Chợ Lớn, một không gian sống cộng đồng có lịch sử văn hoá và kiến trúc đặc trưng chỉ có ở TP.HCM nói riêng, Việt Nam nói chung mà không nơi nào trên thế giới có được.
Chùa Phụng Sơn, tên chữ là Phụng Sơn Tự, còn có tên là chùa Gò, toạ lạc ở số 1408, đường 3 Tháng 2, phường 2, quận 11, TP.HCM. Ngôi cổ tự này đã được xếp hạng là “di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia” vào ngày 16/11/1988.
Chùa Bà Thiên Hậu (theo cách gọi của người Việt) còn được gọi là chùa Bà Chợ Lớn, tên chữ Hán là Thiên Hậu miếu, người Hoa gọi là Phò Miếu (tức miếu Đức Bà). Do bên cạnh chùa có Tuệ Thành hội quán là nơi quy tụ của nhóm người Hoa Quảng Đông, nên chùa còn được gọi Tuệ Thành hội quán.
Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất của người Hoa đã gây dựng trên đất Đề Ngạn xưa. Chùa hiện toạ lạc tại số 710 đường Nguyễn Trãi, quận 5, TP.HCM.
Chính điện chùa còn hai đại đồng chung niên hiệu Càn Long năm thứ 60 (1796) và Đạo Quang năm thứ 10 (1830).
Hội quán Ôn Lăng còn được gọi là chùa Ôn Lăng, chùa Quan Âm hay chùa Ông Lào, do một số người Hoa ở phủ Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến gây dựng trên đất Đề Ngạn (nay là vùng Chợ Lớn) vào khoảng nửa thế kỷ 18. Hội quán hiện toạ lạc tại số 12 đường Lão Tử, phường 11, quận 5, TP.HCM.
Hội quán Phước An – 184 Hồng Bàng, quận 5, TP.HCM, được xây dựng trên cơ sở vật chất của nguyên Hội quán An Hoà (còn gọi là An Hoà cổ miếu, thờ Quan đế Thánh quân) từ năm 1902, còn được gọi là chùa Minh Hương. Với lối kiến trúc chủ yếu bằng gốm và gỗ, trên đỉnh là mô hình phù điêu thu nhỏ bằng gốm sứ và phù điêu nghệ thuật cổng Tam quan, những hoa văn khu chính điện, liễn xưa có giá trị. Chùa Minh Hương còn giữ nguyên phong cách cổ kính trang nhã, đồng thời còn truyền tải nhiều giá trị văn hoá lịch sử của những người Minh Hương có nguồn gốc bảy phủ thuộc ba tỉnh Quảng Đông, Phước Kiến, Chiết Giang, Trung Quốc đã sinh cơ lập nghiệp tại vùng đất Chợ Lớn xưa.
Chùa Khánh Vân Nam Viện toạ lạc tại số 46/5 đường Lò Siêu, phường 16, quận 11, TP.HCM. ĐT: 08.39692732. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông (người Hoa). Chùa được xây dựng từ năm 1943 trên một diện tích 2.202m2.
Quan Âm Cổ Miếu, 125/5 Nguyễn Phạm Tuân, phường 9, quận 6.
Sài Gòn – Chợ Lớn có một đặc sản là những dãy phố gắn với một ngành nghề nhất định còn in đậm trong ký ức của người Sài Gòn xưa. Quảng Đông Nhai nay là đường Triệu Quang Phục với nghề bốc thuốc, mài kéo, dãy phố thuốc bắc Hải Thượng Lãn Ông, phố làm đầu lân, lồng đèn Lương Nhữ Học… Ngoài những kiến trúc cổ của đình chùa, hội quán người Hoa, sự hình thành những con phố nghề này là một di sản độc đáo khác của vùng Sài Gòn – Chợ Lớn.
Phố lồng đèn - Lương Nhữ Học.
Phố thuốc Bắc - Hải Thượng Lãn Ông.
Phố mài kéo – Triệu Quang Phục.
Bên cạnh những con phố lớn với các ngành nghề đặc trưng, trong các hẻm nhỏ của vùng Sài Gòn – Chợ Lớn cũng lưu dấu những nét đặc trưng thú vị, gắn liền với sự quy hoạch những khu dân cư của người Hoa xưa ở vùng đất mới. Đó là tên gọi các con hẻm “Lý”, “Hạng”, “Phường”, miêu tả nguồn gốc, xuất xứ của nhóm cộng đồng người Hoa sống trong đó, như Tô Châu Lý, Thái Hồ Hạng, Dịch An Lý, Tùng Quế Phường… hoặc gắn với tôn giáo như Phương Thể Các Hạng, hẻm của cộng đồng công giáo người Hoa trên đường Học Lạc, bên cạnh nhà thờ Cha Tam. Tên gọi này phiên âm từ tiếng latinh sang tiếng Hoa của vị thánh Francesco, cũng là tên của nhà thờ Cha Tam. Các tên gọi của hẻm được đắp nổi theo nhiều cách khác nhau, hoặc được viết theo đại tự đặt ngay đầu hẻm, mỗi tên gọi lưu giữ một câu chuyện riêng về nguồn gốc, ngành nghề của cộng đồng trong hẻm người Hoa xưa.
Nhà ở bên trong hẻm Tô Châu Lý (trái) / Dịch An Lý (phải)
Phương Thể Các Hạng
Ảnh: Trần Việt Đức - Thiên Ý
- Giao thông TP.HCM: Bao giờ đồng bộ?
- Đừng "mua vui" với tuk tuk
- Quyền lợi của dân “treo” cùng dự án
- Xanh đôla vs. xanh cây lá
- Chuyển đổi chợ truyền thống sang trung tâm thương mại: Sửa lỗi đầu tư vì "quả đắng"
- Bảo tồn nhà cổ, dễ nói - khó làm
- Dự án Bảo tàng Lịch sử Quốc gia: những dấu hỏi lớn
- Hợp tác công tư (PPP) xây dựng hạ tầng: Cân đối lợi ích các bên
- 10 năm thi hành Luật Đất đai: “Công” và “tội”
- Giấc mộng "Đô thị sinh thái"