Nếu mảnh đất của bạn xảy ra tranh chấp, trong trường hợp không có sổ đỏ, việc giải quyết thường sẽ rất phức tạp.
(Ảnh minh họa: ST)
Cách giải quyết tranh chấp đất đai khi không có sổ đỏ
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013, trường hợp tranh chấp đất đai mà đương sự không có sổ đỏ hoặc không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai, thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp như sau:
Thứ nhất, người dân có thể nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền, cụ thể:
- Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết với các trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau.
- Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết với các trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Thứ hai, người dân có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân, nơi có đất xảy ra tranh chấp theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai khi không có sổ đỏ
Theo Khoản 1 Điều 91 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đất đai, tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có sổ đỏ thì việc giải quyết được thực hiện dựa trên các căn cứ sau:
1. Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đất đai đưa ra.
- Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, các bên tranh chấp có nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án. Chứng cứ là những gì có thật và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án tranh chấp đất đai.
- Căn cứ vào chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất như ý kiến làm chứng của những hộ gia đình hoặc cá nhân biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng thì Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp tỉnh sẽ ban hành quyết định giải quyết hoặc Tòa án sẽ ra bản án để xác định người có quyền sử dụng đất.
2. Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương;
3. Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
4. Chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước;
5. Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất.
(Lao Động)
- Quy hoạch 1/2000 và những điều cần nắm rõ khi mua đất quy hoạch
- Sự khác nhau giữa quy hoạch 1/500 và 1/2000
- 14 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực xây dựng
- Bố trí nhà ở để phục vụ tái định cư gồm những hình thức nào?
- Xây nhà trên đất thổ cư cần chú ý những gì?
- Lập đồ án quy hoạch phân khu có cần lấy ý kiến của Bộ?
- Dự án nào phải thực hiện theo Luật Đầu tư công 2019?
- Quy định về tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng
- Thời gian cấp giấy chứng nhận cho người mua căn hộ
- Có thể yêu cầu nhà thầu cung cấp xuất xứ của vật tư, thiết bị