Cesar Pelli
Kiến trúc sư người Argentina, Cesar Pelli, kiêu hãnh về những dự án thiết kế cách tân nhiều chi tiết nhưng vẫn duy trì được yếu tố giàu tính nhân văn. Các giải thưởng kỹ thuật càng tăng thêm uy tín cho sự nghiệp của ông. Đó là Huy chương vàng Viện kiến trúc sư Hoa Kỳ và danh hiệu 1 trong 10 kiến trúc sư đương thời Mỹ có ảnh hưởng nhất vào năm 1991. Năm 1952, khi di cư và học tại trường Đại học kiến trúc Illinois tại Urbana - Champaign, ông bắt đầu để lại dấu ấn khắp nơi trên nước Mỹ. Ông thiết kế dự án cho vài tòa nhà tại văn phòng New Haven của kiến trúc sư nổi tiếng Euro Saarinen, gồm TWA Terminal tại sân bay JFK- New York, trường Cao đẳng Stiles & Morse tại Đại học Yale.
Ông được bổ nhiệm làm Giám đốc thiết kế tại DMJM và sau đó là cộng sự thiết kế tại Gruen Associates. Những năm này mang lại cho ông nhiều giải thưởng, gồm giải thưởng cho thiết kế Trung tâm Pacific ở Los Angeles và tòa đại sứ Mỹ ở Tokyo. Ông cũng là chủ nhiệm khoa kiến trúc của Đại học Yale và là tác giả của một số lượng lớn những tác phẩm trên báo, sách và tập san danh tiếng. Danh sách lời cảm ơn và giải thưởng dành cho ông cũng nhiều như những dự án của ông.
Tài năng của Cesar Pelli được thăng hoa ở Malaysia vào năm 2004 với giải thưởng Aga Khan cho công trình kiến trúc gây ấn tượng, văn phòng phức hợp – Tòa Tháp Đôi Petronas Twin Towers cao 450m tại thủ đô Kuala Lumpur. Công trình này của Pelli được sự ngưỡng mộ của những người trong giới cũng như rất nhiều lời khen tặng trên khắp thế giới.
Frank Gehry
Nhiều người sẽ ngạc nhiên khi biết rằng Frank Gehry thi trượt lớp kiến trúc đầu tiên. Nhưng vì tình yêu nghệ thuật và thiết kế, ông dành cho mình một cơ hội khác. Thế giới biết ơn ông về hàng loạt những công trình vĩ đại, một giải Pritzker, và tài liệu Sydney Pollack. Gehry nói trong lời giới thiệu tóm tắt công trình: “Khi sống ở Canada, lúc mới 8 tuổi, tôi đã cùng mẹ chơi trò xây nhà gỗ, bà mua những mảnh gỗ từ cửa hàng dùng để nấu, bếp lò, sau đó chúng tôi cưa nhỏ chúng ra, rồi ghép lại thành những thành phố kỳ lạ”. Mẹ đã khơi dậy cho ông tình yêu âm nhạc, các viện bảo tàng và chúng trở thành đề tài cho hầu hết những công trình sau này của ông.
Các công trình nổi tiếng của ông gồm Guggenheim Bilbao, Disney Concert Hall ở Los Angeles và tòa nhà IAC ở thành phố New York. Dù được phủ Titan hay lớp thủy tinh tráng lệ, đề tài về chuyển động năng động luôn cộng hưởng khắp các tòa nhà của Gehry. Ông nói “Tôi quan tâm cảm giác chuyển động trong kiến trúc. Nó đến từ xã hội, từ thế giới xung quanh mà tôi đang cố gắng liên tưởng đến và liên kết chúng lại”. Hiện tại, Gehry vẫn đang cống hiến tài năng của mình ở khắp nơi trên thế giới, từ bãi biển Miami, nơi ông phát triển New World Symphony kiểu mẫu, hoặc Abu Dhabi ở các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, nơi ông đang làm một dự án Guggenheim khác.
Herzog & De Meuron
Jacques Herzog và Pierre de Meuron là cặp đôi kiến trúc sư sinh năm 1950, tại Basel - một thành phố nhỏ bé của Thụy Sỹ. Hai ông đã đạt được giải thưởng Pritzker năm 2001. Sau khi hoàn thành việc học tại Viện kỹ thuật liên bang Thuỵ Sỹ ở thành phố Zurich vào năm 1978, do cùng chí hướng, hai ông đã cùng nhau hợp tác. Họ đã sáng tạo nên tòa nhà đồ sộ Herzog & De Meuron và xây dựng nên một danh tiếng vững chắc.Herzog và de Meuron đã chuyển đổi nhà máy điện bỏ hoang Bankside bên dòng sông Thames thành phòng trưng bày nghệ thuật hiện đại nổi tiếng của viện bảo tàng Tate London, cũng như sáng tạo phương pháp in lụa trên kiếng và bê tông cho thư viện trường Đại học kỹ thuật ở Eberswalde nước Đức.
Tác phẩm của hai ông mang phong cách hiện đại và cá tính. Gần đây mục đích của hai ông là tạo ra những công trình danh tiếng như toà nhà ở Barcelona, Prada Tokyo và sân vận động quốc gia Bắc Kinh (khai mạc lần đầu tiên ở thế vận hội 2008). Điều này cho thấy đây là cặp đôi đầy năng động, không ngừng học hỏi, cải tạo và xây dựng lại khoa học kiến trúc, qua điển hình là con đường 56 Leonard ở New York.
Ieoh Ming Pei
I.M. Pei, vị kiến trúc sư 91 tuổi này là một huyền thoại sống trong lĩnh vực kiến trúc với vô số những thành tựu, gồm nhà trưng bày nghệ thuật quốc gia East Wing ở Washington, DC, Ngân hàng China Tower ở Hồng Kông, khách sạn Four Seasons ở New York, Hội trường Rock and Roll ở Cleveland và kim tự tháp thủy tinh nổi tiếng Louvre ở Paris. Với tiếng tăm đó, ông được chọn là nhà thiết kế cho thư viện Kennedy, vượt qua hàng loạt các tên tuổi lừng danh khác trong ngành kiến trúc như Louis Kahn, Mies van der Rohe, Gordon Bunshaft, và Philip Johnson. Câu chuyện nghề nghiệp hấp dẫn, trí sáng tạo của Pei được lưu truyền khắp nơi trên thế giới vào nửa cuối thế kỷ 20, và chắc chắn sẽ còn lâu hơn nữa.
Ieoh Ming Pei được sinh ra ở Trung Quốc năm 1917, là con của một nhà quản lý Ngân hàng Trung Quốc. Pei du học ở Mỹ vào năm 17 tuổi. Tại đây, ông nhận bằng kỹ sư kiến trúc tại MIT, sau đó tiếp tục học tại Harvard, rồi viện Walter Gropius do Bauhaus thành lập.
Năm 1948, I.M bắt đầu làm việc cho huyền thoại kiến trúc William Zeckendorf với vai trò giám đốc thiết kế cho công ty bất động sản. Mười năm sau, ông thành lập I.M. Pei & Associates (sau đó là I.M. Pei & Partners) tiếp tục thiết kế những công trình ấn tượng khắp thế giới. Qua nhiều năm thiết kế, ông đã đoạt được giải Pritzker cho thiết kế trường học, bệnh viện, viện bảo tàng, và những tòa nhà chọc trời. Cùng với con trai mình, Li Chung “Sandi”, ông thiết kế Ngân hàng China Tower tuyệt vời ở Hồng Kông.
Dù đã nghỉ hưu từ năm 1990, I.M. Pei vẫn năng động và được ghi tên là thiết kế chính cho Viện bảo tàng nghệ thuật Islamic Art, thêm vào hàng loạt công việc thực hiện cùng Pei Partnership Architects tại Trung tâm khoa học Macao.
Lord Norman Foster
Có lẽ cái tên nổi tiếng nhất của kiến trúc Anh quốc là Lord Norman Foster. Ông cũng là lãnh đạo của một công ty thiết kế lớn, trị giá hơn 500 triệu bảng Anh, đặt tại Luân Đôn, chuyên thiết kế các tòa nhà cao tầng. Phong cách của ông là tạo một vành đai cây xanh phía trước, không phải để thời trang mà là tạo không gian xanh. Foster và cộng sự của ông là người tiên phong trong việc tạo ra những toà nhà như trụ sở chính của Ngân hàng HSBC ở Hồng Kông, những toà nhà có không gian tràn ngập ánh sáng tự nhiên cả ngày. Chính vì vậy mà các nhân viên làm việc trong toà nhà 30 st Mary Axe ở Luân Đôn chỉ dùng phân nửa mức năng lượng vì phần lớn thời gian trong ngày toà nhà được hấp thụ ánh sáng thiên nhiên.
