Năm 2010, một tháp kính lấp lánh mang tên Vinaconex, lồng lộng vươn cao trên nền trời Hà Nội. Với phong cách skyline, Tòa tháp 27 tầng ngự tại 34 Láng Hạ này là một điểm nhấn kiến trúc, tô điểm cho dáng vẻ hiện đại của Thủ đô trên trục đường chính ở phía Tây Nam. Vào thời điểm đó, việc sử dụng khung nhôm và loại kính hộp cách nhiệt tấm lớn cho cả bốn mặt đứng của Tòa tháp Vinaconex là một bước đi táo bạo của Công ty Cổ phần TID. Với phong cách mới này, TID không chỉ chứng tỏ được năng lực, mà còn mở ra tầm nhìn khoáng đạt, hướng tới việc tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường cho các công trình xây dựng tại Việt Nam.
Vinaconex Tower với những mặt tường kính tạo điểm nhấn đô thị. (ảnh nguồn internet)
Ý tưởng tạo phong cách mới cho mặt đứng
Khi xây dựng một công trình, măt đứng luôn là nỗi niềm trăn trở của người thiết kế, bởi nó không chỉ là biểu tượng cho tính chất, công năng của công trình, mà còn là thành tố quan trọng góp phần tạo nên diện mạo và mỹ quan cho đô thị. Tòa tháp Vinaconex (Vinaconex Tower) là trụ sở của Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu & xây dựng Việt Nam, vì thế, giải pháp nào cho các mặt đứng để Vinaconex Tower xứng tầm là công trình của một doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về xây dựng, là điều được các nhà thiết kế quan tâm nhất.
Mặt tiền của tòa tháp Vinaconex với lam nhôm tấm lớn, đòi hỏi kỹ thuật thi công cao
Với chức năng là tòa nhà văn phòng đẳng cấp quốc tế, Vinaconex Tower được thiết kế hiện đại theo phong cách skyline. Các mặt đứng được sử dụng hệ thống tường kính khung nhôm thanh thoát, thay cho những mảng tường xây nặng nề. Hệ kính khung nhôm được phủ kín từ mặt sàn đến sát trần ở mỗi tầng, cho phép người đứng bên trong thả sức vươn tầm nhìn xa tít tận chân trời và làm cho tòa nhà luôn tràn ngập ánh sáng.
Việc dùng hệ tướng kính tấm lớn cho các tòa cao ốc văn phòng là rất phù hợp với xu hướng xây dựng hiện đại. Tuy nhiên, đây là một phong cách khá mới mẻ và đầy thách thức đối với các nhà thầu Việt Nam, bởi năng lực thi công và trình độ sản xuất kính chịu lực tấm lớn ở nước ta vào giai đoạn từ 2010 trở về trước còn rất hạn chế. Có rất ít nhà thầu có thể đảm đương được công việc này, nhưng TID lại có mặt trong số ít đó.
Mặt đứng tòa nhà với hệ kính hộp dày 24mm (6mm tôi low-E- 12mm argon-6mm trắng (clear) tôi) được sản xuất tại nhà máy kính GLACO của công ty TID ở Bắc Ninh.
TID và sự tiên phong với mặt đứng skyline cho Vinaconex Tower
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thiết kế và thi công chuyên nghiệp hệ nhôm, kính tấm lớn cho mặt đứng các công trình phức tạp, TID đã được “chọn mặt gửi vàng” để thi công hệ nhôm và kính tấm lớn cho tòa tháp Vinaconex theo phong cách skyline.
Lần đầu tiên, vách nhôm kính lớn hệ Unitized được TID sử dụng cho tòa tháp Vinaconex là hệ nhôm kính cỡ lớn, được sản xuất, gia công và hoàn thiện thành các tấm panel ngay từ trong nhà máy, sau đó được chuyển đến công trình để lắp đặt cho các mặt đứng. TID sử dụng dây chuyền sản xuất theo công nghệ nước ngoài, nhằm đảm bảo tuyệt đối các yêu cầu về kỹ thuật và thi công. Nguyên liệu kính dùng cho tòa tháp này là kính hộp Low-E, loại Sunergy Grey của AGC (Bỉ), dày 24mm và nhôm Fletcher (New Zealand) - Hệ A1 (Unitized).
