Ashui.com

Tuesday
Dec 03rd
Home Cộng đồng Kiến trúc sư Phương án giải nhất cuộc thi thiết kế kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo (Hà Nội)

Phương án giải nhất cuộc thi thiết kế kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo (Hà Nội)

Viết email In

Cầu Trần Hưng Đạo – Hà Nội bất tận

Cho tới nay, sự phát triển của Hà Nội tập trung ở phía bên bờ Tây sông Hồng. Với sự phát triển có sự dịch chuyển mạnh mẽ sang bên bờ Đông, đặc biệt là các quận Long Biên, Gia Lâm cùng với quá trình nghiên cứu quy hoạch về khu đô thị sông Hồng đang được đẩy nhanh, thì khu vực cầu Trần Hưng Đạo được dự đoán sẽ là trung tâm của Hà Nội trong tương lai. Chính vì vậy chúng tôi đã đưa thiết kế với ý tưởng đường cong bất tận như là làn sóng, hình ảnh hóa của sợi dây kết nối hai vùng.

Hình ảnh sóng lượn liên tục nối từ hai bờ không chỉ có hiệu ứng khi đi qua cầu mà còn tạo ra hình ảnh biểu tượng khi nhìn từ phía bờ sông hay từ trên cao. Cây cầu mang biểu tượng bất tận về không gian và thời gian của Hà Nội, thể hiện tính hiện đại và thẩm mỹ.

Bất tận” được lấy cảm hứng từ ấn tượng về không gian mênh mông trải rộng trên dòng sông Hồng, một dòng sông có cả chiều dài về lịch sử, chiều rộng về không gian.

Kết cấu vòm là hai đường cong tiếp xúc nhau lặp lại 6 nhịp tạo hình mang biểu tượng vô cực. Các hướng nhìn từ phía trong cũng như phía ngoài, hình ảnh đường cong biến đổi liên tục và đầy ấn tượng.

Cây cầu tạo ra không gian kiến trúc mới mang ý niệm về sự ổn định, phát triển và thịnh vượng cho tương lai Hà Nội.

Tăng độ nhận diện quốc tế là một thành phố bên sông 

Chiếc cầu này được thiết kế có nhiều không gian cho người đi bộ và xe đạp có thể tiếp cận và ngắm nhìn dòng sông. Bằng việc thiết kế cây cầu với mục tiêu sự gắn kết Hà Nội với sông Hồng, Hà Nội sẽ trở thành thành phố ven sông có một không hai.

Sự hòa hợp giữa Con người- Cây cầu - Dòng sông

Nhóm thiết kế mong muốn kiến tạo Cầu Trần Hưng Đạo như một cây cầu tạo ra những khoảng không gian để người Hà Nội có thể đối thoại, tương tác, cảm nhận dòng sông. Vì vậy thiết kế dọc 2 bên cầu có nhiều điểm dừng chân với cao độ và tỉ lệ hài hòa để mọi người có thể cảm nhận dòng sông ở gần mình hơn.

Trên mặt cầu bố trí đường đi bộ và đường đi xe đạp rộng rãi có chỗ ngồi hai bên. Đường đi xe đạp tách riêng với đường đi bộ. Phía đường đi bộ bố trí các không gian nghỉ ngơi để ngắm sông, có các ghế băng bố trí cùng kết cấu dọc cầu.

Phía hai bên chân cầu thiết kế cảnh quan để người đi bộ có thể ngồi hóng mát, ngắm cảnh tương tác với con sông. Phía Long Biên là một công viên rộng view nhìn ra cầu, có thể tổ chức các sự kiện lớn, tập trung đông người, là điểm nhấn cảnh quan cho khu vực.

Trong thiết kế này, thiết kế cầu Trần Hưng Đạo sẽ bao gồm 6 làn xe cơ giới (mỗi bên 2 làn xe ô tô và 1 làn hỗn hợp) nhằm đảm bảo sự phù hợp với dự báo quy hoạch đô thị sông Hồng và sự gia tăng giao thông ở hai trục đường bên bờ sông.

Thiết kế chiếu sáng như sự kiện vui chơi giải trí cuối tuần 

Vào các khung thời gian được lên lịch trước vào các dịp cuối tuần, thiết kế có hiệu ứng chiếu sáng cảnh quan kết hợp với các sự kiện vui chơi giải trí. Người Hà Nội sẽ được thưởng thức khung cảnh sinh động vào ban đêm ven sông, từ đó sẽ trở thành địa điểm đến quen thuộc của người dân, tạo động lực cho sự phát triển đô thị dọc hai bên bờ sông Hồng.

Địa điểm: Hà Nội, Việt Nam
Loại hình công trình: Cầu
Chiều dài cầu: 900m, chiều dài tuyến đường dẫn hai đầu: 4,6km
Đơn vị tham gia thi tuyển: Liên danh Takashi Niwa Architects + Chodai & Kiso-Jiban Việt Nam + Chodai Japan + NH Village

Thiết kế kiến trúc:
- Takashi Niwa Architects: Takashi Niwa, Kyohei Takahashi, Phạm Huy Hoàng, Trần Thanh Tùng, Lê Văn Bảo, Nguyễn Phương Anh
- NH Village: Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Phương Hiếu, Hoàng Trung Hiếu, Lê Hoàng Sơn

Thiết kế kết cấu:
- Chodai & Kiso-Jiban Việt Nam: Hồ Thái Hùng, Nguyễn Sơn Tùng, Phan Anh Tuấn, Bùi Thành Chung
- Chodai Co.,Ltd: Hiroshi Kudo

Thiết kế ánh sáng:
- Hisaki Kato Lighting & Design


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận

3000 ký tự


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo

Loading...