Được vinh danh vào năm 1990, với toà nhà Baron Foster bên dòng sông Thames, Reddish. Công trình gần đây nhất của ông được thế giới chú ý là dự án nhà ga hàng không lớn nhất thế giới được thiết kế cho thế vận hội ở Bắc Kinh. Foster nói “Nó lớn đến nổi đứng đầu này của toà nhà bạn không thể thấy được đầu kia”. Công ty ông cũng xây dựng toà nhà thứ hai cho Trung tâm thương mại thế giới. Khi hoàn thành xong thì nó sẽ cao thứ hai sau tòa nhà Freedom ở New York. Foster quả quyết rằng: “Là một kiến trúc sư bạn phải thiết kế cho hiện tại, nhận biết được quá khứ, còn tương lai thì không biết được”. Tuy nhiên chắc chắn rằng trong tương lai, cái tên Foster là một phần quan trọng của ngành kiến trúc thế giới.
Renzo Piano
Công việc của Renzo Piano là sự gặp gỡ hiếm hoi giữa ngành hội họa, kiến trúc và kỹ thuật cùng nét hoa mỹ trong triết học Ý cổ điển truyền thống. Năm 1998, ông đoạt giải Pritzker, một giải thưởng danh giá nhất ngành kiến trúc. Ông cũng được xem như một nghệ sĩ thực thụ. Piano sinh vào năm 1937, trong một gia đình chủ thầu ở Genoa, Ý. Ông nội, cha, bốn người chú và những người anh em khác đều là thầu khoán, và mọi người đã chống đối kịch liệt khi ông quyết định theo nghề kiến trúc. Tốt nghiệp trường Bách Khoa Milan, ông cưới vợ và bắt đầu kinh doanh trong công ty xây dựng của cha mình. Thần tượng Brunelleschi, Jean Prouve ở Pháp, và Z.S. Makowsky ở thế kỷ 15, Piano quyết tâm theo đuổi con đường mình đã chọn.
Công trình đầu tiên của ông hình thành vào năm 1969, đó là dự án thiết kế Italian Industry Pavilion tại Expo ‘70 ở Osaka. Trung tâm thiết kế Expo thu hút rất nhiều người, trong đó có một kiến trúc sư trẻ khác người Anh tên là Richard Rogers. Hai người cùng có nhiều ý tưởng tuyệt vời, họ đã hợp tác để cùng nhau chiến thắng trong một cuộc thi quốc tế tại trung tâm Georges Pompidou ở Paris.
Những công trình của ông gồm hơn 40 dự án khác nhau nổi tiếng thế giới. Một trong những công trình đó là The Menil Collection - viện bảo tàng ở Houston, Texas. Đây là một kiệt tác kiến trúc về sự đơn giản, linh hoạt, không gian mở và tràn ngập ánh sáng tự nhiên, thể hiện qua hình ảnh “mái nhà chiếc lá” của Piano.
Robert A.M. Stern
Ở tuổi gần 70, kiến trúc sư Robert Stern vẫn còn trông rất phong độ. Không ngạc nhiên khi nhìn những việc ông đang làm: quản lý thành công một công ty 300 người ở Manhattan, chủ nhiệm khoa trường đại học kiến trúc Yale, viết sách, thuyết trình, tham quan nơi làm việc và phác thảo những ý tưởng mới... Về lý thuyết, ông là kiến trúc sư trẻ đã xuất sắc nhận bằng tại hai trường đại học Columbia và Yale, sau đó là cố vấn cho Vincent Scully nổi tiếng. Tốt nghiệp năm 1965, công việc đầu tiên của Stern là phó phòng thiết kế tại xưởng vẽ của một kiến trúc sư đầy triển vọng Richard Meier.
Từ khi bắt đầu kinh doanh cách đây 38 năm, Stern tham gia vào hầu hết những công việc sáng tạo đa dạng trong kiến trúc đương đại. Những dự án của công ty ông gồm Federal Courthouse ở Virginia, tòa nhà Harvard và trường đại học Virginia, cùng vô số những công trình công sang trọng như hội trường 10 Rittenhouse, Philadelphia nổi tiếng.
