By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    [Cà phê Net Zero] Zero is not empty – Zero không trống rỗng mà chính là hiện diện
    Ashui.com 07/07/2025
    Hội thảo “Từ BIM cộng tác đến BIM tích hợp AI”
    Báo Xây dựng 05/07/2025
    Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch phục hồi Di tích Khu đền tháp Mỹ Sơn
    Báo Xây dựng 01/07/2025
    Cả nước công bố Nghị quyết, Quyết định sáp nhập đơn vị hành chính
    VnEconomy 30/06/2025
    Thông qua Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
    QuocHoi.VN 27/06/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Tin trong nước

Nhà trọ tràn vào di tích quốc gia!

Ashui.com 04/04/2009
8 phút đọc
SHARE

Trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Đà Lạt là di tích kiến trúc quốc gia, là biểu tượng của Đà Lạt (Lâm Đồng) đang có nguy cơ bị “dân cư hóa” vì hàng trăm nhân khẩu đang sống tại đây.

Do “lịch sử để lại”

Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt ra đời năm 1976, là một trong 6 trường cao đẳng đầu tiên ở miền Nam lúc bấy giờ. Đội ngũ cán bộ, giáo viên của trường hầu hết từ miền Bắc chuyển vào nên được bố trí ở nhà tập thể trong khuôn viên trường. Đến nay đã qua 5 đời hiệu trưởng, số hộ cũng như nhân khẩu trong khuôn viên nhà trường không ngừng tăng lên. Hiện có đến 56 hộ với khoảng 200 nhân khẩu đang sinh sống trong khuôn viên nhà trường. Đáng chú ý, có đến hơn 30% trong số này là những người đã nghỉ hưu hoặc đã có nhà vẫn “cố thủ” giữ chỗ. Thậm chí có người đã mất hoặc chuyển công tác nhưng những chỗ ở của họ được bố trí trước kia thì nay người thân thừa hưởng.

Điều đáng nói, không chỉ được ở trong khuôn viên nhà trường, những người này còn tự ý tận dụng “đất thừa” để cơi nới xây dựng phòng trọ cho sinh viên, người ngoài thuê ở để có thêm thu nhập. Hầu như quanh các biệt thự trong trường đều bị “bao vây” bởi những phòng trọ. Khu nhà 20 gian (gần biệt thự số 3) trước kia chỉ khoảng 10 hộ gia đình cán bộ giáo viên ở, nay được cơi nới cả ngàn mét vuông đất với mấy chục phòng trọ chen chúc “mọc” lên. Xung quanh trường chỉ trừ cổng chính và dãy nhà vòm còn lại đâu đâu cũng là phòng trọ. Theo ông Nguyễn Minh Sơn – Phó phòng Hành chính Tổng hợp trường CĐSP Đà Lạt cho biết, trường có 3 villa, trong đó chỉ trừ villa trước cổng, 2 villa còn lại đều bị xuống cấp, nhưng nhà trường không có điều kiện tu sửa. Nguyên nhân tồn tại này theo ông Sơn là do “lịch sử để lại”.

Không chỉ vậy, tại dãy nhà lầu khu B (còn gọi là khu Lầu Đúc) thì nhà ở, giảng đường là 2 trong 1. Bởi tầng trên được dành cho 8 hộ gia đình cán bộ giáo viên của nhà trường ở, còn ở tầng trệt có đến 3 phòng học của sinh viên và 2 phòng làm việc là Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên của trường…

Xử lý thế nào?

Việc khuôn viên của di tích kiến trúc quốc gia trường CĐSP Đà Lạt bị lấn chiếm không phải lãnh đạo nhà trường không biết nhưng có lẽ không xử lý được. Ông Bùi Lương – Hiệu trưởng nhà trường nói: “Việc gia đình cán bộ, giáo viên cơi nới xây dựng phòng trọ trong khuôn viên nhà trường để ở, sinh hoạt từ lâu gây ảnh hưởng vệ sinh môi trường, gây trở ngại quản lý điều hành công việc của trường nhưng do lịch sử để lại quá nặng nề và tôi mới về công tác nên chưa thể giải quyết được”. Không chỉ vậy, cũng theo ông Lương, hai công trình phục vụ cho việc dạy và học của trường là công trình phòng học, phòng internet đã duyệt quy hoạch, kinh phí cũng như được thiết kế xây dựng, nhưng vì chưa giải tỏa được đất nên không thể thực hiện được. Hiện nhà trường đang thi công công trình nhà ăn tập thể, nhưng cũng đang “cấn” vì còn kẹt 2 hộ chưa giải tỏa. “Chúng tôi phải trả lại tiền vì chương trình mục tiêu không làm được” – ông Lương lắc đầu. Thậm chí có những hộ đã chuyển công tác về Sài Gòn, nghỉ hưu ra Bắc hay có nhà riêng được nhà trường nhiều lần gửi thông báo yêu cầu trả lại nhà trong khu tập thể, nhưng đâu vẫn vào đấy.

