Ashui.com

Saturday
May 18th
Home Chuyên mục Quy hoạch đô thị Thành phố và Cuộc sống đô thị - Phần3 - Quá trình phát triển đô thị ở các nước phát triển

Thành phố và Cuộc sống đô thị - Phần3 - Quá trình phát triển đô thị ở các nước phát triển

Viết email In
Chỉ mục bài viết
Thành phố và Cuộc sống đô thị
Phần 2 - Các lý thuyết khác về đô thị
Phần3 - Quá trình phát triển đô thị ở các nước phát triển
Phần 4 - Xu hướng phát triển đô thị ở các nước phát triển
Phần 5 - Quá trình đô thị hóa ở các nước đang phát triển
Phần 6 - Thành phố toàn cầu
Phần 7 - Thành phố hiện đại và vai trò thị trưởng
Tất cả các trang

Quá trình phát triển một thành phố

Mặc dù thời xưa đã tồn tại những thành phố lớn, như Athens và Rome ở Châu Âu, những trải nghiệm cuộc sống đô thị, như chúng ta đã biết, rất khác biệt. Những nhà xã hội học thời kỳ đầu như Simmel và Tonnies đã chỉ ra rằng sự phát triển của những đô thị hiện đại đã thay đổi cách thức mà con người cảm nhận và suy nghĩ về thế giới và cách thức hai bên tương tác lẫn nhau. Trong phần này, chúng ta sẽ nhìn lại ở phạm vi quốc tế quá trình phát triển đô thị từ khi bắt đầu ở các xã hội truyền thống đến những xu hướng phát triển đô thị gần đây. 

Đô thị trong xã hội truyền thống

Thành phố đầu tiên trên thế giới xuất hiện khoảng năm 3500 trước Công nguyên (TCN), dọc bờ sông Nile, Ai Cập, thành phố Tigris và Euphrates, nay là Iraq và Indus, nay là Pakistan. Thành phố cổ có kích thước rất nhỏ so với tiêu chuẩn hiện đại. Babylon, chẳng hạn, một trong những thành phố Cận Đông (Tây Nam Á ngày nay - ND) lớn nhất, có diện tích khoảng 3,2 dặm vuông (khoảng 5,15 km2 - ND), dân số vào năm 2000 TCN khoảng 15.000 – 20.000 người. Thành Rome dưới thời Hoàng đế Augustus (Ceasar) vào thế kỷ I TCN là thành phố tiền hiện đại lớn nhất bên ngoài Trung Hoa, có dân số khoảng 300,000 người – quy mô ngang một thành phố hiện đại “cỡ nhỏ” ngày nay. 

Hầu hết những thành phố thời cổ đều có những hình thái và tính năng chung. Thành trì cao bao bọc xung quanh với quân đội để bảo vệ và phân cách cộng đồng đô thị và nông thôn. Khu vực trung tâm bên trong thành là nơi đặt đền thờ tôn giáo, cung điện hoàng gia, tòa nhà chính phủ, tòa nhà thương mại và quảng trường công cộng. Trung tâm thương mại và chính trị thường đặt cạnh nhau và thường chỉ đủ không gian cho một số ít người. Mặc dù nơi này thường bao gồm một khu chợ, nhưng khu nội thành vẫn rất khác biệt so với các khu buôn bán nằm trong phần lõi của đô thị hiện đại, bởi tính tôn giáo và chính trị của chúng (Sjoberg 1960, 1963; Fox 1964; Wheatley 1971).

Thành phần thượng lưu và có quyền lực sinh sống tập trung gần khu vực trung tâm. Những nhóm ít đặc quyền hơn phân bố ở vòng ngoài hoặc bên ngoài tường thành, chỉ di chuyển vào trong thành khi thành phố bị đe dọa tấn công. Những cộng đồng dân tộc và tôn giáo khác thường định cư ở những khu vực riêng biệt, nơi họ vừa sống vừa làm việc. Một vài khu vực này cũng có tường thành bao quanh. Sự giao tiếp giữa các cư dân thành phố thường bị gián đoạn. Thiếu thốn các hình thức in ấn, người ta thường phải đứng trên thành cao để hô to các chính sách. “Đường đi” là dải đất mà chưa ai xây dựng trên đó. Một vài nền văn minh cổ tự hào về hệ thống đường liên kết các thành phố với nhau, nhưng những con đường còn được sử dụng và tồn tại chủ yếu do mục đích quân sự, mà khả năng vận chuyển hết sức chậm chạp và hạn chế. Thương nhân và lính là những người thường xuyên di chuyển với khoảng cách lớn.