Dù thiết kế penthouse cho các CEO quyền lực hay tòa nhà kinh viện, phương pháp của Stern là sự đơn giản từ những phác họa đầu tiên. Stern nói: “Tôi thậm chí không biết dùng chương trình word, hay cái mà bạn gọi là laptop”. Tất nhiên ông hiểu được sức mạnh của máy tính trong thế giới kiến trúc ngày nay và nhóm cộng sự của ông đã sử dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất. Vị kiến trúc sư trứ danh có lời khuyên dành cho những kiến trúc sư sau này là “không nên bỏ qua những gì họ có trong tay và nhìn thấy trong mắt họ”. Stern nói: “Câu thần chú của tôi trong việc giáo dục là bạn phải tiến tới và tìm kiếm thử thách trong những tình huống đến với chúng ta trong vai trò là một kiến trúc sư, chúng ta không cần diễn lại những gì đã học. Quá khứ cho chúng ta những bài học”.
Santiago Calatrava
Tiếp bước các danh họa Gaudi, Dali và Picasso, kiến trúc sư người Tây Ban Nha Santiago Calatrava luôn nuôi dưỡng tinh thần sáng tạo của một nghệ sĩ đích thực. Các tòa nhà của ông luôn sống động với những rung cảm và động lực từ sự cộng hưởng giữa khoa học và điêu khắc.
Sinh ra và lớn lên ở Valencia (nơi ông tạo ra một trong những ngôi nhà mẫu cho mình, La Ciudad de las Artes y de las Ciencias), Calatrava được đào tạo trong ngành nghệ thuật và tiếp tục đạt được học vị tiến sĩ trong ngành công trình dân dụng. Ông bắt đầu công việc thiết kế từ rất sớm với những cây cầu, đáng chú ý nhất là cầu Puente del Alamillo ở Seville, Tây Ban Nha – công trình đặt ông trên bản đồ quốc tế như một kiến trúc sư thật sự tài năng. Calatrava luôn đi đầu để khẳng định không một kiến trúc sư nào thành công mà không thực sự hiểu nghệ thuật. Ông tâm sự: “Tôi nghĩ mỗi kiến trúc sư giống như một nghệ sĩ. Tất nhiên sự phục hưng kiến trúc hướng đến nghệ thuật. Công trình kiến trúc không những để cho ta thích thú, mà còn là một di sản để chúng ta truyền cho thế hệ sau, như là những bằng chứng về thời đại mà chúng ta đang sống”.
Các dự án của ông có mặt ở khắp nơi: Paris, Zurich, New York, và cả Valencia- quê hương ông. Calatrava hiện là người đứng đầu nhóm thiết kế dự án “World Trade Center Tranporation Hub” hay còn gọi là “Dự án Ground Zero”. Đây là dự án thiết kế 14 đường ray tàu điện ngầm, vận chuyển khách bộ hành, liên kết đến trung tâm tài chính thế giới và bến phà Hudson River, có thể vận chuyển 250.000 lượt khách mỗi ngày. Ông cho biết: “Đó là một dự án đầy thử thách, có độ phức tạp cao về mặt kỹ thuật và nghệ thuật”. Ngoài ra, ông còn tham gia thiết kế cho dự án Chicago Spire mà khi hoàn thành, Chicago Spire sẽ mở rộng đường chân trời tới cạnh hồ Chicago, cao 150 tầng rất ấn tượng và sẽ là một trong những tòa nhà cao nhất thế giới không có trụ đỡ.
Tadao Ando
Khi Nhật Bản hồi phục sau chiến tranh thế giới, Tadao Ando đã có được thời gian ngoại khóa trên những con đường của thành phố Osaka. Chỉ mới 14 tuổi, ông đã biết giúp nhóm thợ mộc xây dựng mở rộng ngôi nhà của gia đình. Đó là lúc kiến trúc sư người Nhật nổi tiếng ngày nay nảy sinh tình yêu nghề nghiệp, hình thành vô số những mẫu máy bay và tàu thủy.
Khi còn là một cậu bé, ông quan sát cây mọc thế nào và cách thức ánh nắng làm thay đổi chất lượng gỗ ra sao. Sau khi viếng thăm các đền, điện thờ ở Kyoto và Nara, học tập công trình kiến trúc truyền thống Nhật Bản, ông đã hiểu được sự cân bằng giữa hình dáng và vật liệu. Tadao giải thích: “Tôi không bao giờ là một sinh viên giỏi vì tôi luôn thích tự học mọi điều bên ngoài lớp học”.
Khi được du lịch đến Châu Âu và Hoa Kỳ lần đầu tiên, ông tham quan & phân tích những tòa nhà cao nhất thế giới của phương Tây bằng cách chụp hình & lưu lại cảm nghĩ rất chi tiết trong quyển sổ tay, phát họa những ý tưởng và các công trình có thể xây dựng trong tương lai của ông.
Bắt đầu từ đó ông đã hình thành nên các ý tưởng của mình về thiết kế công trình kiến trúc, trước khi thành lập Tadao Ando Architect & Associates ở Osaka vào năm 1969. Một số những công trình cá nhân của ông gồm Row House ở Sumiyoshi, một ngôi nhà nhỏ 2 tầng, nhà bê tông đúc tầng, nhà phức hợp tại Rokko, ngoại ô Kobe, dãy nhà trên nền cao phức hợp, có ban công, cửa lùa và lối đi thông các nhà.
Các sáng tạo của Ando không chỉ đạt được các giải thưởng lớn cho công trình kiến trúc Nhật Bản mà còn chiếm được giải Pritzker danh tiếng. Ông chiến thắng nhờ khiếu thẩm mỹ, sự nhạy cảm thông minh, khả năng xây dựng các tòa nhà lớn, nhỏ khác nhau, làm thỏa mãn và vượt xa sự mong đợi của khách hàng.
Ông giải thích: “Tôi hy vọng những tác phẩm của mình có thể “đối thoại” với mọi khách hàng, có thể làm mới cảm giác cho họ. Tôi luôn luôn cố gắng sáng tạo những công trình đem đến sự mới lạ cho những ai thích khám phá những điều mới mẻ”.
Zaha Hadid
Là người phụ nữ đầu tiên đoạt giải thưởng Pritzker (được ví như giải Nobel dành cho kiến trúc sư), Zaha Hadid, sinh ra tại Irak là một hiện tượng hiếm có trong ngành nghề mà muôn thuở đã luôn bị thống trị bởi đàn ông. Trở thành kiến trúc sư luôn là giấc mơ của Zaha Hadid, ấp ủ từ khi bà mới 11 tuổi. Mặc dù đạt được nhiều danh hiệu chỉ dành riêng cho nam giới, như sĩ quan cao cấp Hoàng gia Anh, Hội viên Hội kiến trúc sư Hoa Kỳ, bà vẫn thừa nhận rằng thật khó khăn khi là phụ nữ làm việc trong ngành kiến trúc.
Bà khẳng định: “Làm việc trong 1 dự án kiến trúc cần tính kiên nhẫn, cho dù xã hội chấp nhận phụ nữ bình đẳng với nam giới, nhưng sự nặng nhọc của công việc vẫn là một yếu tố ngăn cản nữ giới nếu họ không thật sự cố gắng”. Những nỗ lực học tập không ngừng đã dẫn bà từ Beirut đến London, và sau đó là nhận chức giáo sư cao cấp tại trường đại học Yale, Harvard và trường đại học ứng dụng Nghệ thuật ở Vienna. Phong cách kiến trúc tái tạo tiên phong của Hadid thật sự nổi bật khi bà cộng tác cùng Rem Koolhaas và Elia Zenghelis cho dự án “Office for Metropolitan Architecture”.
Những công trình & dự án táo bạo không thể nhầm lẫn của bà có thể nhận biết qua Chanel Mobile Art, tòa nhà trung tâm BMW ở Leipzig - Đức và cầu Pavilion ở Zaragoza, Tây Ban Nha. Các dự án tương lai gồm Trung tâm thể thao thế vận hội dưới nước Luân Đôn, hoàn thành năm 2012, và đang tiến hành trung tâm biểu diễn nghệ thuật trên hòn đảo nhân tạo Saadiyat thuộc các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất.
(Theo Deluxe Property)
- Charlotte Perriand - nữ thiết kế phi thường
- Buồn vui nghề kiến trúc sư
- Đừng để tư vấn thiết kế chịu thiệt thòi trên sân nhà
- Luật kiến trúc sư, tại sao và như thế nào?
- Vài suy nghĩ về Luật Kiến trúc sư
- Phỏng vấn KTS Marcio Kogan - người thực hiện dự án Caye Sereno tại Việt Nam
- Tôi tìm hiểu về Luật Kiến trúc sư
- Giải thưởng "WAN 21 for 21": Công ty Võ Trọng Nghĩa được chọn
- Kết quả FuturArc Prize 2012 và FuturArc Green Leadership Award 2012
- Offline cùng nhóm "Đô thị Việt Nam"