  • Ảnh bên : Chen chúc phòng trọ ở khu 20 gian – Ảnh: G.B

Việc lấn chiếm, cơi nới xây dựng phòng trọ trong khuôn viên nhà trường khiến không chỉ cảnh quan di tích bị ảnh hưởng mà môi trường sư phạm cũng không “thoát” khỏi. Khó có thể chấp nhận sự xuất hiện của “tầng tầng, lớp lớp” hàng rào, cũng như áo, quần, rau củ, vật nuôi trong khuôn viên nhà trường.

Ông Đinh Bá Quang – Trưởng phòng Quản lý di sản văn hóa (Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Lâm Đồng) cho biết: “Khuôn viên nhà trường bị lấn chiếm từ lâu, làm ảnh hưởng đến cảnh quan. Các cấp, ngành cần phối hợp để giúp nhà trường di dời, giải tỏa những hộ này”. Cũng theo ông Quang, do di tích trường CĐSP Đà Lạt đang xuống cấp (cả mái lợp và tường, sơn quét), nên được bố trí 500 triệu đồng từ chương trình mục tiêu quốc gia Bảo tồn và phát huy di tích của Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch để trùng tu tôn tạo.

Trường CĐSP Đà Lạt do kiến trúc sư người Pháp Moncet thiết kế và được khởi công xây dựng từ năm 1927, đến năm 1941 hoàn thành với tổng diện tích trên 22 ha. Trước đây là trường Petit Lycée Dalat, đến năm 1935 trường có tên Lycée Yersin, và từ năm 1976 đến nay là trường CĐSP Đà Lạt. Công trình được thiết kế táo bạo về mặt kích thước của kết cấu, cũng như dùng gạch ép ốp tường màu đỏ đất, mái lợp ngói bản thạch được vận chuyển từ Pháp sang. Toàn bộ công trình của trường được bố cục mặt bằng chặt chẽ, tổ hợp kiểu hành lang bên. Đây là một trong những công trình kiến trúc hiếm có không chỉ ở nước ta mà được Hội Kiến trúc sư thế giới (UIA) công nhận là một trong 1.000 công trình kiến trúc tiêu biểu của thế giới trong thế kỷ 20. 

Gia Bình

Có thể bạn cũng quan tâm

Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch phục hồi Di tích Khu đền tháp Mỹ Sơn

Thông qua Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

TP Hồ Chí Minh có thêm nhiều tuyến xe buýt sử dụng nhiên liệu “sạch”

Công bố đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM: Phát triển đô thị đa trung tâm

Đề xuất giải pháp điều chỉnh quy hoạch siêu đô thị TP.HCM sau sáp nhập

Bài trước 10 bí kíp phối màu cho không gian sống
Bài tiếp Tổ chức và quản lý màu sắc kiến trúc
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

[Cà phê Net Zero] Zero is not empty – Zero không trống rỗng mà chính là hiện diện
Sự kiện 07/07/2025
Mái nhà, từ che đến “chill”
Phong thủy 06/07/2025
Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn
Kinh tế / Pháp luật 06/07/2025
Phát triển đô thị xanh, đô thị thông minh lấy con người làm trung tâm
Năng lượng - Môi trường 06/07/2025
Japan tops foreign investment in Danang hi-tech park
News 05/07/2025
Hội thảo “Từ BIM cộng tác đến BIM tích hợp AI”
Sự kiện 05/07/2025
Phát triển đô thị đa cực, phát huy lợi thế quy hoạch mới của TPHCM
Bất động sản 05/07/2025
Quản lý nước: Hơn 85% nhà vệ sinh ở Hồng Kông dùng nước biển để xả bồn cầu
Nhìn ra thế giới 05/07/2025
Hướng dẫn xác định giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội
Kinh tế / Pháp luật 04/07/2025
Hành trình giao thông không khói
Góc nhìn 04/07/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Tin trong nước

TP Hồ Chí Minh lập tổ công tác tham mưu về chuyển đổi xanh

Ashui.com 24/06/2025
Tin trong nước

Cây xanh, mặt nước, công viên là “tài nguyên quý giá” khi quy hoạch đô thị

Chinhphu.VN 24/06/2025
Tin trong nước

Phú Quốc sánh vai Bali, Koh Samui, lọt top 3 đảo đẹp nhất châu Á

Ashui.com 21/06/2025
Tin trong nước

Bộ Xây dựng họp báo quý II và gặp mặt báo chí nhân 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Báo Xây dựng 21/06/2025
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?