt theo mô hình TOD
Tin trong nước 14/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Quy hoạch đô thị

TP Hồ Chí Minh quy hoạch đô thị thông minh gắn với nền kinh tế số và hạ tầng hiện đại

Ashui.com 23/02/2025
Quy hoạch đô thị

Thành phố Hồ Chí Minh phát triển đô thị đa trung tâm như thế nào?

Ashui.com 15/01/2025
tphcm2
Quy hoạch đô thị

Thành phố Hồ Chí Minh: Phấn đấu thành đô thị toàn cầu

Ashui.com 19/06/2024
tphcm1
Tin trong nước

TPHCM ứng dụng công nghệ thông tin quản lý quy hoạch đô thị

Ashui.com 09/05/2024
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?