Ashui.com

Tuesday
Nov 05th
Home Tương tác Điểm đến Mang Thít - "Vương quốc" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây

Mang Thít - "Vương quốc" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây

Viết email In

Dọc các bờ kênh ở huyện Mang Thít là hơn 1.000 lò gạch nung, nhìn từ xa như những ngọn tháp thu nhỏ.

Làng nghề làm gạch nung ở huyện Mang Thít (Vĩnh Long) hình thành cách đây hơn 100 năm, được biết đến là nơi sản xuất gạch, gốm đỏ nổi tiếng và lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Ngày nay, các lò gạch vẫn đỏ lửa dù đã qua thời hoàng kim xưa. Hiện còn khoảng 1.300 lò gạch, trải dài trên diện tích 3.000 ha, trong đó tập trung nhiều nhất ở ven con rạch Thầy Cai đến đoạn giáp sông Cổ Chiên - một nhánh sông Cửu Long.


Các lò gạch dựng san sát nhau dọc bờ kênh để thuận tiện vận chuyển thành phẩm đi khắp nơi. Những chủ lò cho biết, thời hoàng kim là những năm 1980, cả "vương quốc" có hơn 1.000 cơ sở sản xuất với khoảng 3.000 miệng lò.


Mỗi nhà thường có từ 2 đến 5 lò gạch, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động trong vùng. Sau những năm 2000, nghề nung gạch ở Mang Thít dần đi xuống do chi phí sản xuất cao, thói quen người dùng thay đổi. Nhiều nhà phá bỏ lò gạch để làm những công việc khác.


Một lò gạch thường cao từ 7 đến 12 m, có hình như tháp tròn, nhỏ dần ở đỉnh.


Lò gạch được xây dựng bằng hàng nghìn viên gạch thẻ đều tăm tắp xếp theo kiến trúc hình tròn. Trung bình một lò với 10 thợ sẽ xây trong nửa tháng thì hoàn thành, sử dụng hơn 30.000 viên gạch thẻ.


Bên trong một lò gạch với cửa vào hình bầu dục. Vật liệu trát bên tròng thành lò không phải là xi măng trộn cát mà là đất mùn trộn cát với nước cho thật nhão.


Kiến trúc phần nóc của lò gạch với những đường tròn nhỏ dần ở đỉnh, tạo cảm giác huyền bí như trong một tháp cổ.


Không còn nhộn nhịp sản xuất như trước nhưng làng nghề không vì vậy mà mai một, nhiều chủ xưởng vẫn cố gắng bám nghề. Một xưởng có gần chục nhân viên làm việc, luôn tay cho đất sét vào máy để tạo hình viên gạch.


Đất sét chủ yếu được lấy ở Trà Vinh, mỗi ngày một xưởng sản xuất được khoảng 15.000 viên gạch sống. Trước đây, khâu đóng gạch được làm thủ công, nhưng giờ có máy nên chi phí thấp, hiệu quả cao mà người làm cũng ít hơn.


Gạch sống được phơi ngoài nắng để giảm độ ẩm và cứng, không bị biến dạng trước khi cho vào lò nung.


Chị Kim Loan (40 tuổi, chủ lò gạch) thêm trấu vào lò nung gạch. Chị cho biết, mỗi lò chứa khoảng 15.000 viên, nung trong 20 ngày thì ra thành phẩm. "Nhà tôi có hai lò gạch, đỏ lửa hơn 20 năm nay. Công việc này không còn mang lại thu nhập cao như trước nữa nên giờ chỉ làm ráng giữ nghề, còn con cái thì cho theo ngành khác thôi", chị Loan chia sẻ.


Ghe thuyền thường xuyên ra vào rạch Thầy Cai mua gạch hoặc cung cấp đất sét, tro trấu cho các lò.

Quỳnh Trần

(VnExpress)


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo