By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Hội thảo “Từ BIM cộng tác đến BIM tích hợp AI”
    Báo Xây dựng 05/07/2025
    Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch phục hồi Di tích Khu đền tháp Mỹ Sơn
    Báo Xây dựng 01/07/2025
    Cả nước công bố Nghị quyết, Quyết định sáp nhập đơn vị hành chính
    VnEconomy 30/06/2025
    Thông qua Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
    QuocHoi.VN 27/06/2025
    TP Hồ Chí Minh có thêm nhiều tuyến xe buýt sử dụng nhiên liệu “sạch”
    VnEconomy 26/06/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Thị trường

Ngành gỗ trước cuộc “viễn chinh” của doanh nghiệp Trung Quốc

Ashui.com 25/02/2019
9 phút đọc
SHARE

Bức tranh ngành gỗ Việt Nam đang pha nhiều gam màu sáng tối. Tiềm năng có, nhưng rủi ro cũng nhiều, đặc biệt là nguy cơ bị áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp trước làn sóng FDI từ Trung Quốc.


Gỗ được chế biến tại một doanh nghiệp tại Bình Dương chuyên xuất khẩu sang thị trường Mỹ
– Ảnh: TD

20 tỉ đô la Mỹ năm 2025

Diễn đàn: “Ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ, lâm sản năm 2018 – Thành công, bài học kinh nghiệm; giải pháp bứt phá năm 2019” đã diễn ra ngày 22/2 với sự tham dự của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Tại Diễn đàn, ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cho biết Việt Nam hiện đã trở thành quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới, thứ hai châu Á, thứ nhất Đông Nam Á về xuất khẩu gỗ và lâm sản. Thị trường xuất khẩu gỗ, lâm sản ngày càng được mở rộng, đến hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tới năm 2018, kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản Việt Nam đạt gần 9,4 tỉ đô la Mỹ, chiếm trên 23% kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp, trong khi con số này năm 2005 chỉ là 1 tỉ đô la Mỹ.

Bên cạnh đó, ngành gỗ đang dần tự chủ được nguồn cung nguyên liệu khi tỉ trọng nguyên liệu chế biến gỗ trong nước đã đạt 76,4%, chỉ nhập khẩu khoảng 10 triệu m3 quy tròn. Đây là cơ sở để ngành gỗ có sự phát triển bền vững hơn trong thời gian tới.

Chính vì mảnh đất tiềm năng này, số doanh nghiệp đầu tư vào ngành gỗ liên tục tăng lên. Hiện tổng số doanh nghiệp chế biến sản xuất xuất khẩu đã đạt trên 1.800 doanh nghiệp, tăng hơn 300 doanh nghiệp so với năm 2017. Trong đó, nhiều doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư, nghiên cứu và đưa vào ứng dụng sản xuất và cung ứng thiết bị máy móc, sản phẩm phụ trợ thay thế hàng nhập khẩu, nâng cao giá trị gia tăng.

Với nền tảng như vậy, tại Diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu ngành này cần tiếp tục bứt phá để đạt kim ngạch xuất khẩu 20 tỉ đô la Mỹ năm 2025. “Việt Nam phải là trung tâm sản xuất, xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản của thế giới”, Thủ tướng nói.

Để đạt được mục tiêu này, Thủ tướng Chính phủ đề nghị các Bộ, ngành xây dựng các chính sách hỗ trợ cho đầu tư trồng rừng, xây dựng và phát triển các công trình hạ tầng lâm sinh. Ngành ngân hàng cần nghiên cứu gói hỗ trợ cụ thể với lãi suất ưu đãi để các doanh nghiệp mở rộng đầu tư sản xuất, để người dân trồng rừng thuận lợi tiếp cận, vay vốn trồng rừng sản xuất, tạo vùng nguyên liệu.

Rủi ro áp thuế

Theo dự báo của Ngân hàng thế giới, năm 2019, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục được duy trì, đây sẽ là điều kiện thuận lợi để ngành công nghiệp chế biến gỗ có cơ hội mở rộng sản xuất, xuất khẩu sản phẩm.

Hiện nay, thị trường thương mại đồ gỗ nội thất và đồ gỗ của thế giới rất lớn với khoảng 430 tỉ đô la Mỹ, trong đó, giá trị thương mại đồ nội thất và ngoại thất khoảng 150 tỉ đô la Mỹ.

“Kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản của Việt Nam mới chiếm khoảng 6% thị phần toàn cầu. Bên cạnh các thị trường truyền thống, sự gia tăng tiêu thụ tại các thị trường mới, tiềm năng như Canada, Liên minh Kinh tế Á –  Âu, Trung Nam Á….mở cơ hội cho xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam thời gian tới, đặc biệt là đồ gỗ nội thất trang trí phong cách cổ điển”, Bộ trưởng Cường nói.

Tiềm năng là có, đặc biệt trong bối cảnh nhiều Hiệp định thương mại tự do đã và đang được đàm phán, ký kết. Song, nhìn ở cấp độ doanh nghiệp, ông Lê Minh Thiện, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA Bình Định) cho hay, vẫn còn tồn tại nhiều thách thức, trong đó có làn sóng dịch chuyển đầu tư từ các doanh nghiệp Trung Quốc sang Việt Nam để xuất khẩu sang Mỹ.

