UBND cấp huyện được quyết định giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; thu tiền sử dụng đất khi giao đất tái định cư; tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi nhà nước giao đất...
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 73/NQ-CP về việc ủy quyền quyết định giá đất cụ thể, có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành (6/5/2023) và thực hiện đến khi Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội thông qua thay thế Luật Đất đai năm 2013.
(Ảnh minh hoạ)
Nghị quyết nêu rõ: UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Kết luận số 14 (ngày 22/9/2021) của Bộ Chính trị và tình hình thực tế của địa phương thực hiện ủy quyền cho UBND cấp huyện 2 nội dung.
Thứ nhất, UBND cấp huyện được quyết định giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; thu tiền sử dụng đất khi giao đất tái định cư; tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân.
UBND cấp huyện được xác định giá đất đối với diện tích vượt hạn mức khi nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở cho hộ gia đình, cá nhân; xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân.
Thứ hai, UBND cấp huyện được quyết định thành lập hội đồng thẩm định giá đất, thành viên hội đồng, bao gồm: chủ tịch UBND cấp huyện làm chủ tịch hội đồng và lãnh đạo cơ quan tài chính cấp huyện làm thường trực hội đồng.
Hội đồng thẩm định giá đất còn có thành viên là lãnh đạo cơ quan tài nguyên và môi trường, các cơ quan chuyên môn cấp huyện có liên quan và lãnh đạo UBND cấp xã nơi có đất; tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất hoặc chuyên gia về giá đất và các thành viên khác do UBND cấp huyện quyết định.
Nhiệm vụ của Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện là giúp UBND cấp huyện trong việc tổ chức xác định giá đất.
Nghị quyết cũng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải bảo đảm điều kiện về tài chính, nguồn nhân lực và điều kiện cần thiết khác để UBND cấp huyện thực hiện việc quyết định giá đất cụ thể được ủy quyền theo quy định trên.
Đồng thời, cấp tỉnh, thành phố thuộc Trung ương hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đã ủy quyền và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mà mình ủy quyền.
UBND các tỉnh thành tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí và lợi dụng chính sách để trục lợi cá nhân.
Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành (6/5/2023) và thực hiện đến khi Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội thông qua thay thế Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành.
Ban Mai
(VnEconomy)
- Tập đoàn Ấn Độ mong muốn rót 2 tỷ USD đầu tư cảng biển tại Việt Nam
- Đề xuất làm 300-500 km metro ngầm ở TPHCM bằng đầu tư PPP
- Công ty con Vingroup tính rót 7.000 tỷ đồng vào siêu dự án ở Hà Nội
- TP.HCM định hướng phát triển “siêu cảng” Cần Giờ
- Đường sắt Nhổn – ga Hà Nội: đề xuất điều chỉnh vốn tăng thêm gần 2.000 tỉ đồng
- Một số dự án giao thông quan trọng dự kiến hoàn thành trong năm nay
- TP.HCM đề xuất thí điểm đổi đất nông nghiệp lấy đất ở khi thu hồi đất
- Tiền Giang chấp thuận hai dự án phát triển đô thị tại thị xã Gò Công
- Cần đầu tư mới 60% cơ sở hạ tầng để bắt kịp tiến trình chuyển đổi xanh, nguồn tài chính đến từ đâu?
- HoREA đề xuất thêm cơ chế, chính sách để Thành phố Hồ Chí Minh phát triển