Trong khi thành phố là trung tâm của khoa học, nghệ thuật và văn hóa đại chúng, lại ảnh hưởng khá yếu đến những vùng còn lại của đất nước. Không gì hơn là phần nhỏ dân số sống ở thành phố và khoảng cách giữa thành phố và nông thôn là rất đáng kể. Phần lớn người dân sống trong những cộng đồng nhỏ ở nông thôn và chẳng mong đợi gì hơn ngoài những người của chính phủ và các thương nhân thỉnh thoảng ghé qua.

Công nghiệp hóa và đô thị hóa

Sự đối nghịch giữa những đô thị hiện đại lớn nhất và những quốc gia thời tiền hiện đại là rất lớn. Một thành phố trung bình ở một nước công nghiệp có dân số khoảng 20 triệu người. Với vùng đô thị - nông thôn, cụm thành phố và nông thôn đang kết nối, thậm chí còn có số dân đông hơn rất nhiều. Đỉnh điểm hiện nay là đại diện có tên là mạng đô thị (megalopolis), “thành phố của những thành phố”. Thuật ngữ gốc được người Hy Lạp cổ sử dụng khi đề cập đến một thành bang (city-state) được xây dựng để làm hình mẫu cho mọi quốc gia, nhưng hiện tại ít có liên hệ với ý nghĩa lý tưởng ban đầu. Thuật ngữ này được sử dụng lần đầu tiên khi đề cập đến khu vực Đông Bắc dọc bờ biển Hoa Kỳ, một vùng đô thị - nông thôn trải dài trên 450 dặm vuông (724,2 km2) từ bắc Boston đến Washington. Trong khu vực này, có khoảng 40 triệu người sinh sống trên mật độ có thể lên tới hơn 400 người/km2.

Anh quốc là xã hội đầu tiên trải qua thời kỳ công nghiệp hóa, quá trình đã bắt đầu từ giữa thế kỷ XVIII. Quá trình công nghiệp hóa làm gia tăng đô thị hóa (urbanization) – tăng sự dịch cư lên thành thị và rời bỏ ruộng đồng. Vào những năm 1800, ít hơn 20% dân số Anh quốc, khoảng 1,66 triệu người sống ở đô thị (dân số Anh quốc năm 1800 khoảng 8,3 triệu, số liệu thống kê quốc gia Liên hiệp Anh truy xuất 2009 - ND). Sang những năm 1900, tỷ lệ tăng lên là 74%. Thủ đô London, là nhà của khoảng 1,1 triệu người vào những năm 1800; đến đầu thế kỷ XX, đã tăng lên 7 triệu người. London đã từng là thành phố lớn nhất được biết đến trên thế giới. Thành phố từng là trung tâm sản xuất, thương mại và tài chính, là trái tim của đế chế Liên hiệp Anh vẫn đang tiếp tục bành trướng.

Quá trình đô thị hóa ở hầu hết các nước Châu Âu khác và Hoa Kỳ diễn ra chậm hơn sau đó nhưng với tốc độ nhanh chóng hơn nhiều. Vào những năm 1800, xã hội Hoa Kỳ vẫn có tính chất nông thôn hơn so với các quốc gia Châu Âu. Ít hơn 10% dân cư sống trong các cộng đồng đô thị khoảng 2.500 người. Ngày nay, khu vực đô thị chiếm hơn ¾ dân số. Từ năm 1800 đến 1900, dân số New York nhảy vọt từ 60.000 lên 4,8 triệu người.

Đô thị hóa ngày nay đã trở thành một tiến trình toàn cầu, được chứng thực từ sự phát triển của các nước đang phát triển. Năm 1950, khoảng 30% dân số thế giới là người đô thị; năm 2000, con số tăng lên 40% - 2,9 tỷ người – và đến năm 2030, con số có thể lên đến 60% - khoảng 5 tỷ người. Năm 2007, số người sống ở đô thị đã vượt qua số người sống ở nông thôn. Hầu hết tiến trình đô thị hóa đang diễn ra ở các nước đang phát triển. Dân số đô thị ở những vùng ít phát triển được kỳ vọng tăng thêm 2 tỷ người từ năm 2000 đến 2030, khoảng từ 2 lên 4 tỷ người. Như biểu đồ 1 chỉ ra, quá trình đô thị hóa ở Châu Phi, Châu Á, Châu Mỹ La tinh và vùng Caribbean phát triển với tốc độ chóng mặt xét trong 60 năm gần đây, trong khi tốc độ gia tăng dân số tại các vùng đã phát triển như Châu Âu và Châu Đại dương đã chậm lại (Số liệu quốc gia Liên hiệp Anh 2005).