“Dòng vốn đầu tư nước ngoài, chủ yếu từ Trung Quốc đã đổ sang Việt Nam cạnh tranh trực tiếp về nguồn lao động và nguyên liệu, gây áp lực lên các doanh nghiệp trong nước”, ông Thiện nói. Chiến lược giá rẻ cũng gây ra nguy cơ “ngập lụt” hàng hoá dẫn đến thuế chống bán phá giá, thậm chí điều tra chống gian lận thương mại đối với các sản phẩm gỗ Việt Nam.

Chưa kể, dòng chảy nguyên liệu gỗ toàn cầu vào Trung Quốc hiện đang dịch chuyển sang Việt Nam đã đẩy các nhà cung cấp nguyên liệu gỗ trong nước vào tình thế khó khăn khi giá bán nguyên liệu giảm sâu.

Ông Tô Xuân Phúc, Chuyên gia phân tích chính sách, Tổ chức Forest Trends cho hay, năm 2018, xuất khẩu gỗ dán, gỗ ghép từ Việt Nam sang Mỹ tăng đột biến. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ tăng 270% so với năm 2017.

“Đã có một số bằng chứng cho thấy có sự gian lận thương mại, với các loại gỗ dán của Trung Quốc được nhập khẩu vào Việt Nam, sau đó xuất khẩu vào Mỹ với tên Việt Nam”, ông Phúc nói và cho biết: “Hiện Chính phủ Mỹ đang chính thức điều tra vụ việc này”.

Theo các doanh nghiệp trong ngành, kết quả của điều tra có thể gây ra những tác động tiêu cực đến hình ảnh của ngành gỗ Việt Nam. Dù tốc độ tăng trưởng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ năm 2018 có cao hơn so với những năm trước nhưng với việc Chính phủ Mỹ điều tra về gian lận thương mại, lẩn tránh thuế đang diễn ra tại Việt Nam, cuộc chiến Mỹ – Trung chưa chắc đã đem lại lợi ích trong dài hạn cho ngành gỗ.

Chuyên gia của Tổ chức Forest Trends nhận định, khả năng cao ngành gỗ Việt Nam phải chịu các cuộc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp. Khi đó, ngành gỗ Việt Nam có thể phải chịu mức thuế suất nhập khẩu cao ngất ngưởng và rủi ro hàng hóa bị kiểm soát chặt chẽ hơn khi nhập khẩu vào Mỹ.

Vũ Dung

(TBKTSG)

Có thể bạn cũng quan tâm

Ngành gỗ và nhôm Việt Nam phản ứng ra sao với thuế đối ứng?

Ngành Công nghiệp gỗ và mắt xích trọng yếu logistics xanh

Xuất khẩu đồ gỗ vẫn tăng, lạc quan với mục tiêu năm nay

Trao giải Hoa Mai – Cuộc thi thiết kế mẫu nội ngoại thất gỗ 2019-2020

Khởi động Giải Hoa Mai – Cuộc thi thiết kế mẫu nội ngoại thất gỗ 2019-2020

TỪ KHÓA:ngành gỗ
Bài trước Lễ hội mặt nạ nhiều sắc màu ở Venice
Bài tiếp TA STUDIO tuyển Kiến trúc sư công trình và Kiến trúc sư cảnh quan, quy hoạch
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Japan tops foreign investment in Danang hi-tech park
News 05/07/2025
Hội thảo “Từ BIM cộng tác đến BIM tích hợp AI”
Sự kiện 05/07/2025
Phát triển đô thị đa cực, phát huy lợi thế quy hoạch mới của TPHCM
Bất động sản 05/07/2025
Quản lý nước: Hơn 85% nhà vệ sinh ở Hồng Kông dùng nước biển để xả bồn cầu
Nhìn ra thế giới 05/07/2025
Hướng dẫn xác định giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội
Kinh tế / Pháp luật 04/07/2025
Hành trình giao thông không khói
Góc nhìn 04/07/2025
Sau sáp nhập, TP.HCM sẽ áp dụng bảng giá đất nào?
Kinh tế / Pháp luật 04/07/2025
An Cường – Hệ sinh thái vật liệu và giải pháp toàn diện từ gỗ công nghiệp
Trang trí nội thất 03/07/2025
Giải pháp nâng cao tính ứng dụng và tra cứu của hệ thống tiêu chuẩn thiết kế kiến trúc
Phản biện 03/07/2025
SCG chia sẻ mô hình ESG hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu Net Zero
Vật liệu xây dựng 03/07/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Sự kiện

Diễn đàn “Ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ, lâm sản năm 2018 – Thành công, bài học kinh nghiệm; giải pháp bứt phá năm 2019”

Ashui.com 22/02/2019
Thị trường

Phát triển ngành gỗ theo hướng bền vững

Ashui.com 03/09/2018
Thị trường

Ngành gỗ đặt mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD, tiêu thụ nội địa 4 tỷ USD

Ashui.com 12/02/2018
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?