Đặc biệt, với xu thế phát triển công trình xanh, thân thiện môi trường, TID đã tiên phong dùng hệ kính hộp 6.12.6 (6mm tôi low-E- 12mm argon-6mm trắng (clear) tôi), được tôi và làm hộp tai nhà máy kính GLACO của công ty TID, cho Vinaconex tower. Loại kính hộp này có hiệu quả cản nhiệt tốt hơn vài lần so với kính đơn cản nhiệt. Điều đó giúp làm giảm tối đa việc hấp thụ nắng nóng vào trong nhà và tiết kiệm được 30% công suất điều hòa.
Mặt đứng được sử dụng hệ thống tường kính phong cách skyline mở ra tầm nhìn rộng lớn
Các phòng làm việc được chiếu sáng tự nhiên tốt nhờ hệ tường kính Unitized tản nhiệt, giúp điều hòa nhiệt độ bên trong tòa nhà, nên tiết kiệm được đáng kể lượng điện tiêu thụ.
Vấn đề khó khăn nhất là việc gia công những lam nhôm được đúc nguyên khối, với kích thước lớn. Chỉ một số nhà máy nhôm hiện đại mới có khả năng làm được, đồng thời, việc thi công lắp đặt những tấm nhôm này vào tòa nhà cũng đòi hỏi phải có phương pháp và kỹ thuật cao. Cụ thể, việc thi công lam nhôm – kính trang trí tại phần giữa mặt đứng chính của tòa tháp là cả một thách thức lớn đối với TID. Với sự đam mê tìm tòi giải pháp và tính chuyên nghiệp trong việc xử lý vật liệu tấm lớn, TID đã hoàn thiện được công việc của mình theo đúng tiêu chuẩn thiết kế và thẩm mỹ.
Giá trị mà TID mang đến cho Vinaconex Tower khi tự sản xuất và thi công thành công hệ thống nhôm, kính cho các măt đứng, không chỉ là hiệu quả thẩm mỹ của công trình, mà còn là hiệu quả trong việc tận dụng năng lượng tự nhiên và tiết kiệm chi phí vận hành cho tòa nhà. Với hiệu quả này, Vinaconex Tower đã được công nhận là một trong những công trình xanh đầu tiên tại Thủ đô - một điểm nhấn đô thị với kiến trúc thanh thoát, sang trọng.
Sự hiện diện của tháp kính này cũng minh chứng cho sự phát triển của những nhà thầu Việt Nam, đã và đang trưởng thành trong việc tiếp cận công nghệ sản xuất và thi công vật liều mới, trong đó TID luôn là một điển hình tiên phong. Giờ đây, TID Group là một cái tên nổi danh trong việc tạo dấu ấn cho các công trình đô thị, nhờ phong cách mặt đứng sử dụng hệ nhôm kính tấm lớn và thân thiện với môi trường.
Mộc Cỏ Trần (TID Group)
- AkzoNobel cùng các đối tác phát triển công nghệ thiết bị bay tự động cho ngành công nghiệp hàng hải an toàn hơn
- Thiết kế phòng họp hình kén linh hoạt của MIT và Google
- Trải nghiệm nhà sinh thái - kiến trúc xanh của tương lai
- Xu hướng “xanh hoá” của kiến trúc thế giới
- Tòa nhà trụ sở chính của Siemens ở Munich: Đổi mới cấu trúc và giảm tiêu thụ năng lượng
- Nhìn lại thiết kế công trình Nhà Quốc hội
- Tòa nhà Cục Tần số Vô tuyến điện - Sự giao thoa giữa “Cũ” và “Mới”
- Bài toán lợi ích trong đầu tư công trình xanh
- Thiết kế công trình hiệu quả năng lượng: Chiến lược từ hướng và hình dáng
- Khuôn viên Xanh