Biểu đồ 1: Tỷ lệ phần trăm dân số sống ở khu vực đô thị phân bố trên toàn thế giới (1950 – 2030)

(Nguồn: Ủy ban dự đoán đô thị hóa quốc gia, 2005. Trích lục dưới sự cho phép của Cục dân số quốc gia Anh Quốc)

Sự phát triển của những thành phố hiện đại

Chỉ tại thời điểm chuyển giao thế kỷ XX, những nhà phân tích và quan sát xã hội bắt đầu có sự phân biệt giữa thị trấn và đô thị. Thành phố, với dân số đông, thường có tính đại chúng hơn những trung tâm nhỏ hơn với sự mở rộng ảnh hưởng đến xã hội quốc gia mà đô thị là một phần trong đó.

Sự bành trướng của thành phố có nguyên nhân từ sự gia tăng dân số (tự nhiên - ND) cộng với sự nhập cư đến từ bên ngoài, từ các nông trại, làng mạc và thị trấn nhỏ. Tiến trình nhập cư có tính quốc tế, những nông dân từ các nước nhập cư thẳng vào thành phố của nước khác. Một số lượng lớn những nông dân nghèo Châu Âu nhập cư vào Hoa Kỳ là một ví dụ điển hình.

Tình trạng nhập cư xuyên quốc gia khá phổ biến giữa các thành phố Châu Âu. Nông dân và dân làng nhập cư vào thành thị (như số lượng lớn họ vẫn đang nhập cư vào các thành phố ở các nước đang phát triển) vì thiếu các cơ hội ở nông thôn, kết hợp giữa sự hấp dẫn và sức hút rõ ràng của thành phố, nơi được đồn thổi là đường phố được “dát vàng” (paved with gold) (công việc, sự giàu có, hằng hà sa số hàng hóa, dịch vụ). Thành phố, hơn nữa, trở thành trung tâm quyền lực tài chính và công nghiệp, những doanh nhân tạo dựng những khu đô thị mới.

Sự phát triển của những đô thị hiện đại có những ảnh hưởng to lớn, không chỉ trên thói quen và khuôn mẫu hành vi mà còn trên suy nghĩ và cảm nhận của con người. Kể từ thời điểm khi đô thị đầu tiên được hình thành, vào thế kỷ XVIII, những nhận định về ảnh hưởng của thành phố đến đời sống xã hội đã phân cực mạnh mẽ. Đối với nhiều người, thành phố là hiện thân của “đạo đức công dân” và là suối nguồn của sáng tạo và văn hóa; thành phố tối đa hóa cơ hội cho sự phát triển kinh tế và văn hóa và cung cấp phương tiện cho cuộc sống thoải mái, gia tăng hưởng thụ. Đối với những người khác, thành phố là một địa ngục đông đúc ô nhiễm với đám đông xâm lăng hay nghi ngờ, bị phá hoại bởi tội phạm, bạo lực, tham nhũng và nghèo đói. Vào cuối thế kỷ XX, những nhà môi trường như Murray Bookchin (1986) đã coi thành phố là một vấn đề cực kỳ to lớn, là con quái vật phá hoại môi trường đang nuốt sống năng lượng và xả chất thải trong tình trạng thiếu bền vững.

Cùng với sự bùng nổ kích thước đô thị, nhiều người kinh hoàng nhận ra rằng sự bất công và đói nghèo đô thị cũng gia tăng theo tương ứng. Sự gia tăng đói nghèo và khác biệt giữa các khu dân cư của thành phố là các nhân tố chính về cuộc sống đô thị được các nhà xã hội học thời kỳ đầu quan tâm phân tích. Cũng không lấy làm ngạc nhiên, khi những nghiên cứu xã hội lớn đầu tiên, và cả những học thuyết, về xã hội đô thị hiện đại là về Chicago (Hoa Kỳ), nơi được coi là một hiện tượng phát triển của nước Mỹ - từ một vùng gần như không có dân cư vào năm 1830 thành đô thị cho 2 triệu người vào năm 1900 - và cũng là nơi tồn tại sự bất công cực kỳ đáng kể. 



 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo